Bạn đang ở: Trang chủ / Bạn đọc và Diễn Đàn / Cần một luồng gió hồi sinh cho Giáo dục

Cần một luồng gió hồi sinh cho Giáo dục

- Trương Phước Trường — published 19/09/2007 22:35, cập nhật lần cuối 19/09/2007 22:35
Theo thiển ý, cái điều “nguy hiểm” nhất khi ta áp dụng nguyên tắc kinh tế (nhất là kinh tế “thị trường”) vào một nơi chưa thật sự được gọi là “thị trường hóa” hoàn toàn như khu vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay, sẽ là triệu chứng: “uống một liều thuốc “nhức đầu” để mong trị một bệnh khá trầm kha hơn, ví dụ như bệnh “thiếu dinh dưỡng”!


Cần một luồng gió
hồi sinh cho Giáo dục


Trương Phước Trường


Nhân đọc bài viết của anh Vũ Quang Việt “Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục” đăng trên Diễn Đàn ngày 17/09/2007, tôi thấy có nhiều điểm hay và quan trọng, vì thế tư tưởng tôi nẩy ra một vài ý kiến nhỏ, xin được góp ý nơi đây.

Theo thiển ý, cái điều “nguy hiểm” nhất khi ta áp dụng nguyên tắc kinh tế (nhất là kinh tế “thị trường”) vào một nơi chưa thật sự được gọi là “thị trường hóa” hoàn toàn như khu vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay, sẽ là triệu chứng: “uống một liều thuốc “nhức đầu” để mong trị một bệnh khá trầm kha hơn, ví dụ như bệnh “thiếu dinh dưỡng”! Nền giáo dục Việt Nam hiện nay, theo tôi có lẽ đang bị “bệnh” thiếu dinh dưỡng hơn là bệnh nhức đầu. Trường học “thiếu dinh dưỡng” nên không thể nâng cao chất lượng. Học trò “thiếu dinh dưỡng” nên không thể đóng học phí cho thật tương xứng. Nói vắn tắt theo từ ngữ kinh tế, đó là: cung thì thiếu mà cầu cũng kém. Thực chất, người thầy/cô giáo Việt Nam dù ở thời đại nào cũng có truyền thống vô cùng tận tụy. Người học sinh Việt Nam rất ham học. Thế thì tại sao lại xảy ra tình trạng “thiếu dinh dưỡng” như vậy? Câu trả lời có lẽ không dễ gì sớm tìm ra cho hết, nhưng ít nhất, để bắt đầu sự “đối thoại”, có lẽ cần nhìn nhận thực tế trước khi bàn đến vấn đề “lý thuyết” hay “giải pháp”.

Giải pháp mà cơ quan giáo dục Việt Nam đề ra (nếu nhận xét qua bài viết của anh VQV) thì có lẽ là: tăng học phí để chi cho phía “cung” (supply), hầu nâng cao chất lượng. Nhưng muốn nâng cao chất lượng – nhất là chất lượng giáo dục, một sản phẩm trí tuệ nhiều hơn là vật chất - mà chỉ nghĩ đến chi phí vật chất thì có lẽ hơi phiếm diện. Có lẽ ta cũng cần suy nghĩ rằng, nếu đầu óc một nhà giáo VN hiện giờ thật sự có “thua sút” so với một nhà giáo từ nước ngoài, thì điều đó chỉ một phần là do thiếu điều kiện vật chất (kể cả điều kiện để tìm hiểu và nghiên cứu), còn một phần khác không kém quan trọng có lẽ là do sự “thiếu được cởi mở” để thu hút mọi nhân tài và tư tưởng từ khắp mọi phía. Phía “cung” bị khép kín (hay chỉ mở “he hé”) thì không thể nào nhận được luồng gió “hồi sinh” (Renaissance). Mà nếu không có luồng gió nầy, thì có lẽ dù chi phí có lên đến gấp trăm lần cũng chẳng nâng cao được chất lượng là bao. Tóm lại, nếu muốn áp dụng nguyên tắc kinh tế thị trường vào trong nền “giáo dục thị trường’ thì ít ra, cả hai bên “cung” và “cầu” phải được “đồng hành” phát triển. Chứ còn nếu chỉ lo nâng cao giá cả ở phía “cầu” mà phía “cung” thì chỉ mở he hé, thì nền “kinh tế” ấy sẽ càng lúc trở thành méo mó, mang nhiều sự trì trệ và lãng phí, và tăng gía thành nhiều khi chỉ góp phần thêm cho sự lãng phí ấy. 

(tựa của Diễn Đàn)

Trương Phước Trường

Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Berlin - Germany

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss