Bạn đang ở: Trang chủ / Bạn đọc và Diễn Đàn / Nhân đọc "Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu"

Nhân đọc "Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu"

- Trương Phước Trường — published 16/02/2013 14:00, cập nhật lần cuối 18/02/2013 18:10
...Cái tính “ham tự do” là một căn bệnh cố hữu của những nhà văn nghệ sĩ và trí thức. Tự do đối với họ cũng như không khí (oxygen) để thở, như thức ăn để sống...

Nhân đọc "Vì sao tôi đã mong
Phạm Duy sống lâu"



Kính gửi anh NNG,

Nhân đọc bài anh viết “Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu” của anh, tôi đồng tình rất nhiều với những gì anh viết và thích thú cũng như cảm phục các ý kiến của anh, nhưng cũng xin được góp vài ý kiến nhỏ cá nhân sau đây:

Anh viết :”Không quen Phạm Duy, nhưng tôi ngờ rằng ông ta là người ham chơi. Chơi kháng chiến cho chán thì bỏ kháng chiến. Ham chơi thì thành chống cộng”. Tôi cũng không quen và thật ra cũng không được hiểu biết gì nhiều về Phạm Duy vì thuộc thế hệ đàn em, hay đàn con của ông. Nhưng suy nghĩ rằng, có lẽ vì ông là người ham tự do thì đúng hơn là ham chơi, cho nên theo kháng chiến nhưng cảm thấy không còn được tự do để sáng tác như mình mong muốn nên phải bỏ kháng chiến, và rồi có lẽ cũng vì hai chữ tự do khó hiểu ấy mà bỏ nước ra đi, rồi cuối cùng cũng vì hai chữ tự do khó hiểu đó mà trở về trong lòng đất nước để mất, để thỏa mãn một tình cảm yêu nước yêu quê hương, mặc dù trên phượng diện chính trị hay lý luận thì hành động ấy có thể bị người đời xem như “ham chơi”.

Cái tính “ham tự do” là một căn bệnh cố hữu của những nhà văn nghệ sĩ và trí thức. Tự do đối với họ cũng như không khí (oxygen) để thở, như thức ăn để sống. Nếu không có tự do, hoặc tự do bị quá hạn chế thì họ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, khó sống. Dĩ nhiên có nhiều người vẫn sống được khỏe mạnh trong một bầu không khí rất ít tự do (như các “dân tộc thiểu số” sống trên “vùng đồi núi cao”, quen với bầu không khí có “áp suất cao”, lượng oxygen không cần có nhiều như ở các vùng thấp). Nhưng có thể nói đối với đa số thành phần bình dân, trí thức, và văn nghệ sĩ, thì buồng phổi và trí óc họ rất cần nhiều oxygen mới sống và phát triển được. Đó có lẽ cũng là cái “bi kịch” của đa số nhân tài Việt Nam qua bao nhiêu đời và bao nhiêu thế hệ, chỉ vì họ quen sống trong một vùng địa dư có rất nhiều đồi núi, sông ngòi hiểm trở, mà họ là người quen sống trên đất thấp thì mới có dịp hít thở không khí một cách bình thường được (“bình thường” có nghĩa là không bị coi là “bệnh hoạn”, là kỳ dị, là ngụy), cho nên càng có tài, càng cần nhiều không khí thì càng dễ mang số phận đa truân. Có lẽ, người ta không cần phải nghĩ đến Phạm Duy, nhưng chỉ cần nghĩ đến số phận của bao nhiêu nhà văn nghệ sĩ và trí thức khác, cùng thời với Phạm Duy, cũng như thuộc các thế hệ trước ông, sau ông, hiện giờ cũng như ở ngày mai, trong nước cũng như ở ngoài nước, thì sẽ đoán thấy được. Chỉ vì họ là những người hay suy nghĩ và cảm giác về hai chữ “Việt Nam” mà hình như mỗi khi họ có một động tác gì dính gần đến hai chữ ấy thì họ phải “nín thở” (dù họ là người đang sống bên ngoài hay bên trong đất nước của họ). Vì mỗi khi ai muốn nói về, suy nghĩ về hay cảm giác về hai chữ đơn giản đó thì cả cái bầu không khí chung quanh họ trở thành “rarefied” ngay (“rarefied” = căng thẳng và giảm bớt lượng oxygen).

Người CS hay người “quốc gia”, thế hệ nầy hay các thế hệ trước, có lẽ ai cũng đều có chung một hoàn cảnh địa dư đặc biệt khiến cho họ có các thói quen mà có lẽ chính họ cũng không để ý đến. Đó là thói quen thở ra nhiều khí CO2 khi lượng Oxygen trong không khí trở thành hiếm. Họ không để ý để thấy rằng càng thải ra nhiều khí CO2 thì lượng Oxygen có thể giảm chứ không tăng. Có lẽ nếu ta suy nghĩ như vậy thì câu nói của ông TBĐ, cho rằng PD phải “tự sát đi” thì người ta mới bắt đầu nghe nhạc của ông cũng chỉ là một lối thải CO2 cho “đã cái buồng phổi” của mình mà không nghĩ rằng biết đâu làm như thế chỉ làm giảm cái lượng O2 cho các người chung quanh mình.

Trương Phước Trường

Sydney 7 /2 2013

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss