Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 14 / Hội Pháp Việt tâm thần và tâm lý y học

Hội Pháp Việt tâm thần và tâm lý y học

- N. T. — published 01/12/2010 00:15, cập nhật lần cuối 01/01/2011 19:00

Hội đoàn trong cộng đồng



Hội Pháp Việt tâm thần và tâm lý y học

 

L.T.S. Người Việt ở nước ngoài không chỉ là những khuôn mặt mà còn là những hội đoàn. Càng ngày càng nhiều những hội đoàn Pháp Việt không vụ lợi và phi chính trị.– đây là một truyền thống của xã hội Âu Tây, đặc biệt là ở Pháp – được thành lập để tham gia các công tác y tế, xã hội, văn hoá, v.v... ở Việt Nam.

Diễn Đàn lần lượt giới thiệu với bạn đọc một số trong những hội đoàn đó.

 

Đầu tiên là Hội Pháp Việt Tâm Thần và Tâm Lý Y Học (Association Scientifique Franco-Vietnamienne de Psychiatrie et Psychologie Médicale, Centre Médico-Psychologique, 17 rue d’Armaillé 75017 Paris, Tel: (1) 45 74 00 04). Lý do tại sao, xin xem lời đối đáp của G.S. Barte, hội trưởng và bác sĩ Lương Cần Liêm tổng thư ký của hội ASFVPPM trong cuộc gặp gỡ với Diễn Đàn.


D.Đ. – Tại sao vấn đề tâm thần ? Và tại sao ngày hôm nay?

G.S. Barte: Vì đã hoà bình. Trong chiến tranh vỡ đầu, gẫy chân, thương tật là những vấn đề cấp bách. Hoà bình rồi phải lo sức khoẻ của mọi người, chính là lúc phải nghĩ đến sức khoẻ tâm thần, phải xây dựng một hệ thống thích nghi đáp ứng được các nhu cầu.

Đ.Đ.: Hiện nay Hội làm gì?

G.S. B.: Chúng tôi mời bác sĩ Việt Nam qua thực tập ở Pháp. Trước hết là những bác sĩ giảng dạy khoa tâm thần. Trong vòng 2 năm nay đã có 15 vị, nghĩa là khoảng một phần ba tập thể giáo sư và giảng viên khoa này ở Việt nam đã sang làm việc với chúng tôi. Chỉ trong vòng vài năm là toàn thể bác sĩ giảng dạy có qua một thời gian đào tạo ở Pháp. Các vị giáo sư đã dày dặn nghề nghiệp thì qua thăm một hai tháng khảo sát tìm hiểu hệ thống của Pháp. Còn các giảng viên trẻ lứa 40 tuổi thì chúng tôi mời qua làm việc một năm ở các bệnh viện với chức vụ và lương bổng nội trú hoặc assistant spécialisé hoặc attaché. Và thế là khi trở về đã có một số vốn chuyên môn đáng kể. Chúng tôi đang chuẩn bị đào tạo cho lứa bác sĩ trẻ hơn, lớp này chưa thạo tiếng Pháp, còn đang học thêm ở Việt Nam, tới 1994 thì sẽ có những người trẻ qua học khoa tâm thần ở Pháp từ những bước đầu.

D.Đ.: Phương tiện của Hội là từ đâu mà ra?

G.S. B.: Phải dựa vào các bệnh viện mà thôi, bệnh viện tâm thần ở Pháp có quy chế riêng và phương tiện khá dồi dào. Chúng tôi làm việc với các bệnh viện tâm thần Việt Nam, ở miền Nam là các bệnh viện Chợ Quán, Biên Hòa, Cần Thơ, ở Trung, bệnh viện Huế và Đà Nẵng và ở miền Bắc, Bạch Mai, Thường Tín. Chúng tôi vận động các bệnh viện Pháp kết nghĩa với bệnh viện Việt Nam. Như Villejuif với Thường Tín và đã gởi tặng một chiếc xe, thuốc men đúng theo nhu cầu của Thường Tín. Và đang lo cho Biên Hòa kết nghĩa với bệnh viện Sainte Anne hay Maison Blanche, bệnh viện Montpellier với Huế, Nice với Chợ Quán, v.v... Năm 1990 lần đầu tiên hội chúng tôi tổ chức hội nghị Pháp Việt về khoa tâm thần có 35 người ở Pháp về tham dự, lần thứ nhì vào năm 1993, hiện nay đã có 75 người ghi tên.

D.Đ.: Đấy là những việc đang làm, Hội còn có những toan tính gì khác chăng?

G.S. B.: Đã nghĩ đến sức khoẻ người lớn, thì cũng phải tính ngay đến sức khoẻ trẻ em. Hiện nay cả Việt Nam chỉ mới có một vài bác sĩ chuyên về tâm thần trẻ em, chúng tôi đang giúp lập thành một khoa trách nhiệm việc đào tạo thêm bác sĩ chuyên khoa tâm thần trẻ em.

Bác sĩ giỏi mà không có y tá lành nghề thì bác sĩ đành bó tay, chúng tôi có dự án dạy y tá, trình độ ngang đại học như y tá Pháp, chắc có lẽ đề nghị tổ chức ở Biên Hòa vì ở đây đất rộng hơn ở Sài Gòn.

Rồi còn phải lo đến tâm lý học, một việc có vẻ xa xỉ đối với Việt Nam nhưng là một xa xỉ cần thiết như lời anh Nguyễn Khắc Viện; phải nghĩ đến thành lập một tập thể làm nghề tâm lý và phụ tá xã hội (assistant social) tách rời khỏi khoa sư phạm.

D.Đ.: Anh có thấy ngành tâm thần Việt Nam biến chuyển gì không?

G.S.B.: Biến chuyển nhiều chớ. Năm 1975, trước giải phóng tôi có về thăm miền Nam, lúc ấy các bác sĩ mà tôi được gặp hoàn toàn chỉ nghĩ đến kỹ thuật, và quan niệm bệnh viện tập trung giữ người bị tâm thần còn phổ biến. Nay tôi được gặp một quan niệm rất phù hạp với quan niệm của chúng tôi, quan niệm thiên về xã hội hơn, người bác sĩ đến với bệnh nhân, có những bệnh xá nhỏ ở khu ở xóm, người bệnh gần với gia đình, người nhà có thể đến nấu nướng cho ăn cho uống, đó chính là quan niệm chia khu vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần một cách toàn diện ở Pháp ngày nay.

B.S. Lương Cần Liêm: Cái nhìn về các hiện tượng xã hội cũng thay đổi khá mau, năm 1977 thống kê tâm thần không nhìn nhận có người tự tử, năm 1990 thì hiện tượng tự tử được xem như bình thường và được thống kê khá đúng đắn.

D.Đ.: Xin Anh Barte cho biết một vài chi tiết về riêng cá nhân Anh.

G.S. B.: Tôi là giáo sư giám đốc Sở sức khoẻ tâm thần quận 17 của Paris (Chef de Service de Santé Mental du 17è arrondissement de Paris). Tôi sinh ra ở Hà Nội, ra đời ở nhà thương Saint Paul, nhà ở phố Thợ Nhuộm. Lần về Hà Nội năm 1990 tôi đi với anh Liêm đi tìm lại ngôi nhà xưa. Năm 1955, tôi sang Pháp, đổi tên đổi họ để được dễ dàng trong việc ghi tên đi học.

Tên cha tôi đặt cho tôi là Tiết Lâm Nhi. Gia đình tôi ở Hà Nội, là giòng dõi Tiết Nhân Quí, ông cụ thân sinh ra chúng tôi cứ mỗi lần giỗ tết lại đem một chương truyện Tiết Nhân Quí ra kể cho anh em chúng tôi nghe.

N.T. ghi lại 11.1992.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss