Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 1 / đọc sách

đọc sách

- H.B.; Thu Trang; Nguyên Lạc & Nguyễn Hữu Thành; L.H. — published 29/09/2010 16:47, cập nhật lần cuối 29/09/2010 16:47
BI KỊCH NHÀ VUA; CHÂN DUNG BÁC HỒ qua CÁI NHÌN của Alain RUSCIO; ĐỖ PHỦ – NHÀ THƠ DÂN ĐEN (PHAN NGỌC dịch); MARX, ENGELS ET L’EDUCATION (Lê Thành Khôi, P.U.F., avril 1991).


đọc sách
 


BI KỊCH NHÀ VUA


Vũ Ngọc Khánh

Nxb Văn Hóa, Hà Nội 1990, 133 trang.

 

Thoạt lướt qua, dễ lầm, vì cái bìa, vì tên cuốn sách, và vì cách viết theo kiểu “tự thuật”, làm cho người đọc có cảm tưởng là một cuốn sách loại “tiểu thuyết kiếm hiệp Tàu rẻ tiền”. Nhưng đọc rồi, mới thấy là mình có thành kiến sai.

Qua cuốn sách, và mượn lời Tự Đức “tự thuật”, tác giả đánh giá Tự Đức và thời đại của ông vua này một cách nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng công bằng, đồng thời cũng là một cách phê bình sự hồ đồ của một số tác giả đã viết về Tự Đức.

Một phần cuốn sách nói về một số giai thoại văn học, thí dụ như câu chuyện đôi câu đối “Tử năng thừa phụ nghiệp, thần khả báo quân ân” gán cho Tự Đức, với lời phê “tối hảo! Cương thường điên đảo” gán cho Cao Bá Quát, mà theo tác giả, thực ra là giai thoại bên Tàu, đã được in vào sách Nhất kiến cáp cáp tiếu, chứ đâu phải chuyện Việt Nam. Một thí dụ trong nhiều thí dụ.

Nhưng đáng chú ý hơn, có lẽ là phần đánh giá “chính trị”: vấn đề đối ngoại, việc cấm đạo, vấn đề canh tân , ... Trách nhiệm về thảm sử để mất nước thế kỷ 19 không chỉ thuộc về một mình Tự Đức, mà thuộc về cả tập đoàn cầm quyền (triều đình) và sĩ phu thời đó. Tác giả lý luận và dẫn chứng. Vì khuôn khổ giới hạn của bài này, không thể đi vào chi tiết, chỉ xin trích ra đây một số câu, chúng tóm tắt phần nào ý của tác giả:

Trang 113: (...) Nước ta hồi đó hoàn toàn mờ mịt về những chuyển động long trời lở đất đang diễn ra khắp thế giới (...) Triều Nguyễn chúng tôi (Tự Đức) có cái sai lầm là chủ trương bế môn toả cảng (nhưng) không chỉ bế môn toả cảng trong phạm vi thông thường buôn bán mà thôi. (... Mà cũng có) người đã đi nước ngoài về đấy chứ. Đó là những người tiến bộ thông minh. Nhưng kết quả đi nước ngoài về của họ cũng chỉ đến thế, nghĩa là có một tập hoặc dăm bảy bài thơ phàn nàn, trách cứ mỉa mai. Có thế thôi! Những người như Nguyễn Trường Tộ là hiếm có, nên tiếng nói của ông trở thành đơn độc, lạc lõng giữa đám người mờ mịt (...)

Trang 114-115: Chúng tôi (Tự Đức cũng hay  nói lý thuyết cao xa, nhưng thực chất vẫn là những đầu óc tiểu nông cạn hẹp (...) Ngày xưa, các vị sứ giả nước ta sang Tàu, ngoài nhiệm vụ ngoại giao thường để ý học hỏi những bí mật các ngành nghề để về truyền lại cho dân (...) Những tấm gương ấy đã không được các sứ giả triều Nguyễn chúng tôi (Tự Đức) noi theo. Họ chỉ đi nước ngoài để... về làm thơ, và thu hoạch lấy một số kiến văn nằm im trong đầu óc của họ. Chắc có lẽ họ cũng mua được một số hàng hoá nào đó để kín đáo làm quà cho vợ cho con, chứ họ không nghĩ đến cách làm giàu thêm cho đất nước (...)

Trang 116: Từ xưa đến triều đại tôi (Tự Đức) cầm quyền, nước ta chưa hề biết thế nào là một tờ báo. Lần đầu tiên có lẽ tôi (Tự Đức) là ông vua trước nhất trong lịch sử (Việt Nam) được cầm trong tay tờ Hương Cảng tân văn. Đọc tin tức nước ngoài mới biết là người ta đổi mới nhiều lắm. Nhưng, quả là tôi (Tự Đức) cũng u mê không biết tạo điều kiện để báo chí bên ngoài được vào nhiều thêm trong nước, không cọ sát khối óc của mình với khốc óc khác thì không nâng cao được trí tuệ (...)

 Trang 120: Muốn quyết thì phải có trình độ nhất định, phải hiểu chuyên môn, không thể đại khái chung chung được. Rồi nếu quyết, phải có người thi hành, (mà) quanh tôi (Tự Đức), toàn là một khối nhà nho, mũ cao áo rộng, chuyện khoa học thì mù tịt, chuyện thế giới thì u u minh minh, mà điều tai hại nhất là tất cả đều có đầu óc rụt rè, sợ thay đổi, sợ chuyển biến.

Trang 121: Sự thiệt thòi của đất nước không chỉ ở người cầm đầu kém cỏi, mà là ở cái hệ thống vua quan chìm đắm trong tầm thức (?) ngu muội, mơ hồ! (...)

Tuy tác giả đã thận trọng ghi cuốn sách vào loại “truyện lịch sử” – và mặc dù một vài đoạn, do cách dàn dựng, có thể làm cho người đọc khó chịu – cuốn sách này vượt hẳn một số ấn phẩm của một số “sử gia” quen phê phán hồ đồ. Còn lại một câu hỏi: khi luận sự việc thế kỷ 19, phải chăng tác giả xót xa nghĩ đến đất nước Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 20 này?

H.B.

 
CHÂN DUNG BÁC HỒ
qua CÁI NHÌN của Alain RUSCIO
 

 

Khoa nghiên cứu sử có một điều hấp dẫn là thỉnh thoảng những người trong giới, bất ngờ lại đưa ra một vài khám phá mới, hay một cách nhìn khác lạ. Đó là trường hợp mà độc giả sẽ cảm thấy thú vị khi đọc quyển “Hồ Chí Minh – Textes 1914-1969” – introduction, choix et présentation – do nhà nghiên cứu chuyên đề Việt Nam Alain Ruscio biên soạn, Nhà xuất bản L'Harmattan in xong vào cuối năm 1990, mới phát hành gần đây.

Chúng ta đã đọc không nhiều thì ít về những sách đã viết về chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nhưng, khi đọc quyển trên, chúng ta có cảm tưởng như là mình nhìn và hiểu Bác Hồ một cách khác trước, vì có một số bài trích dẫn mà tác giả đã sưu tầm được, bây giờ là lần đầu tiên công bố. Rải rác đây đó, chúng ta vừa đọc vừa suy ngẫm về những câu mà Nguyễn Ái Quốc đã nói ra, viết ra vào những năm 1914-1930 như câu này chẳng hạn: 

Marx a bâti sa doctrine sur une certaine philosophie de l'histoire. Mais quelle histoire? Celle de l'Europe. Mais qu’est-ce que l'Europe? Ce n'est pas toute l'humanité” (1924) [Tạm dịch: Marx đã xây dựng học thuyết của ông trên nền tảng một triết lý lịch sử nào đó. Lịch sử nào? Tất nhiên là châu Âu. Mà châu Âu đâu có phải là toàn thể nhân loại]

Câu này rất đáng để vào đầu quyển sách, vì chưa lúc nào bằng hiện tại, người ta cần tìm hiểu, đánh giá lại rất nhiều về các học thuyết... mà trên 70 năm hàng triệu triệu người đã say mê, tin tưởng. Và hiện nay cũng đã có số đông không kém đang thất vọng, chối từ... Không chỉ có thế, chưa mấy ai biết Bác Hồ đã trân trọng coi vua Duy Tân là một nhà yêu nước (trang 57). Bác Hồ cũng đã viết ngụ ngôn, ví von dùng khi là con tôm, khi là con cừu nhỏ, khi là con bò, con voi... để chỉ trích và phán đoán  (trang 84). Thành chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã có lần nhũn nhặn tự phê: “Con người không là tiên thánh, nên không thể tránh những lỗi lầm. Tôi hy vọng là từ nay, nhân dân sẽ giúp chính phủ để sửa chữa”" (trang 122). Người ta vẫn yên chí là Bác Hồ chống tư tưởng phong kiến, nhưng Bác Hồ đâu có ngại gì khi cần đưa ra những nhân, nghĩa, liêm, chính mà Khổng Tử đã dạy... mời cán bộ học tập trong tác phong và việc làm (trang 140).

Tóm lại, một quyển sách quý, nên đọc để mà hiểu biết thêm về một nhân vật đã đi vào lịch sử của dân tộc.

THU TRANG

 

ĐỖ PHỦ – NHÀ THƠ DÂN ĐEN
(PHAN NGỌC dịch)
 

 

Những bạn bè đã có dịp tham dự những buổi nói chuyện của anh Phan Ngọc về một số đề tài văn hóa Việt Nam và Trung Hoa cuối năm 1988 tại Nhà Việt Nam đều không quên được cái ham say của diễn giả lúc anh nói chuyện với chúng ta.

 Gần đây, tập sách anh dịch thơ Đỗ Phủ, quyển thượng (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1990), đã đến tay chúng ta, như nối tiếp lại những buổi gặp gỡ đầy hào hứng giữa kiều bào tại Pháp và tại Tây Đức. Thơ Đỗ Phủ tuy được nhiều người dịch trên thế giới (Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là hai nhà thơ Trung Quốc được dịch nhiều nhất ra ngoại ngữ), nhưng lại được ít người dịch ra tiếng Việt, hoặc có dịch cũng chỉ lựa chọn ít bài. Đó cũng là một điều lạ.

Thơ Đỗ Phủ khó dịch quá chăng?

Thơ Đỗ Phủ thực tế, phũ phàng quá chăng?

Tập sách Phan Ngọc dịch thơ Đỗ Phủ bù lại khiếm khuyết đó. Phan Ngọc đã đem hết tài năng và nhất là tâm huyết của mình để dịch một nhà thơ đã được người đời sau tôn là Thánh Thi.

Tôi hy vọng tập sách này đến tay đông đủ độc giả – và nhận được nhiều phê bình, về hình thức trình bày cũng như về giá trị thơ dịch, để đánh giá đúng mực tập sách.

Sau đây, tôi xin trích lời nhận xét của anh Nguyễn Hữu Thành, là người đầu tiên gửi cho tôi biết ý kiến của anh ta.

Paris , 16.6.1991

NGUYÊN LẠC

 

Lúc nghe nói sách của Phan Ngọc không có chữ Hán, phiên âm dịch nghĩa gì cả thì tôi hơi nghi. Nhưng khi cầm quyển sách đọc thì tôi lại rất thích. Phan Ngọc có một phong cách rất đặc biệt: ông “hiện đại hóa” thơ Đỗ Phủ, làm cho ai đọc cũng hiểu mà vẫn giữ được cái “cốt” trong thơ của vị Thơ Thánh. Tôi nghĩ đó là nhờ có cái “ tâm”, sự “đồng điệu” giữa người dịch với bậc đại thi hào. Tuy nhiên, nếu chỉ có phần dịch thơ trơ trọi thì giá trị quyển sách đã không cao như thế. Nhờ có phần văn xuôi “kể chuyện” lịch sử rất thú vị dẫn giải các bài thơ. Đó là phần phụ, nhưng lại là phần “đưa duyên”, làm say lòng người đọc.

Tiếc một chút là quyển sách làm hơi “đơn giản”:

1) Không có MỤC LỤC hoặc SÁCH DẪN, 2) Có những chùm thơ như Theo cụ Trịnh... (tr. 159-160), gồm 10 bài, chọn dịch 4, hoặc Lại đến chơi họ Hà (tr. 160-161), gồm 5 bài, chọn dịch 3, mà không chú thích. Tôi không nói phải dịch hết cả, nhưng nên ghi ít chữ cho người đọc biết chùm thơ chung một đầu đề ấy gồm có mấy bài, 3) Chẳng lẽ Phan Ngọc đọc âm chữ Hán không giống người khác? Ví dụ Lý Quy Niên, các bản chữ Hán đều in chữ quy là con rùa mà ông phiên âm quỳ (tr. 22-23). Nếu chỉ một lần thì cho là in sai, nhưng cả 5 chữ đều in quỳ. Hay là ông tìm được cái mới?

Về số lượng thì có lẽ vì thơ Đỗ Phủ là loại thơ “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” nên các thi nhân dịch ít. Bậc tài hoa như Tản Đà dịch thơ Bạch Cư Dị nhiều thế mà thơ Đỗ Phủ hình như tiên sinh chỉ dịch có 6 bài (?), mà toàn là những bài ngắn. Người dịch tài tình là Nhượng Tống thì may nhờ các vị biên soạn hai tập THƠ ĐƯỜNG (Nhà xuất ban Văn Hóa, 1962) giữ lại cho được 23 bài. Trần Trọng San, một trong những người giỏi hiện nay, đã dịch rất nhiều THƠ ĐƯỜNG (tôi có được đọc 5 quyển), trong đó có gần 40 bài thơ Đỗ Phủ. Phan Ngọc chỉ mới có quyển thượng thôi mà đã dịch được 211 bài!

Về chất lượng thì tế nhị và khó nói quá, trình độ tôi lại kém, nên chỉ xin thưa vài câu gọi là có đề cập đến vấn đề mà thôi. Tôi chia ra làm hai phần:

a) 168 bài mà tôi chưa được đọc bản dịch của ai trước khi có quyển sách này thì tôi thấy có nhiều bài dịch hay.

b) 43 bài mà tôi đã được đọc từ một đến ba người dịch trước Phan Ngọc thì có thể nói “ mỗi người một vẻ”. Ví dụ bài Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên... (tr. 198): so với bản của Nhượng Tống thì cả hai người đều dịch rất hay. Nhưng Phan Ngọc hơn ở chỗ là ông dịch đủ cả 100 câu. Còn Nhượng Tống thì không hiểu tại sao cứ mỗi đoạn ông lược đi vài câu, chỉ dịch có 84 câu. Riêng bài này thôi, còn các bài khác Nhượng Tống dịch đủ số câu và hay lắm. Hai bài Khúc Giang (tr. 319-320) thì bài 1 Phan Ngọc dịch hay như Ngô Tất Tố, nhưng bài 2 tôi lại thích bản dịch của Tản Đà hơn.

 

Paris , 6.6.1991

NGUYỄN HỮU THÀNH

 
 

MARX, ENGELS ET L’EDUCATION
(Lê Thành Khôi, P.U.F., avril 1991)
 

 

De Marx et Engels on connaît les idées sur la philosophie, l'économie et la politique; leur conception de l'éducation est beaucoup moins connue, du moins pour des béotiens dont je fais partie. Lê Thành Khôi nous confirme effectivement que, “d’une manière générale, Marx ne traite jamais l'éducation de manière isolée, mais comme partie intégrante du procès social”, toujours selon le critère marxien que l'infrastructure est la base et que la superstructure n'est que le reflet. “Les idées de Marx doivent donc être interprétées dans cette perspective... Le moi est pris dans plusieurs sens, dont les deux principaux se rapportent à l'éducation scolaire des enfants et celle – politique – de la classe ouvrière. Un troisième sens est celui de l'éducation informelle, celle qu’on reçoit par la vie et le travail: la grande industrie fait mûrir des éléments de formation et de conscience chez le travailleur”.

Pour les enfants, selon Marx, l'éducation comporte trois volets:

a) l'éducation intellectuelle: Marx se prononce contre l’enseignement politique dans les écoles. Il ne faut enseigner que des matières telles que la grammaire, les sciences naturelles.

b) l'éducation physique qui consiste en gymnastique et exercises militaires. “Marx devait pensait que l'éducation physique et les exercices militaires constituent une excellente préparation des enfants d'ouvriers à la vie collective, susceptible en outre d’en faire de bons combattants dans les soulèvements futurs contre la bourgeoisie.”

c) La formation polytechnique. “Pour Marx, elle doit être à la fois théorique (“transmettre les principes généraux de tous les procès de production”) et pratique (“initier à l'usage pratique et au maniement des instruments élémentaires de toutes les branches de travail”).”

Pour Marx et Engels, le travail est le lieu et la source d'acquisition de connaissances.Pour s'éduquer, les jeunes gens pourront parcourir rapidement tout le système de la production afin qu’ils soient mis en état de passer successivement de l'une à l'autre des différentes branches de la production – selon que les besoins de la société ou leurs propres inclinaisons les y poussent” (Engels, Principes du communisme).

Notons également que si Marx est pour une prise en charge par l'Etat de l'éducation, il est contre l'intervention du gouvernement dans les programmes et les choix des enseignants, rôle qui incombe aux organisations locales. Lê Thành Khôi, dans son livre, a voulu placer les idées de Marx et Engels d'une part dans le contexte historique et d'autre part dans leur pensée globale... Cette démarche, s'il a le mérite de la cohérence, rend le livre plus confus car on est obligé de se refaire très souvent, au fil de la lecture, les idées essentielles de Marx et Engels sur l’éducation; peut-être l'aspect unificateur du marxisme y oblige-t-il?

Je suis resté sur ma faim sur un certain nombre d'interrogations:

1. Concrètement quel est 1'apport de Marx et Engels à l’éducation? Si l'enseignement est maintenant plus démocratisé, serait-ce en partie grâce à eux pour qui l’éducation est un instrument de 1a 1utte contre 1a bourgeoisie dans la perspective de la révolution socialiste et de la suppression de l'aliénation? ou, sans eux, la démocratisation de l'éducation se fera quand même, parce que l'être humain a besoin de connaissances et parce que le progrès de la société, du capitalisme aussi, y contraint?

2. Les vues de Marx et Engels sont quand même utopiques, en particulier la formation polytechnique telle qu’ils ont définie. Si personne ne conteste que l’enseignement doit être lié à 1a vie, donc au travail, mais poussée à l'extrême, cette conception conduit à une école “productivitiste”, du type soviétique, que Lê Thành Khôi a critiqué avec raison, et des recherches orientées uniquement vers l'application.

 De même, si l'on accepte l'hypothèse de Marx que la travail est la source des connaissances, on doit élargir le concept travail à d'autres domaines intellectuels sans rapport direct avec la production . Mais alors que devient la valeur-travail du point de vue de l'économie marxiste?

3. Puisque l'éducation est faite pour 1'homme, il est peut- être temps de revoir, ou de rediscuter, la thèse (IVe Thèse de Feuerbach) que “l'essence humaine n'est instituée par des attributs biologiques et psychologiques mais par l’ensemble des rapports sociaux, base concrète à partir de laquelle l'humanité se développe en produisant ses moyens d'existence”. En clair, deux questions: l'homme biologique peut-il être relativement indépendant de l'homme social? Lequel des deux précède, philosophiquement parlant, l’autre.

L.H

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss