Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 24 / Đầu tư: Từ đâu?

Đầu tư: Từ đâu?

- Hải Vân — published 02/04/2011 00:35, cập nhật lần cuối 27/04/2011 22:54

Đầu tư: Từ đâu?

 

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới, một trong những bí quyết thành công của các nền kinh tế Đông Á là tiết kiệm cao hơn các vùng khác trên thế giới. Số liệu năm 1992 của Liên hiệp quốc (xem Báo cáo về sự phát triển con người) cho thấy mức tiết kiệm bình quân của thế giới tính trên tổng sản lượng quốc gia là 23%, trong khi đó ở Nam Triều Tiên và Inđônêxia con số tương ứng là 37%, ở Hồng Kông là 35%, ở Nhật và Malaixia là 34%, ở Thái Lan là 29%. Bình quân các nước công nghiệp hoá: 22%, các nước chậm phát triển: 4%.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 5%, với con số cụ thể khoảng hơn 500 triệu đôla mỗi năm (Lao Động 22.8.1993). Trong hoàn cảnh đó, lấy gì đầu tư phát triển? Vậy mà, phác thảo viễn cảnh phát triển kinh tế năm 2000, Uỷ ban kế hoạch nhà nước vừa đề ra mục tiêu từ 40 đến 50 tỷ đôla đầu tư trong vòng 7 năm tới, trong đó phân nửa phải là vốn trong nước. Dư luận không thể không thắc mắc chính đáng: từ đâu?

Cũng cần nói thêm rằng, đã từ lâu tiết kiệm được chính phủ nêu thành quốc sách: “ hàng chục văn bản khác nhau đã ban hành , nhắc nhở, kêu gọi. Nhưng điều đáng lo ngại là tình hình không vì thế mà sáng sủa hơn chút nào” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn 30.9.1993).

Vấn đề phải chăng cần được đặt lại cách khác? Không phải tiết kiệm quyết định đầu tư – như quan điểm chính thống của Ngân hàng thế giới – mà ngược lại: chính đầu tư quyết định mức tiết kiệm, thông qua việc tăng trưởng thu nhập quốc dân. Nói cách khác, động cơ khởi động quá trình tăng trưởng là đầu tư, tiết kiệm chỉ là hệ quả.

Trong cách nhìn đó, mối quan tâm hàng đầu của nhà nước Việt Nam phải là xây dựng những nhân tố của một môi trường thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước:

1/ Một hệ thống pháp luật và thuế vụ có hiệu lực, cho phép hoạt động đầu tư đánh bạt hoạt động đầu cơ, mà nhà đất và buôn lậu là những mặt nổi cộm hiện nay.

2/ Một hệ thống tiền tệ và tín dụng có hiệu lực, trong đó trách nhiệm ứng vốn cho những doanh nghiệp đầu tư thuộc về các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước giữ vai trò người cho vay cuối cùng.

Sự hình thành những định chế này nhanh hay chậm tuỳ thuộc hoàn toàn ở năng lực và quyền lực của nhà nước trung ương. Chính sự yếu kém, nếu không nói là bất lực, về hành chánh của chính quyền trung ương hiện nay khiến cho không mấy ai có thể chia sẻ những dự báo lạc quan của Uỷ ban kế hoạch nhà nước.


Hải Vân

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss