Bạn đang ở: Trang chủ / KHKT

KHKT

- ddf — published 12/04/2016 22:21, cập nhật lần cuối 18/05/2019 09:47
Nơi tìm đọc các Biên khảo và Thông tin Khoa học Kỹ thuật đã đăng trên Diễn Đàn Forum
Rich document Năm Thiên văn Nguyễn Quang Riệu — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
1609, Galilei lần đầu tiên rọi kính thiên văn khám phá mặt trăng. Để kỉ niệm 400 năm sự kiện này, UNESCO tổ chức Năm Thiên văn Quốc tế 2009 với nhiều hoạt động phổ biến khoa học, và tạo điều kiện cho cộng đồng các nhà thiên văn các nước đang phát triển cộng tác với các nhà thiên văn trên thế giới
Rich document Giới thiệu Kỷ Yếu Max Planck Nguyễn Xuân Xanh - Phạm Xuân Yêm - Hàn Thuỷ — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Trong năm 2008, để kỷ niệm 150 ngày sinh của ông một số nhà khoa học Việt Nam đã đứng ra kêu gọi các nhà khoa học và hoạt động văn hoá Việt Nam viết kỷ yếu, và không chỉ thế, được các nhà khoa học thế giới nhiệt tình ủng hộ cũng như tham gia trực tiếp, trong đó có một giải Nobel vật lý và Giám đốc viện Max Planck tại Đức.
Đọc Max Planck Nguyễn Xuân Xanh thực hiện — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Trích từ một số bài viết, diễn văn của Max Planck
Thái độ khoa học Phan Huy Đường — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Dù sao tôi đã biết : đam mê quá đà, dễ bị lợi dụng ; quá ham "có lý", có thể đánh mất tình người ở mình như chơi...
Rich document Dấu ấn của thuyết lượng tử Nguyễn Quang Riệu — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Vũ trụ là một phòng thí nghiệm đa dạng cung cấp cho các nhà khoa học những số liệu liên quan đến nhiều hiện tượng lý-hóa, từ mức vĩ mô đến mức vi mô.
Rich document object code Khoa học luận, tại sao ? Hà Dương Tuấn — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
...khoa học luận có thực sự cần thiết không ? tại sao trong nội dung của khoa học không có một mệnh đề nào của khoa học luận cả; và, nếu như chính nhà khoa học luận Feyerabend đã nói " làm gì cũng tốt ! ", thì cứ để các sinh viên khoa học học kỹ về ngành của họ và tự do sáng tạo, chẳng đỡ mất thì giờ hơn sao ?
Rich document object code Cơ học lượng tử và vật liệu nano Trương Văn Tân — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Vật liệu nano trở thành một sân chơi để cơ học lượng tử thao túng và khẳng định tiềm năng áp dụng của mình.
Rich document Hóa Học Lượng Tử Tính Toán Nguyễn Minh Thọ — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Hóa học lượng tử được sinh ra từ sự toán hóa ngành hóa học bằng cơ học lượng tử...
Khối Lượng và Phương Trình E = γmc2 của thế kỷ Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Trong cách diễn đạt hiện đại của thuyết Tương Đối, chỉ có một khối lượng, đó là khối lượng theo nghĩa của Newton không thay đổi với vận tốc. Tiếc thay trong khá nhiều sách giáo khoa về thuyết tương đối hẹp ở Âu, Mỹ, Á ngày nay, nhiều thuật ngữ thiếu thuần lý và ký hiệu nhầm lẫn hãy còn xuất hiện, mặc dầu Einstein đã cảnh báo năm 1948.
Rich document Khoa học và đại học Việt Nam Phạm Duy Hiển — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Thật đáng ghi nhận khi gần đây, Bộ KHCN đã mua quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu ISIKNOWKEDGE (http://db.vista.gov.vn/) để giới khoa học có thể cập nhật thông tin toàn diện về các công bố quốc tế trên toàn thế giới. Từ cơ sở này, tác giả rút ra một số dữ liệu liên quan đến nền khoa học nước ta, so sánh với các nước trong vùng, đặc biệt là với bạn láng giềng Thái Lan.
Rich document C source code Vật liệu nano trong y học: hiền mẫu hay tử thần? Trương Văn Tân — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Gần 20 năm qua, để khai thác triệt để sự khác biệt ở mức tế bào cho việc trị liệu ung thư, vật liệu học và hóa học đã gầy dựng nên những phương pháp cực kỳ tinh vi thành hình những hạt nano với nhiều cấu trúc thứ cấp bề mặt vô cùng phong phú (...) Chúng là những hệ thống "thông minh" tí hon vừa biết phát quang, cảm ứng, vừa biết lựa chọn, tải thuốc và nhả thuốc đúng mục tiêu (...) các loại hạt tải thuốc nano phần lớn vẫn còn ở giai đoạn nghiên cứu, chưa được phổ biến thành dược phẩm vì các vấn đề liên quan đến độc tính, sự phân hủy và tương thích.
Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERN François de Rose, Nguyễn Đức Hiệp chuyển ngữ — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
François de Rose chủ toạ cuộc họp nhằm thiết lập một cơ sở tốt nhất ở châu Âu cho các nghiên cứu thí nghiệm nguyên tử và hạt. Trong bài này ông kể lại năm ngày đầy diễn biến đã thay đổi thế giới vật lý học.
Giải Nobel vật lý 2008 Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Đối xứng - bất đối xứng, vật chất - phản vật chất..., tác giả dẫn bạn đọc đi qua những vùng đất kỳ ảo của vật lý hạt cơ bản, tưởng như rất xa xôi nhưng lại có nhiều ứng dụng đã đi vào đời sống hàng ngày của chúng ta hôm nay.
Ngành gang thép Việt Nam Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Mặc dù liên tiếp có báo động sẽ có thừa công suất gang thép, việc cấp phép đầu tư nhiều khu gang thép vẫn được nhà nước trung ương và địa phương rất "ưu ái". Trong bài này tác giả trình bày những cơ sở lý luận dẫn tới một chiến lược sản xuất gang thép ở Việt Nam.
Rich document Troff document Tìm hiểu cơ cấu hình thành vạn vật Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Ngày mồng 10 tháng 9 vừa qua (...) bắt đầu khởi động máy gia tốc hạt LHC (Large Hadron Collider) nằm sâu hơn trăm thước trong lòng đất với chu vi 27 cây số. Khắp năm châu duy nhất chỉ có máy này – trong đó các hạt nhân nguyên tử proton (hadron) đạt tới năng lượng cực cao (large) va chạm nhau (collider) – làm đầu tầu thế giới để khám phá, đào sâu tìm hiểu, thống nhất các định luật cơ bản tận cùng của vạn vật... (bản cập nhật ngày 16.09.2008)
Tai nạn phóng xạ Goiânia Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Nhà nước ta đang "khẩn trương" thúc đẩy dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bất chấp tình trạng lạc hậu của các cơ chế kinh tế - xã hội, cũng như trình độ khoa học kỹ thuật bất cập của giới chuyên gia nói riêng, và của xã hội nói chung. Trong điều kiện đó, tưởng cũng rất nên cùng tác giả ôn lại một tai nạn phóng xạ ít được biết đến, xảy ra ở Brazil hơn 20 năm trước...
Giải thưởng Polya 2008 H.V. — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Năm 2035 sẽ có 37 lò phản ứng hạt nhân ? Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Yếu tố di truyền trong thể thao Nguyễn Văn Tuấn — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đang diễn ra. Dù lịch trình thi đấu vẫn chưa kết thức, nhưng sự phân bố huy chương giữa các nước qua một số bộ môn thể thao không làm ai ngạc nhiên. Các nước như Mĩ và Úc vẫn dẫn đầu về bơi lội, các nước Á châu và Âu châu đứng đầu bảng vàng bắn súng và thể dục thẩm mĩ. Chúng ta cũng có thể tiên đoán rằng đến môn điền kinh, các vận động viên Phi châu sẽ dành gần hết huy chương. Sự phân bố theo sắc dân này không phải ngẫu nhiên, mà có thể xuất phát từ gien và di truyền.
Năng lượng, phát triển bền vững và Việt Nam (II) Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Rich document Năng lượng, phát triển bền vững và Việt Nam Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Năng lượng và phát triển bền vững (IV) Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Rich document application/x-iphone Năng lượng và phát triển bền vững - (III) Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Năng lượng và phát triển bền vững (II) Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Năng lượng và phát triển bền vững Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Trong loạt bài này (sẽ đăng làm 4 kỳ), tác giả sẽ đề cập tới những vấn đề chung xung quanh chủ đề năng lượng và phát triển, kể cả nhắc lại những thuật ngữ khoa học kỹ thuật trong ngành. Mục tiêu là... một loạt bài về "năng lượng và phát triển ở Việt Nam", sẽ đăng sau loạt bài chung này.
Rich document Đọc " Vũ trụ huyền diệu " Nguyễn Xuân Xanh — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
...càng đọc càng thú vị, như cuộc săn tìm phân tử có liên quan đến sự sống, nghe lỏm tín hiệu của các nền văn minh trong dải Ngân hà, lang thang đi tìm những thế giới khác, những ngọn hải đăng trong vũ trụ, vũ trụ sơ sinh…. Cuối cùng tác giả bàn đến những vấn đề rất thời sự, như vấn đề năng lượng thế giới, hiệu ứng nhà kính... Cuốn sách cũng mô tả cuộc hành trình thứ hai thú vị: hành trình khoa học của chàng trai từ Hải Phòng bên trời Tây, 50 năm liền “lang thang” không những trong vũ trụ mà còn ở những đài thiên văn nghiên cứu hiện đại nhất của thế giới...
Rich document object code Mỹ học trong cấu trúc nano Trương Văn Tân — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Câu nói "Nước đổ lá sen" (hay là: lá môn, lá khoai) hay "Nước đổ đầu vịt" là một tục ngữ dân gian quen thuộc biểu hiện sự quan sát mang tính khoa học và đem chúng ta đến rất gần cái "mỹ học thực dụng". Nhưng người ta phải đợi đến năm 1997 mới hiểu rõ được hiệu ứng "nước đổ lá sen" từ bề mặt cấu trúc nano của lá sen...
Trăm năm cái 'h' vẫn hằng Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Max Planck, người cha đẻ ra thuyết lượng tử, nhà vật lý học Phạm Xuân Yêm điểm qua những ứng dụng cực kỳ quan trọng của công trình nghiên cứu cơ bản này. (bản cập nhật ngày 27.04.2008).
Rich document Max Planck, kỷ niệm sinh nhật 150 năm Nguyễn Xuân Xanh — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Nếu Einstein là bà mụ đỡ đầu cho thuyết lượng tử của Planck, rất vất vả, thì cũng có thể nói, Planck là bà mụ đỡ đầu rất nhiệt tình cho thuyết tương đối của Einstein bằng cả uy tín của mình, một lý thuyết mà lúc bấy giờ chỉ có vài ba người hiểu.
Rich document Arthur C. CLARKE (1917-2008) Đ.T. — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Người khổng lồ cuối cùng của "văn học dự/giả tưởng" (SF)
Giáo dục đại học : nên biết phân biệt hai năm đầu của hai hệ thống đại học ở Pháp Bùi Trọng Liễu — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Tác giả không viết bài này cho độc giả định cư ở Pháp (họ đã quá rõ), mà cho những ai ở nơi khác, đặc biệt là ở Việt Nam, muốn tìm hiểu, để khỏi lẫn lộn.
Rich document Cấu trúc nano: Bàn chân thạch sùng Trương Văn Tân — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Câu chuyện về bàn chân thạch sùng chỉ là một trong nhiều thí dụ về cấu trúc nano có những hiệu ứng cực kỳ thú vị và không lường trước được. Vì không thể lường trước nên con người phải đợi hơn 2000 năm để giải toả cái băn khoăn Aristotle và 200 năm để làm sáng tỏ cơ chế bám dính không keo. Bàn chân thạch sùng cũng cho ta thấy khi vật chất bị thu nhỏ đến vài triệu, vài tỷ lần thì một đặc tính hay hiệu ứng nào đó sẽ lộ diện với số lần phóng đại tương đương. Sẽ còn hàng trăm hàng ngàn hay nhiều hơn nữa những cấu trúc nano trong thiên nhiên hiện hữu như một thách đố, ẩn tàng đâu đó để con người phát hiện và mô phỏng.
Rich document Cất nước biển thành nước ngọt và sản xuất muối bằng ánh sáng mặt trời Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Mới đây, cùng với André Menras - một người bạn Pháp đã tham gia đấu tranh chống Mỹ ngay tại Sài Gòn những năm 1970 -, và các ông Hồng Lê Thọ (Việt kiều Nhật), Nguyễn Đức Phương (Hội người Việt Nam tại Pháp), báo Thanh Niên đã phát động một cuộc vận động tìm giải pháp nước ngọt cho các chiến sĩ ở Trường Sa (xem http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2008/2/8/228405.tno). Nhân dịp này, tác giả Đặng Đình Cung vừa gửi cho Diễn Đàn bài viết dưới đây về một phương pháp cất nước biển rất rẻ và khả thi mà anh đã nghiên cứu từ nhiều năm trước.
Ôn cố Tri tân Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Để kính mừng tuổi hạc giáo sư Hoàng Tụy..., tôi xin chia sẻ với bạn đọc vài kỷ niệm và cảm nhận chủ quan về quá trình xây dựng đại học và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, gọi là ôn cố tri tân để cùng nhau suy ngẫm về hiện tình.
Nghĩ về nghiên cứu và giáo dục ở Việt Nam Hồ Tú Bảo — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Bài viết này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ và nhận thức của tôi nhân dịp kỷ niệm thầy Tụy 80 tuổi, quanh hai câu chuyện: (1) về nghiên cứu khoa học và công nghệ; và (2) về đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Tôi viết những điều này trong nhiều liên hệ với những kỷ niệm về thầy Tụy, trong sự chia sẻ với các đồng nghiệp trong nước, và trong mong muốn thẳng thắn nhìn vào tình hình của chúng ta để tìm cách vươn lên.
Rich document Không, Hư vô, Chân không, trong khoa học tự nhiên Hà Dương Tuấn — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Tiểu luận này gồm ba phần chính, phần đầu tóm lược một đặc tính của khoa học có liên quan tới chủ đề, đó là sự chấp nhận hiện thực khách quan, và coi hoạt động khoa học là sự mô hình hoá hiện thực khách quan đó; phần hai dựa trên đặc tính này để phát triển rõ hơn các khái niệm "không" và "hư vô" trong luận lý học và toán học, và phần ba trình bày những quan niệm về "chân không" như một đặc tính của không gian chúng ta đang sống, với những biến chuyển trong lịch sử khoa học.
Rich document C source code Lịch sử khí hậu trái đất và khí hậu học Nguyễn Đức Hiệp — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Con người luôn muốn biết những biến chuyển cách đây hàng ngàn năm và những gì đã xảy ra. Trong thiên nhiên đã để lại nhiều dấu vết của các sự kiện trọng đại thay đổi quả đất trước khi loài người xuất hiện. Những dấu vết này nếu ta không biết hay để ý đến và tìm hiểu thì chúng chỉ là vật vô tri vô dụng, nhưng lại là một kho tàng nằm ẩn, chỉ tiết lộ cho người biết dùng chúng những bí mật của quá khứ.
Dịch tả: gọi đúng tên để phòng ngừa Nguyễn Văn Tuấn — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Tình hình bệnh dịch tả đang hoành hành ở phía Bắc khá nghiêm trọng. Ấy thế mà báo chí thì cứ ú ớ không dám nói “dịch tả”! ... Có vẻ như báo chí được “hướng dẫn” phải nói loanh quanh. Mà nói loanh quanh thì sớm hay muộn cũng nói ... ngọng.
Rich document Hiệu ứng ‘‘Từ trở khổng lồ’’ Mai Ninh — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Giải Nobel vật lý năm nay vừa được trao tặng cho hai nhà khoa học Albert Fert và Peter Grünberg qua công trình nghiên cứu về Từ Trở Khổng Lồ. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu khám phá này qua bài gửi hội thảo "Einstein" năm 2005 tại Hội An của nhà nghiên cứu vật lý Mai Ninh, đồng thời là một nhà văn quen thuộc với độc giả Diễn Đàn. Bài này đã được tác giả cập nhật.
Về đề án nhà chiếu hình vũ trụ Nguyễn Quang Riệu — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Tôi thiết nghĩ công việc xây dựng Cung Khoa học tại thủ đô Hà Nội trong một công viên như Công viên Thống Nhất là hợp lý, không làm tổn thương đến môi trường, nếu được xây theo một loại kiến trúc trang nhã và không làm phiền hà những người đến công viên thư giãn.
Bàn về "hiện đại" trong khoa học Phan Đình Diệu — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Tác giả nhận xét : trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, quan niệm "khoa học hiện đại" chủ yếu vẫn là một quan niệm tất định chủ nghĩa và cơ giới, hầu như không biết tới những thành tựu cách mạng của thế kỉ XX trong vật lí, sinh học, toán học... Cũng xin đặt thêm câu hỏi : đó là nói quan niệm và tri thức của thế kỉ XIX, nhưng ngay tinh thần khoa học, tinh thần phê phán của thế kỉ XIX, học sinh và trí thức Việt Nam đã làm chủ chưa ?
Siêu Địa Cầu Nguyễn Quang Riệu — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Vũ trụ có tới hàng trăm tỷ thiên hà, mỗi thiên hà có hàng chục tỷ ngôi sao, mỗi ngôi sao có khả năng có hành tinh và trên một số hành tinh có thể có điều kiện thích hợp với sự sống. Hiện nay, chỉ có bằng chứng là trên hành tinh Trái đất trong Hệ mặt trời có sinh vật. Các nhà khoa học đang khao khát tìm thấy dấu vết của sự sống trên những hành tinh khác, bởi vì điều kiện lý-hoá trên các hành tinh nói chung tương đối thích hợp với sự sống.
Rich document Chống dầu loang Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Chúng tôi vừa nhận được một bài viết của tác giả Đặng Đình Cung đề nghị giải pháp chống dầu loang, một vấn đề hết sức cấp bách và bức xúc. Xin đăng để mọi tác nhân có liên quan ở Việt Nam có thể tham khảo, thử nghiệm, so sánh với các giải pháp khác, tuỳ nghi hoàn thiện và sử dụng, theo như tác giả đề nghị.
Rich document C header Giới thiệu cuốn sách "EINSTEIN" của Nguyễn Xuân Xanh Trần Kung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Có lẽ đây là lần đầu tiên ở nước ta có một cuốn sách hấp dẫn và nghiêm túc như vậy về một con người vĩ đại
Toán Tối Ưu Hoàng Tuỵ — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Bài này được đăng trên tạp chí Tia Sáng đã khá lâu, nhân dịp thời gian thay thế kỷ, và vừa được báo mạng chungta.com đăng lại. Trên nguyên tắc Zidol chỉ giới thiệu để bạn đọc tìm đọc trên trang mạng đầu tiên đã đăng bài. Tuy nhiên, một là do tác giả đã đề cập tới một vài vấn đề quan trọng vẫn còn tính thời sự liên quan tới quản lý và ứng dụng khoa học tại VN nói chung ; hai là do đường vào trang chungta.com khá vất vả ; chúng tôi xin mạn phép đăng lại, và xin lỗi tác giả cũng như tạp chí Tia Sáng về trường hợp đặc biệt này.
Rich document C source code Cách Mạng Pháp, Napoléon Bonaparte, và các nhà Khoa học Hà Dương Tuấn — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Trích từ Kỷ Yếu 'Trong Ngần Bóng Gương' mừng GS Đặng Đình Áng thượng thọ 80 tuổi do NXB Tri Thức, Hà nội, xuất bản tháng 11/2006. Bài viết này nhằm lược ghi sự hình thành "văn hoá khoa học" tại Pháp trong thời gian khoảng 25 năm giữa các thế kỷ 18 và 19, khởi đi từ cuộc cách mạng 1789, mà hầu như những nét chính yếu vẫn tồn tại cho đến ngày nay. (bản này có chữa lại một số lỗi đánh máy nhỏ cũng như thay hai hình minh hoạ Lavoisier và Napoleon cho có màu, 02.01.2007)
Polonium Đặng Đình Cung — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Nguồn gốc, đặc tính, ứng dụng, và độ rủi ro của chất phóng xạ polonium
E = mc², θ-τ puzzle, sao quá ngại ngùng ? Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Cuộc đối thoại tiếp tục...
Từ Poincaré đến Einstein không kinh qua Perelman Đỗ Thống — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Trả lại cho Poincaré cái gì của Henri, cho Einstein cái gì của Albert : Đỗ Thống đối thoại với Phạm Xuân Yêm...
E = mc², Einstein và Poincaré Phạm Xuân Yêm — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Nhân đọc bài ‘’Poincaré, Perelman, Khưu Thành Ðồng và …’’ ( ... ) Tôi nghĩ rằng tác giả đã đi hơi xa về đóng góp của Poincaré cho phương trình E = mc² tuyệt vời mà đâu đâu cũng thấy, ai ai cũng nghe và nói đến. Phương trình này được đánh giá như chiếc nôi nuôi dưỡng, triển khai của biết bao công nghệ cao hiện đại. Cũng không ngạc nhiên lắm...
Poincaré, Perelman, Khưu Thành Đồng và..... Đỗ Thống — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Ức đoán Poincaré, bài toán của thiên niên kỉ (được Viện Clay treo giải 1 triệu đô la) đã được G. Perelman chứng minh. Nhưng nhà toán học 40 tuổi từ chối huy chương Fields, và có lẽ cả 1 triệu đô la. Câu chuyện không ngừng ở đây khi ông Khưu muốn tranh công...
Hình ảnh JPEG image Perelman admin — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Chân dung Perelman

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Journée d’hommage à Pierre Brocheux (1931-2022) 03/04/2024 14:00 - 17:55 — Amphi 3B, 5ème étage, Université Paris Cité, Bâtiment Halle aux farines 15, esplanade Pierre Vidal Naquet 75013
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss