CHUYỆN HỌC 2. HỌC & KHÔNG CHỊU HỌC

[3 kĩ thuật siêu đẳng của người Cham mà Việt không chịu học, và…]
Tau QuangTrungCham
Xin nói về Cham không học từ Việt [từ Tàu, đúng hơn] trước. Đó là chuyện tổ chức thi [từ đó] cử người tài ra giúp nước (Maspéro: 1928, 103).
Kế đến là kĩ thuật in ấn, điều kiện cần thiết cho phát triển, vậy mà Cham không chịu học, để mãi gần cuối thế kỉ XX vẫn còn cắm đầu chép tay.

Còn Việt [trong khi chiếm, và sau đó nuốt chửng Champa] đã không chịu học ở Cham, để cho các kĩ thuật thất truyền, tạm kê 3 thứ:
1. Kĩ thuật xây tháp, sau đó nó chìm vào quên lãng, để hôm nay các nhà khoa học cứ đặt hết giả thuyết này đến giả thuyết khác, vẫn chưa xong.

2. Kĩ thuật đóng tàu. Thời Tây Sơn, vua Quang Trung có học, nhưng sau đó không được phát triển thêm, để mặc cho nó thất truyền (Nguyễn Duy Chính, “Vai trò của cướp biển trong cuộc chiến chống quân Thanh của vua Quang Trung”, Reds.vn, 13-1-2015). Tại sao không học sớm hơn?

3. Và OAN UỔNG nhất: kĩ thuật dệt.
Xin đọc đoạn này:
“Many Chams, after losing their country to Nguyen Vietnam, also became wanderers through the Water Frontier. The famous Thai silk industry, for instance, owed its existence to Cham weavers who migrated from Cochinchina and Cambodia between the reigns of Rama I and Rama III. Assigned to produce silk for the court, the resulting “Thai silk” gained worldwide fame”: Bộ phận người Cham, sau khi đất nước rơi vào tay nhà Nguyễn, đã lưu lạc qua các biên giới nước. Chẳng hạn ngành công nghiệp tơ lụa Thái nổi tiếng, đã mang nợ các thợ dệt Cham di cư từ Đông Dương và Campuchia ở giữa triều đại Rama I và Rama III (1782-1851). Được hưởng quyền sản xuất phục vụ triều đình, “lụa Thái” đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới (Li Tana, 2004, Water Frontier, Rowman & Littlefield Publisers, Inc., Singapore, p. 8).

Đấy, lẽ ra là của mình, do không chịu học, nó lưu lạc để trở thành CỦA người Thái!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *