xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mốc son ngoại giao Việt - Mỹ

GS NGÔ VĨNH LONG (*)

Việc một tổng thống Mỹ tiếp một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng là chưa có tiền lệ đối với Việt Nam. Đây là điểm mới, tiến bộ và có lợi - phần nhiều hơn cho Việt Nam.

Lần này, Tổng thống Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là để gửi thông điệp cho nhiều người trên đất Mỹ cũng như cho dân chúng Việt Nam biết rằng sự khác biệt về thể chế chính trị và ý thức hệ giữa 2 nước không quan trọng bằng việc củng cố quan hệ song phương vì lợi ích chung trên nhiều lĩnh vực, trong đó có các mặt kinh tế - thương mại và quốc phòng - an ninh.

Một trong những nội dung cốt lõi 2 bên sẽ bàn là làm sao để kết thúc sớm Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tôi nghĩ những vướng mắc giữa Việt Nam và Mỹ về TPP đã có phương hướng giải quyết rồi. Do đó, khả năng Việt Nam và Mỹ sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2015 là trong tầm tay của 2 nước. Hiệp định này rất quan trọng cho cả 2 nước vì không những bao gồm các vấn đề kinh tế, tài chính, thương mại, môi trường, quyền con người… mà còn là nền tảng để thiết lập một mạng lưới an ninh xuyên Thái Bình Dương.

img

Đối với Mỹ, TPP là trụ cột của việc “xoay trục” hay “tái cân bằng” về châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo đảm an ninh và ổn định hòng có thể phát triển bền vững cho toàn khu vực. Việt Nam là một nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực biển Đông, cho nên đóng góp của Việt Nam cho an ninh và ổn định trong khu vực là rất cần thiết đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Do đó, chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ chỉ cần tác động vào việc đẩy mạnh TPP thì cũng đã là một đóng góp rất lớn cho cả quan hệ giữa 2 nước.

Vào TPP, Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao Mỹ “lạnh nhạt” với Trung Quốc trong khi lại nhiệt tình với Việt Nam? Câu trả lời thế này: Mỹ không cho Trung Quốc vào TPP là vì vấn đề nhân quyền, đe dọa an ninh khu vực, ô nhiễm môi trường và hàng loạt vấn đề khác. Có thể chục năm sau, khi Trung Quốc “nhũn” lại và giải quyết các vấn đề trên thì Mỹ và các nước thành viên của TPP sẽ cho Trung Quốc gia nhập.

Đối với Việt Nam, tại chuyến tiếp kiến này, dù phía Mỹ sẽ đề cập nhân quyền nhưng phải hiểu rằng đó vấn đề cốt lõi, lâu dài trong đối ngoại của họ, cũng nhằm thỏa mãn yêu cầu của một số cử tri Mỹ mà thôi. Chính quyền Mỹ sẽ không đặt ra điều gì khó khăn đến mức đôi bên không thể giải quyết được.

Vấn đề an ninh trên biển Đông lẽ dĩ nhiên là chuyện không thể né tránh. Trong chuyến thăm này, Việt Nam không cần đề cập mối đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông vì cả 2 bên đã hiểu sự đe dọa rồi và cũng đã có các kịch bản đối phó cho nhiều tình huống rồi. Chính sách của Mỹ đã rõ ràng, họ cũng đã có những hành động cụ thể như là ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế và đưa tàu chiến, máy bay đi vào khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng những cơ sở quân sự. Cần phải xác định đây là cuộc tranh đấu lâu dài...

 

(*) Giáo sư đại học bang Maine - Mỹ; nghiên cứu gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo