Đợt thi sát hạch lần thứ hai tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) cho kết quả hơn 40% ông đồ trượt. Nhiều người giở tài liệu, quay cóp do không nhớ chữ và bị đánh dấu bài.

  {keywords}

Sáng 5/2, hơn 90 ông đồ đã tham gia kỳ thi sát hạch chữ viết lần 2 do Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Cuộc thi nhằm chọn ra những ông đồ 'xịn' viết chữ đúng, đẹp để được phép hành nghề tại Hồ Văn dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

  {keywords}

Với 50 bộ đề khác nhau chủ yếu xoay quanh chủ đề mùa xuân, đạo đức giáo dục, danh ngôn, các ông đồ được lựa chọn viết chữ Hán - Nôm hoặc chữ Quốc ngữ. Thời gian thi là 15 phút cho mỗi lượt 16 người nên sẽ không có đề nào giống nhau trong cùng một phòng.

  {keywords}

Nhiều thí sinh cho rằng phải dùng mực Tầu giấy đỏ để viết chữ, tuy nhiên ban tổ chức khẳng định rằng giấy xuyến chỉ mới là loại giấy chuẩn và tốt nhất trong thư pháp. Mỗi ông đồ nhận đề sẽ trình bày trên giấy thi như một tác phẩm, yêu cầu phải viết đúng chữ, rõ ràng, sạch đẹp...

 

  {keywords}

Năm 2015 là năm thứ 2 "Hội chữ Xuân" được Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Hà Nội tổ chức (diễn ra từ ngày 8/2 đến ngày 5/3 dương lịch). Những ông đồ thi đạt tại hai đợt sát hạch sẽ được cấp giấy phép ngồi tại hồ Văn cho chữ trong dịp Tết sắp tới.

  {keywords}

Nhiều người cẩn trọng viết trước bài làm ra nháp trước khi đặt bút lên giấy thi.

  {keywords}

Cuộc sát hạch lần này gồm các thành viên đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ thư pháp Hà Nội. Đợt đầu tiên diễn ra cách đây 5 ngày và có tới 70% các ông đồ trượt.'Điều đó phần nào phản ánh thực trạng lộn xộn, viết sai chữ tại Văn Miếu nhiều năm nay.

  {keywords}

Quy chế thi yêu cầu các ông đồ không được xem sách, tra từ điển hoặc trao đổi bài với nhau. Những người vi phạm sau khi bị nhắc nhiều lần sẽ bị đánh dấu bài. Mặc dù vậy tình trạng này diễn ra khá phổ biến bất chấp việc có thế bị hủy bài thi.

  {keywords}

Dù được nhắc đến ba, bốn lần nhưng có ông đồ vẫn nghiễm nhiên tra kim từ điển ngay trong phòng thi.

  {keywords}

Thậm chí có "thí sinh" không nhớ hết các nét tên của chính mình, viết sẵn lên tay để vào chép lại vào bài.

  {keywords}

Phòng thi kín trong nhà Thái Học, những ông đồ chưa tới lượt thi và du khách thăm quan Văn Miếu hiếu kỳ ngó qua cửa sổ vào trong.

  {keywords}

Đề thi thường có từ một đến hai chữ ít dùng để kiểm tra vốn từ của người thi, người hiểu chữ mới có thể giải thích đúng, viết đúng được nên đây được cho là bộ đề thi vừa dễ lại vừa khó.

  {keywords}

Sau khi kết thúc bài thi, các ông đồ có thể đề tên, đóng dấu đỏ tùy theo cách trình bày của riêng họ.

  {keywords}

Việc không được sử dụng tài liệu tham khảo cũng gây bức xúc không nhỏ với các ông đồ. Trong cuộc gặp trước giờ thi, ông đồ Nguyễn Hữu Đệ cho rằng: "Chữ Hán - Nôm có hàng chục nghìn từ, chia làm nhiều bộ khác nhau nên khó ai có thể nhớ hết được, với những từ đặc biệt ít dùng thì lại càng khó. Ban tổ chức nên phát cho các ông đồ một bộ đề cương trước để ôn tham khảo và đề thi chỉ nằm trong khuôn khổ đó thôi". Cuộc sát hạch đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận bởi rất nhiều người yêu chữ, có thói quen xin chữ ngày đầu năm nhưng chưa đủ kiến thức để thẩm định chữ đúng, sai, xấu, đẹp.

  {keywords}

Đối với những người thi viết chữ Quốc Ngữ thì tiêu chí lại khác, bài thi chủ yếu kiểm tra về thư pháp, cách viết, nét chữ và cách trình bày bài thi trên giấy.

  {keywords}

Hầu hết các ông đồ trẻ tuổi là sinh viên. Các anh thi viết với đề là chữ Quốc Ngữ. Theo Ban tổ chức, đa số các bài thi chữ Quốc Ngữ có kết quả khá tốt, nét chữ bay bổng sáng tạo thể hiện phong thái riêng và chủ yếu là của các bạn trẻ.

  {keywords}

Bài thi hợp lệ phải kẹp đủ giấy thi và phiếu đăng ký, bài bị đánh dấu sẽ bị loại.

 

  {keywords}

Sau khi phần thi viết kết thúc vào 12h, Ban tổ chức đã chấm và đưa ra kết quả của đợt thi sát hạch thứ hai. Bài dự thi chữ quốc ngữ đạt 14/16 còn Hán Nôm là 36/71 tác phẩm đạt yêu cầu, còn thừa một số thí sinh vớt, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ. Cuộc sát hạch này giúp ông đồ nhận biết được trình độ thực tế của mình để phát huy cái đã làm tốt, chỉnh sửa, tu luyện thêm những phần chưa được. Tuy nhiên sau hai đợt mới chỉ có khoảng 140 ông đồ dự thi trong khi số lượng ông đồ theo tìm hiểu của ban tổ chức mọi năm hành nghề tại Văn Miếu lên đến hơn 300 người.

(Theo Zing)