Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Hồi kí cố vấn Trung Quốc (4)

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (4)

- Dương Danh Dy dịch và hiệu đính — published 06/03/2009 01:05, cập nhật lần cuối 22/07/2023 19:15
Vai trò của Trần Canh trong Chiến dịch Biên giới (1950)

ĐỒNG CHÍ TRẦN CANH
TRƯỚC VÀ SAU
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI VIỆT NAM


Vương Nghiên Tuyền

Dương Danh Dy dịch và hiệu đính


Tháng 7 năm 1950, theo lời mời của chủ tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Chủ tịch cử đồng chí Trần Canh làm đại diện Trung ương Đảng sang Việt Nam, giúp Bộ Tổng Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức chiến dịch biên giới. Lúc bấy giờ, đồng chí Trần Canh đang giữ nhiều chức vụ : Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Phó tư lệnh quân khu Tây Nam quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Tư lệnh quân khu Vân Nam, Tư lệnh kiêm chính uỷ binh đoàn số 4, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vân Nam, Chủ nhiệm Uỷ ban quân quản, đã nhận nhiệm vụ vẻ vang và gian khổ này trong tình hình Vân Nam vừa mới giải phóng trăm nghìn việc đang chờ giải quyết, bận rộn một ngày đêm.

Đây là phần thứ 4 của tập hồi ký GHI CHẾP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (nxb Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002, do Dương Danh Dy dịch và hiệu đính). Phần 4 này và phần 5 tiếp theo nói về vai trò của Trần Canh trong chiến dịch biên giới 1950. Để có thế đánh giá chính xác vai trò này, cần đối chiếu với hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chương ba GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI, trong ĐƯỜNG TỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ, nxb Quân đội Nhân dân, 2001) và của Trung tá Đặng Văn Việt ("hùm xám đường 4") : DE LA RC4 A LA RN4, La campagne des frontières, Ed Le Capucin, 2000.

Đã xuất bản trên Diễn Đàn :

(*) Phần (1) : hồi kí của La Quý Ba
(*)  Phần (2) : Quyết sách trọng đại....
(*) Phần (3) : Đồng chí Vi Quốc Thanh...

Khi đồng chí Trần Canh từ Côn Minh đi Việt Nam, đưa điều động 10 cán bộ cấp Đại đoàn ở cơ quan và bộ đội binh đoàn số 4 đi theo đồng chí. Tôi được điều động từ bộ đội đi theo đoàn, làm Tham mưu, thu thập tình hình, làm chút ít công việc cụ thể trước khi chiến đấu. Sau khi đến Việt Nam, khi cuộc chiến đấu sắp bắt đầu, vì đồng chí Ngô Hiệu Mẫn được binh đoàn số 4 cử làm cố vấn cho đại đoàn 308 quân đội Việt Nam bị ốm, cần có người khác thay, được Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Việt Nam đồng ý, đồng chí Trần Canh và đồng chí Vi Quốc Thanh (nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử sang Việt Nam làm đoàn trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc) lập tức cử tôi làm cố vấn đại đoàn 308. Do nguyên nhân trên tôi may mắn được tiếp xúc với đồng chí Trần Canh trong mấy tháng, tôi đã được giáo dục chủ nghĩa quốc tế và giáo dục tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông sâu sắc từ trong thực tiễn cụ thể của đồng chí Trần Canh.



Thứ nhất, mẫu mực của chủ nghĩa quốc tế vô sản, ân cần dạy dỗ, hành trình gian khổ, nói và làm nhất trí.


Đồng chí Trần Canh dẫn đoàn chúng tôi hơn 170 người (bao gồm phân đội cảnh vệ, phân đội vận tải, vận tải những thứ tặng lãnh đạo Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 7/7/1950 xuất phát từ Côn Minh, tối 14/8 thì đến Bộ chỉ huy tiền phương Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Việt Nam ở Đại Phi, huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng Việt Nam. Trong hơn một tháng đó, ngoài việc từ Côn Minh đến Khai Viễn đi tàu hoả, từ Khai Viễn đến Vân Sơn ngồi ôtô ra, chặng đường còn lại đều đi ngựa hoặc đi bộ. Lúc này đang là mùa mưa, trời tối sầm và mưa râm liên miên, mưa to xối xả, những nơi đi qua đều là đồi núi và ruộng lúa ngập nước, rất nhiều lúc ngựa cũng không cưỡi được, đành phải đi bộ.

Hai chân của Trần Canh đều bị thương nặng trong chiến tranh trong nước, chẳng phải nói con đường khó đi như thế, ngay cả đi con đường bình thường cũng đã là vất vả và đau đớn. Sau khi xuất phát từ huyện Vân Sơn được ba bốn ngày, thì bệnh đau răng của đồng chí Trần Canh tái phát, đau đến mức đêm không ngủ được. Tuy vậy, đồng chí vẫn kiên trì hành quân cùng với các đồng chí, mọi người đều lo lắng cho sức khoẻ và an toàn của đồng chí. Tỉnh lỵ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn v.v... ở Việt Nam mà chúng tôi đi qua lúc bấy giờ, tuy đều nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Việt Nam, nhưng từ Hà Giang đến Tuyên Quang, từ Tuyên Quang đến nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lại ngược bắc lên huyện Quảng Uyên của Cao Bằng, trên thực tế đều hành quân trong tình hình sẵn sàng chiến đấu, lúc nào cũng phải đề phòng địch oanh tạc và đặc vụ địch tấn công. Đồng chí Trần Canh chịu đựng những cơn đau răng dữ dội, lê đôi chân bị thương nặng hành quân sẵn sàng chiến đấu trong mùa mưa dài. Ngoài việc hằng ngày tiếp xúc các đồng chí đón tiếp của Chính quyền, bộ đội địa phương, còn tranh thủ mọi thời cơ thu thập tình hình mọi mặt của quân Pháp và Việt Nam, chẳng kể ngày đêm suy nghĩ vấn đề hỗ trợ Việt Nam đánh thắng chiến dịch lúc bấy giờ, đồng thời quan tâm tất cả các đồng chí cùng đi về chính trị, công tác, an toàn, đời sống.

Trước khi xuất phát từ Côn Minh, đến 1/11/1950 hoàn thành nhiệm vụ rời Việt Nam về nước, đồng chí Trần Canh thường xuyên nhấn mạnh với tất cả các đồng chí Trung Quốc đã tiếp xúc với đồng chí : Chúng ta nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Mao Chủ tịch, Chu Thủ tướng, Chu Tổng tư lệnh cử chúng ta sang Việt Nam chấp hành nhiệm vụ quốc tế. Chúng ta phải tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc Việt Nam toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Việt Nam, tôn trọng sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắc phục mọi khó khăn trở ngại. Không tiếc bất cứ hy sinh nào, dốc hết tâm sức hoàn thành mọi nhiệm vụ Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch giao cho chúng ta, phải xử lý tốt quan hệ đoàn kết tốt với các đồng chí Việt Nam, bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tuyệt đối không được phụ lòng mong đợi của Mao Chủ tịch, Hồ Chủ tịch. Đồng chí Trần Canh giáo dục chúng tôi như vậy, đồng chí tự làm gương trước, nén chịu cơn đau thương tật và mệt nhọc trên đường đi, dốc toàn bộ tinh lực vào điều tra nghiên cứu, vào suy nghĩ vấn đề tác chiến chống đế quốc Pháp xâm lược quan hệ đến lợi ích lớn nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam, vào việc hỗ trợ Việt Nam đánh thắng chiến dịch Biên Giới.

Trước khi đồng chí Trần Canh sang Việt Nam, tháng 5/1950 đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực của QĐNDVN hơn 10.000 người đã đến tập kết tại vùng Nghiên Sơn, Vân Nam, nhận vũ khí, trang bị, khí tài, trang phục v.v... của Trung Quốc viện trợ, tiến hành chỉnh huấn trước chiến dịch biên giới dưới sự hỗ trợ của binh đoàn 4 Quân Giải phóng. Quân Khu Vân Nam, binh đoàn 4 cử nguyên Tư lệnh biên khu Vân Nam – Quý Châu, Phó tư lệnh quân khu Vân Nam, Trang Điền và quân đoàn trưởng Chu Hy Hán, quân đoàn phó Trần Canh quân đoàn 13 binh đoàn 4, dẫn cán bộ của một đại đoàn từ đại đoàn đến trung đội của một sư, hỗ trợ đại đoàn 308 công tác hai tháng ở doanh trại Nghiên Sơn. Ngày 10/7, ngay sau khi đồng chí Trần Canh đến Nghiên Sơn, lập tức thu thập tình hình của Ngô Hiệu Mẫn, được binh đoàn 4 cử làm cố vấn đại đoàn 308 báo cáo ; nghe Song Hào – chính uỷ đại đoàn 308 và chính uỷ Trung đoàn 165 trung đoàn chủ lực trên chiến trường Tây Bắc quân đội Việt Nam giới thiệu tình hình ; nghe Trang Điền, Chu Hy Hán hỗ trợ mọi mặt công tác cho đại đoàn 308 trao đổi tình hình, nghiên cứu quyết định ngay tại chỗ những vấn đề cần giải quyết, thảo luận vấn đề chiến dịch mà quân đội Việt Nam sắp bắt đầu.

tc
Từ trái sang phải : Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, La Quý Ba

Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Việt Nam đã xác định cần tập trung đại đoàn 308 và hai trung đoàn 174, 209 do Bộ Tổng trực tiếp nắm, tiến hành chiến dịch biên giới ở phía Việt Nam, biên giới Trung – Việt, nhưng hướng chính của chiến dịch liệu có phải ở vùng Cao Bằng chiến trường Đông Bắc hay không thì vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Sau khi sư 308 được chuẩn bị trang bị, huấn luyện ở Vân Nam thì xuất kích đánh Lào Cai. Đồng chí Trần Canh căn cứ vào tình hình tìm hiểu được, cho rằng hướng chính của chiến dịch nên đặt ở vùng Cao Bằng, chiến trường Đông Bắc, đồng thời báo cáo ý kiến đó lên Quân uỷ Trung ương, Mao Chủ tịch và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng quân đội Việt Nam cũng quyết định rất nhanh đặt hướng chính của chiến dịch ở vùng Cao Bằng chiến trường Đông Bắc, coi vùng Lào Cai của chiến trường Tây Bắc là hướng phụ của chiến dịch.

Ngày 20/7, Trần Canh cùng đoàn từ biên giới huyện Ma Li Phô đi vào địa phận tỉnh Hà Giang. Dọc đường, đồng chí Trần Canh tiếp xúc với nhiều cán bộ phụ trách quân chính Việt Nam, lại hiểu được nhiều tình hình của quân xâm lược Pháp và địa phương, quân đội Việt Nam, còn tiếp xúc với bộ đội của trung đoàn 165 quân đội Việt Nam ở Vĩnh Tuy giữa Hà Giang – Tuyên Quang. Căn cứ vào tình hình và vấn đề mà cán bộ phụ trách quân chính Việt Nam cho biết, đồng chí Trần Canh cảm thấy quân đội Việt Nam chưa xác định rõ ràng mục địch chiến dịch sắp tiến hành, các đồng chí rất ít bàn đến vấn đề làm thế nào để tiêu diệt sinh lực địch, giành chủ động chiến trường; mà nói nhiều đến đánh chiếm Lào Cai như thế nào, đánh chiếm Cao Bằng như thế nào, tập trung vào đánh lấy thành phố, thị trấn, đánh lấy địa phương. Đồng chí Trần Canh qua nhiều suy nghĩ trăn trở, cho rằng đây là vấn đề lớn quan hệ đến tư tưởng chỉ đạo tác chiến cần phải sớm giải quyết, vì thế trước khi vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, đã gọi điện ngay cho La Quý Ba đang ở chỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh (theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử sang Việt Nam làm cố vấn chính trị, về sau làm Đại sứ ở Việt Nam), trao đổi với đồng chí giải quyết vấn đề này như thế nào,

Thời gian đồng chí Trần Canh xuất phát từ Côn Minh là sau hội nghị toàn thể lần thứ 3 Khoá 7 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là sau khi đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh Triều Tiên. Đồng chí không chỉ tập trung suy nghĩ vấn đề hỗ trợ Việt Nam tác chiến, mà còn cũng thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình mọi mặt trong nước và tình hình chiến trường Triều Tiên. Từ Côn Minh, đến huyện biên giới Ma Li Phô, đồng chí không ngừng truyền đạt tinh thần hội nghị Trung ương 3 cho cán bộ, đảng, chính quyền quân đội mà đồng chí đã gặp, thăm hỏi tình hình mọi mặt liên quan đến tư tưởng chính trị, tài chính kinh tế, an ninh xã hội v.v... và nêu ra ý kiến công tác cụ thể. Trên đường đi, mỗi khi đến giờ Tân Hoa xã phát tin tức thời sự và tư liệu tham khảo, đều yêu cầu đài vô tuyến điện đi theo dừng lại ghi chép, đồng chí xem tỉ mỉ nội dung ghi chép và bảo những người cùng đi chuyền nhau xem, làm cho mọi người đều có hiểu biết cơ bản những việc lớn trên quốc tế, trong nước và tình hình chuyển biến hàng ngày trên chiến trường Triều Tiên. Sau khi đến nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí cảm thấy phía Việt Nam không nhanh nhạy lắm đối với tin tức quốc tế, bèn kiến nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh kiện toàn cơ quan thu thập tình hình quốc tế, chú ý theo dõi sự thay đổi tình hình các nơi trên thế giới. Trong công tác sinh hoạt hàng ngày của đồng chí Trần Canh có thể thấy rõ, đồng chí là một người quốc tế vô sản trung thành lúc nào cũng làm tốt việc chuẩn bị chấp hành một nhiệm vụ quốc tế.

Tháng 11 cùng năm, sau khi đồng chí từ chiến trường Việt Nam về nước chưa được nghỉ ngơi lại tới ngay chiến trường Triều Tiên. Trong cuộc hành trình hết nơi này đến nơi khác ở Việt Nam, đồng chí Trần Canh không chỉ quan tâm vấn đề đấu tranh quân sự của Việt Nam, cũng rất quan tâm đến các vấn đề trong quần chúng địa phương Việt Nam. Lúc bấy giờ bọn đế quốc Pháp ngoài việc ráo riết tấn công đồng bằng Bắc Bộ ra, đồng thời tăng cường xâm lược chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Để phân hoá lực lượng kháng chiến của Việt Nam, bọn đế quốc Pháp lợi dụng bọn phản động Việt Nam tiến hành các trò lừa gạt, quấy rối ở vùng các dân tộc thiểu số Bắc Bộ, làm cho quần chúng ở một số vùng dân tộc thiểu số có sự hiểu nhầm, tình hình có những cái không bình thường lắm. Để bóp chết lực lượng kháng chiến của Việt Nam, về vật chất kinh tế, quân Pháp tăng cường kiểm soát vùng sản xuất lương thực miền Bắc Việt Nam phá hoại kinh tế, bao vây kinh tế, làm cho đời sống nhân dân trong vùng quân đội Việt Nam kiểm soát ngày càng khó khăn, vật giá lên cao, đồng bạc ngày càng mất giá. Đứng trước tình hình đó, đồng chí Trần Canh đưa ra kiến nghị với phía Việt Nam tăng cường công tác dân tộc thiểu số, củng cố đoàn kết giữa các dân tộc, đưa ra kiến nghị tăng cường công tác tài chính kinh tế, đồng thời kiến nghị chính phủ Trung Quốc, giúp Việt Nam tăng cường công tác tài chính, chỉnh đốn tiền tệ, in đồng tiền mới. Những kiến nghị đó đều có tác dụng nhất định đối với việc đập tan âm mưu của đế quốc Pháp chia rẽ lực lượng chống Pháp của Việt Nam, khắc phục khó khăn kinh tế khá nghiêm trọng lúc bấy giờ.

Đồng chí Trần Canh sau khi vào đến địa phận Việt Nam chẳng bao lâu cảm động trước tinh thần phấn đấu gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp, nhất là cảm động trước sự cần cù dũng cảm của đông đảo phụ nữ lao động Việt Nam. Lúc bấy giờ phần lớn nam giới ở căn cứ địa được động viên vào bộ đội, chính quyền, công an cách gọi của người Việt Nam công tác việc sản xuất ở nông thôn, mọi việc phục vụ thời chiến, công tác chi viện tiền tuyến Việt Nam đều đè lên vai của đông đảo phụ nữ lao động. Mỗi người chúng tôi trong đoàn đều rất cảm động trước tinh thần cống hiến của phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Pháp cứu nước. Đồng chí Trần Canh đi đến đâu cũng nói đến sự vĩ đại của phụ nữ Việt Nam, kiến nghị phía Việt Nam chú ý bồi dưỡng cán bộ phụ nữ, nâng cao địa vị xã hội của họ. Điều đó thể hiện đầy đủ quan điểm quần chúng vững chắc, tin tưởng quần chúng, dựa vào quần chúng, phục vụ quần chúng và phẩm chất cao quý của người cộng sản của đồng chí Trần Canh.

Đồng chí Trần Canh rất quan tâm đến tất cả cán bộ đi theo đoàn, khiến mọi người khắc phục tương đối thuận lợi mọi khó khăn gặp phải, hoàn thành được nhiệm vụ phải hoàn thành. Lúc bấy giờ tình hình tài chính kinh tế của Trung Quốc rất khó khăn trang bị của bộ đội khá đơn sơ, ngay cả áo mưa cũng không có, khi chúng tôi rời Côn Minh mỗi người được phát một cái ô đi mưa. Sau khi đến chỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh nói người Việt Nam rất ít dùng ô đi mưa, các đồng chí dùng ô sẽ để lộ là người Trung Quốc, không có lợi cho bảo mật. Chủ tịch tự tay thu hết ô đi mưa, phát cho mỗi người một chiếc mũ lá cọ, cho nên trên đường hành quân thường xuyên bị mưa thấm ướt. Đồng chí Trần Canh cũng như mọi người bị mưa ướt sũng, lội đường bùn, trên đường hành quân vẫn hay kể chuyện tiếu lâm, làm cho tinh thần mọi người vui vẻ vượt khó tiến lên.

Chúng tôi đều là người miền bắc, trong hoàn cảnh như ở Việt Nam, thường xuyên hành quân trong mưa rất dễ bị sốt rét ác tính, để đề phòng sốt rét ác tính lây lan, đồng chí Trần Canh hàng ngày đích thân đôn đốc cán bộ chiến sĩ uống thuốc chống sốt rét đúng giờ, sau cơn mưa, đích thân đôn đốc mọi người hong khô quần áo, uống canh ớt, tăng sức chống bệnh. Không có sự quan tâm tỉ mỉ chu đáo của đồng chí Trần Canh về chính trị, đời sống thì trong tình hình lúc bấy giờ khó có thể làm cho tất cả những người đi theo đoàn có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.



Thứ hai, với tinh thần quốc tế vô sản cao độ, với thái độ chân thành, thẳng thắn, khiêm tốn, nhẫn nại, hỗ trợ Quân đội Nhân dân Việt Nam đi lên một giai đoạn chiến lược mới trong việc hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch biên giới.



1. Phân tích nhược điểm của
“ kế hoạch Revers ” của quân Pháp

Ngày 28/7/1950, sau khi đến nơi ở của chủ tịch Hồ Chí Minh cách huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Việt Nam 12km về phía bắc, đồng chí Trần Canh dẫn chúng tôi lần lượt nghe Chủ nhiệm phòng thư ký Quân uỷ Quân đội Việt Nam Đỗ Đức Kiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu v.v... giới thiệu tình hình địch ta. Ngày 14/8 sau khi đến Bộ chỉ huy tiền tuyến Bộ tổng quân đội Việt Nam ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, lại được nghe Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Hoàng Văn Thái và những người phục trách các cục tác chiến, tình báo của quân đội Việt Nam giới thiệu tình hình chung liên quan đến địch ta và giới thiệu tình hình cụ thể chiến trường Đông Bắc trên tuyến biên giới Cao Bằng – Đông Khê – Thất Khê – Đôn Sơn – Đình Lập. Thông qua giới thiệu tình hình trên, chúng tôi được biết từ đầu năm 1949, sau khi đế quốc Pháp cử Tổng tham mưu trưởng của họ là Revers đến Đông Dương làm cố vấn cao cấp, Tổng chỉ huy, đã đưa ra cái gọi là “kế hoạch Revers”. Tinh thần chủ yếu của kế hoạch này là tăng cường binh lực, đặt trọng điểm tấn công quân sự ở Bắc Bộ Việt Nam, khống chế hoàn toàn vùng sản xuất lương thực đông dân cư đồng bằng sông Hồng, mở rộng phạm vi chiếm đóng vùng đồi núi, phong toả biên giới Trung – Việt, tăng cường binh lực cơ động, phong toả hơn nữa căn cứ địa Việt Bắc, phá hoại căn cứ địa, đồng thời bao vây kinh tế quân dân, căn cứ địa, đi đôi với điều đó tăng cường hoạt động âm mưu chính trị phản động, tăng cường nguỵ quyền, mở rộng nguỵ quân, chia rẽ đoàn kết dân tộc tổ chức các nước bù nhìn “nước Nùng” “nước dân tộc Mán”, “nước Thái” v.v...

Kết quả của việc thực hiện kế hoạch phản động Revers là đến tháng 7, 8 năm 1950, tổng binh lực của quân xâm lược Pháp ở Việt Nam, Campuchia, Lào đã lên đến 230.000 người, trong đó quân Pháp khoảng bốn năm chục ngàn người, lính đánh thuê châu Âu, lính da đen châu Phi khoảng sáu bảy chục ngàn người, còn lại là quân nguỵ bản xứ, không quân có 150 chiếc máy bay, máy bay vận tải khu trục một thứ một nửa, 2/3 máy bay phân bổ ở các sân bay Bắc Bộ Việt Nam. Lục quân ở Bắc Bộ Việt Nam có hơn 75.000 người, phần lớn phân tán phòng giữ cảnh giới, binh lực cơ động khoảng 10 đến 12 tiểu đoàn, ngoài ra có 4, 5 tiểu đoàn lính dù có thể cơ động.

Quân Pháp từng bước mở rộng vùng chiếm đóng đồng bằng sông Hồng trong khi thực hiện kế hoạch Revers. Sau khi chiếm tỉnh lỵ các tỉnh Thái Bình, Phủ Lý, Ninh BÌnh v.v... vào tháng 2, 4, 5 năm 1950, cơ bản kiểm soát vùng sản xuất lương thực đồng bằng sông Hồng làm cho căn cứ địa Bắc Bộ khó khăn về kinh tế, cung cấp cho quân đội. Ở vùng núi biên giới, do quân đội Việt Nam không ngừng tấn công, nhất là tháng 5/1950, trung đoàn 174 quân đội Việt Nam mở cuộc tấn công tương đối lớn vào quân địch đóng giữ Đông Khê, bọn địch bị đòn nặng, quân Pháp rút một số cứ điểm phân tán, tăng cường binh lực và chỉ huy cho các cứ điểm chủ yếu ở Cao Bằng – Đông Khê – Thất Khê – Na Sầm v.v..

Sau khi tìm hiểu tình hình trên đây, đồng chí Trần Canh cho rằng, bọn đế quốc Pháp bị suy yếu rất nhiều trong chiến tranh thế giới thứ hai, số quân xâm lược trên toàn Đông Dương tuy có trên 200.000, nhưng thành phần rất phức tạp, phần lớn binh lực dùng vào phân tán phòng giữ cảnh giới, binh lực cơ động không nhiều, muốn tăng viện binh lực từ nước Pháp cũng rất khó khăn, hơn nữa binh lực cơ động cũng không thể tăng thêm nhiều được, đó là nhược điểm của quân Pháp. Không có cách gì giải quyết được. Chỉ cần tiêu diệt được sinh lực của chúng, nhất là tiêu diệt lực lượng cơ động của chúng, đế quốc Pháp bị đánh rối loạn ở phòng tuyến Bắc Bộ Việt Nam thì “kế hoạch Revers” sẽ bị phá sản, quân đội Việt Nam có khả năng giành được thắng lợi của chiến dịch biên giới, từ bị động biến thành chủ động.


2. Nêu ra vấn đề Quân đội Nhân dân Việt Nam
đứng trước ba chuyển biến

Sau khi tìm hiểu tình hình của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng chí Trần Canh cho rằng quân đội Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thành quá trình từ đội du kích phân tán chuyển biến thành quân chính quy tập trung một phần, từ đánh du kích phân tán chuyển sang đánh vận động tập trung thích đáng, từ đánh tiêu hao chuyển sang đánh tiêu diệt.

Theo giới thiệu của Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Việt Nam, trong tháng 7, 8, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương của QĐNDVN có khoảng 160.000 người ; tháng 8/1949 bắt đầu thành lập đại đoàn 308, tháng 2/1950 bắt đầu thành lập đại đoàn 304, các đơn vị khác đều là trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội. Chuẩn bị dùng cho hướng chính của chiến dịch biên giới vùng Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê có 18 tiểu đoàn bộ binh gồm 3 trung đoàn 36, 88, 102 của đại đoàn 308, 2 trung đoàn 174, 209 trực thuộc Bộ Tổng, 3 tiểu đoàn độc lập 11, 426, 428 v.v.. cộng với pháo binh, công binh khoảng 20.000 người. những bộ đội này do hoạt động phân tán lâu dài, đại đoàn đã thành lập nhưng chưa tập trung, càng chưa qua tác chiến tập trung, thời gian hoạt động tập trung của trung đoàn cũng không nhiều cho nên hiện tượng tản mạn, không tuân thủ giờ giấc, chấp hành mệnh lệnh còn lỏng lẻo v.v... khá phổ biến, tập trung được một trung đoàn tác chiến cũng khó khăn. Tháng 2/1950, trung đoàn 102 của đại đoàn 308 tấn công cứ điểm Phố Ràng nam Lào Cai, chiến trường Tây Bắc, tháng 5 trung đoàn 174 tấn công cứ điểm Đông Khê nằm giữa Cao Bằng – Thất Khê, quân đội Việt Nam cho rằng là cuộc chiến đấu thắng lợi chưa từng có, trên thực tế đều là đánh tiêu hao mình bị thương vong, tiêu hao không ít, bọn địch bị bắt không nhiều.

Căn cứ vào tình hình thực tế của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ đồng chí Trần Canh cho rằng cần tập trung tiến hành chiến dịch biên giới, đây là việc chưa từng có trong lịch sử quân đội Việt Nam, đối mặt với vấn đề to lớn ; từ đội du kích chuyển sang quân chính quy, từ đánh du kích chuyển sang đánh vận động, từ đánh tiêu hao chuyển sang đánh tiêu diệt. Để hỗ trợ Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, giải quyết những vấn đề chuyển biến cần phải giải quyết này, đưa việc xây dựng và tác chiến của quân đội Việt Nam bước lên giai đoạn chiến lược mới, đồng chí Trần Canh đã làm rất nhiều việc, bền bỉ, ngoan cường, dốc hết tinh lực và thể lực to lớn, trải qua những ngày đêm gian khổ hơn nhiều so với trong nước đã thể hiện đầy đủ hình ảnh vẻ vang của chiến sĩ quốc tế vô sản trung thành.


3. Tư tưởng chỉ đạo và vấn đề
cách đánh của chiến dịch Biên Giới

Trước khi đồng chí Trần Canh sang Việt Nam, quân đội Việt Nam từ trên xuống dưới coi việc tấn công thành phố, thị trấn, chiếm đóng địa phương trong chiến đấu là thắng lợi, còn việc tiêu diệt được bao nhiêu sinh lực địch, thu được bao nhiêu vũ khí đạn dược của địch v.v... thì ít suy tính đến. Vì thế, khi nghiên cứu cách đánh của chiến dịch biên giới đã nẩy sinh bất đồng, không ít viên chỉ huy của phía Việt Nam chủ trương đánh Cao Bằng trước, để mở nút giao thông với Trung Quốc. Lúc đó, quân địch đóng giữ Cao Bằng đã được tăng cường, đã tăng thêm 3 tiểu đoàn, cử viên chỉ huy trung tá vốn ở Thất Khê đến tăng cường chỉ huy, công sự khá kiên cố, địa hình ba mặt là nước, một mặt là núi, có lợi cho phòng thủ. Theo tình hình thực tế của quân đội Việt Nam là khó tiêu diệt quân địch ở Cao Bằng, dù may mắn có thể tấn công lấy Cao Bằng cũng sẽ trả giá đắt.

Vì vậy đồng chí Trần Canh kiến nghị với phía Việt Nam : không đánh trước cứ điểm Cao Bằng tương đối lớn, mà đánh trước cứ điểm Đông Khê tương đối nhỏ làm cô lập cứ điểm Cao Bằng, buộc định tăng viện, tranh thủ tiêu diệt viện binh của địch trong vận động dã ngoại, như vậy vừa có thể tiêu diệt sinh lực địch, rèn luyện nâng cao sức chiến đấu của quân đội Việt Nam, vừa có thể làm cho cứ điểm Cao Bằng bị cô lập biến thành điểm yếu tương đối, để sau đó tấn công tiêu diệt nó, hoàn thành nhiệm vụ khai thông tuyến giao thông quốc tế. Kiến nghị của đồng chí Trần Canh không được chỉ huy phía Việt Nam chấp nhận ngay, có khá đông chỉ huy đưa ra ý kiến khác nhau, họ cho rằng : nên đánh địch ở Cao Bằng trước như vậy có thể phát huy ưu thế của quân đội Việt Nam ; nếu đánh Đông Khê trước, rồi đánh viện binh hoặc chuyển sang đánh Cao Bằng, như vậy lực lượng của quân đội Việt Nam sẽ bị tiêu hao trong chiến đấu ở Đông Khê v.v.., còn quân địch ở Cao Bằng càng cảnh giác tăng cường lực lượng phòng ngự, đánh Cao Bằng sẽ mất thời cơ, càng không dễ đánh. Do đó kiên trì ý kiến đánh Cao Bằng trước. Đồng chí nhiều lần vận dụng thực tế trên chiến trường để thuyết phục giải thích, các đồng chí ấy mới tiếp nhận kiến nghị của mình, bắt đầu xây dựng tư tưởng mục đích của chiến dịch trước hết là tiêu diệt sinh lực địch, chấp nhận đánh Đông Khê trước, thực hiện cách đánh tiêu diệt sinh lực địch trong vận động, rồi đánh lấy và giữ chặt nút giao thông Cao Bằng.

Đi đôi với chuyển biến tư tưởng chiến thuật, đồng chí Trần Canh thẳng thắn nêu ra vấn đề quan hệ giữa cán bộ, chiến sĩ tồn tại trong quân đội Việt Nam lúc bấy giờ, nêu rõ cán bộ không quan tâm, không yêu mến chiến sĩ, tuỳ ý làm nhục và trừng phạt nhân thân đối với chiến sĩ và cán bộ cấp dưới, là hiện tượng không nên có trong quân đội nhân dân, là cách làm suy yếu sức chiến đấu của bộ đội, nên kiên quyết sửa đổi, xây dựng phong cách cán bộ yêu mến chiến sĩ, chiến sĩ yêu quý cán bộ, cán bộ phải coi chiến sĩ là anh em cùng giai cấp của mình, tích cực giải quyết những khó khăn của chiến sĩ, quan tâm nỗi khổ của chiến sĩ, làm cho chiến sĩ cảm thấy ấm áp từ đó tăng cường đoàn kết trong bộ đội không sợ bất cứ khó khăn hiểm trở nào, không sợ hy sinh chịu đựng được thử thách chiến đấu ác liệt bồi dưỡng tác phong chiến đấu ngoan cường, như vậy mới có thể thích ứng với yêu cầu đánh công kiên, đánh vận động.

Trong khi hỗ trợ quân đội Việt Nam tác chiến, đồng chí Trần Canh không một phút lơi lỏng yêu cầu xây dựng bộ đội, nhằm vào vấn đề cụ thể tồn tại trong quân đội Việt Nam, lúc đó phân chia trước sau, phân chia chủ yếu vào thứ yếu, từng bước nêu ra kiến nghị tăng cường xây dựng quân đội nhân dân, làm cho tác chiến và xây dựng quân đội Việt Nam tiến hành đồng thời.


4. Vào giờ phút then chốt tấn công tiêu diệt địch
ở Đông Khê, cổ vũ quân đội Việt Nam
chiến đấu ngoan cường,
xây dựng tác phong chiến đấu tốt

Đông Khê nằm trên quốc lộ 4 biên giới Đông bắc Việt Nam, ở giữa Cao Bằng và Thất Khê, lúc đó có hai đội lính đánh thuê Âu – Phi, một trung đội nguỵ quân đóng giữa, cộng thêm phân đội pháo binh, có tất cả hơn 350 tên có công sự cấu trúc tương đối chắc. Phía bắc, Đông Khê cách Cao Bằng 45 km, phía nam cách Thất Khê 25 km : Đường từ Cao Bằng đi Thất Khê đại thể là hướng Tây bắc, Đông nam, hai bên đường đều là đồi núi, phía đông phần nhiều là núi đá, phía tây ngoài núi đá xen giữa là có đất đồi, rừng cây dày đặc, ngoài một số đường mòn có thể miễn cưỡng đi được ra, những nơi còn lại rất khó đi, lúc đó chúng tôi còn rất trẻ, dùng cả chân tay mới có thể bò qua những quả núi.

Ngày 16/9/1950, chiến dịch Biên Giới của quân đội Việt Nam bắt đầu bằng việc nổ súng vào Đông Khê. Kế hoạch chiến dịch của Bộ Tổng quân đội Việt Nam là đánh chiếm Đông Khê, đánh địch tăng viện rồi tuỳ tình hình đánh Thất Khê, đánh Cao Bằng, dự tính toàn bộ chiến dịch hoàn thành trong 30 đến 40 ngày. Bố trí khởi đầu chiến dịch là dùng trung đoàn 174, 209, tiểu đoàn độc lập 11, 426 và ba tiểu đoàn pháo binh làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt địch ở Đông Khê, đại đoàn 308 phục kích ở giữa Đông Khê, Thất Khê, sẵn sàng tiêu diệt địch tăng viện cho Đông Khê, tiểu đoàn độc lập 428 và bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, theo dõi chặn đánh địch ở Na Sầm, Lạng Sơn có thể tăng viện cho phía bắc, nắm vững động tĩnh của địch, bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng tập kích quấy rối địch ở Cao Bằng, nắm vững động tĩnh của địch ở Cao Bằng. Bộ đội Việt Nam nói trên đều mới được phát vũ khí của Trung Quốc viện trợ, hoả lực tương đối mạnh.

Theo đồng chí trong Bộ Tổng quân đội Việt Nam giới thiệu, quân số bộ đội tham chiến tương đối đầy đủ, trung đoàn 147, trung đoàn 209, cộng với 2 tiểu đoàn độc lập và 3 tiểu đoàn pháo binh và phân đội công binh, tổng binh lực trên 7000 người, gần gấp 20 lần quân địch đóng giữ Đông Khê. Với binh lực, hoả lực ưu thế tuyệt đối như vậy tấn công cứ điểm Đông Khê, đánh suốt đêm 16/9, đến khi rạng sáng ngày 17, lại bị địch phản kích, nguyên nhân chủ yếu là về mặt chỉ huy tư tưởng tiêu cực đánh được thì đánh, đánh không được thì rút, chỉ huy của trung đoàn, tiểu đoàn cách đại đội đều xa không thể nắm chính xác tình hình địch ta, thực hiện chỉ huy chiến trường kịp thời, thậm chí báo cáo sai tình huống, thổi phồng tình hình của địch, có hơn 2 đại đội địch đóng giữ nói vống lên là hơn 2 tiểu đoàn.

Một trung đoàn tấn công một đại đội ở cứ điểm Đông Khê lại báo cáo một tiểu đoàn tấn công. Rạng sáng ngày 17, máy bay địch đến, mới phản kích nhỏ nhưng do bộ đội tiến công không có chỉ huy của cấp trên, nên tự rút khỏi chiến đấu. Cán bộ cơ sở, nhất là đông đảo binh sĩ đánh trận anh dũng, nhưng do thiếu chỉ huy xứng đáng, chiến đấu và hy sinh anh dũng mà không may lại được thắng lợi xứng đáng.

Ngày 17, Tư lệnh Bộ Tổng chỉ huy mặt trận chỉnh đốn bộ đội tiếp tục tấn công, quy định chạng vạng tối 17, tổng công kích nhưng lại lùi đến 21g hôm đó mới bắt đầu. Cuộc tấn công lần thứ hai về mặt chỉ huy vẫn không tiếp thụ bài học, không nghiêm khắc tuân thủ thời gian, mỗi đơn vị một phách, không hiệp đồng với nhau, đến nỗi tấn công ba giờ đồng hồ, vẫn không đột phá trận địa trung tâm của địch, thậm chí có chỉ huy không muốn tiếp tục tấn công. Vào giờ phút then chốt của thành bại đồng chí Trần Canh nêu ra kiến nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho bộ đội không tiếc bất cứ giá nào kiên quyết tấn công tiêu diệt địch ở Đông Khê, nói rõ vào giờ phút then chốt, thương vong tương đối lớn, cần cổ vũ bộ đội chiến đấu ngoan cường đến thắng lợi mới có thể xây dựng tác phong chiến đấu tốt đẹp, và kiến nghị điều chỉnh bố trí bốn phía tấn công địch cùng một lúc. Hồ Chủ tịch, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hoàn toàn đồng ý kiến nghị của đồng chí Trần Canh, ra lệnh cho bộ đội công kích sau khi điều chỉnh bố trí kiên quyết tấn công.

Sau khi mở lại cuộc tấn công, đột phá rất nhanh trận địa trung tâm của địch, đánh vào trong lòng địch, đến 8g sáng ngày 18, tiêu diệt toàn bộ hơn 270 tên địch, thu toàn bộ vũ khí đạn dược của chúng. Đấy là lần đầu tiên quân đội Việt Nam tiêu diệt gọn cứ điểm địch có hai đại đội đóng giữ. Cuộc chiến đấu ở Đông Khê vừa kết thúc, đồng chí Trần Canh kiến nghị với Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam ; chỉnh đốn bộ đội, tổng kết bài học kinh nghiệm, biểu dương những người có công, đề bạt cốt cán chiến đấu anh dũng, bổ sung đội ngũ cán bộ, tăng cường giáo dục tác phong kỷ luật, giới thiệu kinh nghiệm cụ thể cho tất cả bộ đội tham gia chiến đấu trên cơ sở tổng kết nghiêm túc. Bộ chỉ huy tiền phương hoàn toàn đồng ý kiến nghị của đồng chí Trần Canh, về sau còn cử đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng đến đại đoàn 308 giới thiệu kinh nghiệm chiến đấu ở Đông Khê. Trong giới thiệu, sau khi nói đến kinh nghiệm thành công và sự tích anh hùng của bộ đội tấn công, Hoàng Văn Thái nói rõ với cán bộ toàn bộ vấn đề tồn tại về mặt chỉ huy của trung đoàn, tiểu đoàn trong tấn công, nguyên nhân tấn công thất bại ngày 17, làm cho cán bộ của đại đoàn 308 cũng được giáo dục, một số cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở cảm thấy thấm thía tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tác phong chiến đấu, tăng cường kỹ thuật chiến trường. Điều đó đã có tác dụng rõ rệt đối với việc hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo.


5. Những ngày đêm chờ đợi thời cơ
tiêu diệt địch sau khi kết thúc cuộc chiến ở Đông Khê

Trong cuộc chiến đấu Đông Khê, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Việt Nam tấn công một cứ điểm địch có hai đại đội đóng giữ, là một cuộc chiến đấu thắng lợi nhưng không phải là một cuộc chiến đấu thành công. Ta thương vong hơn 500 người, chỉ tiêu diệt hơn 270 tên địch. Lúc đó quân đội Việt Nam đưa tin nói tiêu diệt hơn 800 tên địch, là một sự cổ vũ rất lớn đối với quân dân Việt Nam, tinh thần của quân dân nói chung lên cao. Ngoài ra tác dụng của cuộc chiến đấu Đông Khê trong toàn bộ chiến dịch rất lớn. Sau khi quân đội Việt Nam tiêu diệt quân địch ở Đông Khê kiểm soát khu vực Đông Khê đã cắt ngang phòng tuyến biên giới đông bắc của đich, Cao Bằng hoàn toàn rơi vào cô lập. Cứ điểm Cao Bằng khá kiên cố lâu nay đã trở thành chiếc ba lô trên vai quân Pháp vừa khó cố thủ, vừa khó rút lui, đồng thời trở thành vật cầm đồ bị túm chặt bím tóc trong tay quân đội Việt Nam. Trong toàn bộ chiến dịch, quân đội Việt Nam ở vào thế chủ động càng có lợi, quân Pháp thì càng thêm bị động. Thực tiễn chứng minh đồng chí Trần Canh kiến nghị đánh Đông Khê trong chiến dịch biên giới là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng củng cố phát triển bước mở đầu tốt đẹp này luôn luôn nắm chắc quyền chủ động giành toàn thắng cho chiến dịch, theo tình hình lúc bấy giờ vẫn không phải là việc dễ dàng.

Sau trận chiến đấu Đông Khê, Bổ Tổng chỉ huy quân xâm lược Pháp, chủ yếu áp dụng hai biện pháp nhằm thoát khỏi thế bị động ở vùng biên giới, một là tập trung lực lượng tiếp ứng cho quân đóng giữ Cao Bằng rút lui. Sau khi quân địch ở Đông Khê bị tiêu diệt, bọn địch nhanh chóng tập kết ở Thất Khê bốn tiểu đoàn chủ lực (2 tiểu đoàn lính đánh thuê Âu – Phi, 1 tiểu đoàn lính da đen Bắc Phi, 1 tiểu đoàn lính dù), thành lập binh đoàn cơ động do Trung tá Lepage chỉ huy nhằm cơ hội tiến lên phía bắc tiếp ứng cho quân địch ở Cao Bằng rút lui. Hai là lúc đó quân địch cơ bản hiểu được chủ lực quân đội Việt Nam nằm ở gần Đông Khê, biết rõ chỉ có 4 tiểu đoàn của Thất Khê tiến lên phía bắc là nguy hiểm, không thể đạt mục đích, vì thế lại vơ vét 5 tiểu đoàn lực lượng cơ động tại Bắc Bộ Việt Nam tấn công Thái Nguyên, âm mưu sau khi chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên, đe doạ cơ quan đầu não của Đảng, chính quyền, quân đội Việt Nam đóng ở bắc huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, thu hút chủ lực quân đội Việt Nam ở vùng Đông Khê tạo điều kiện cần thiết cho quân địch ở Cao Bằng rút lui. Sau khi áp dụng hai biện pháp này, quân địch ngày đêm hy vọng quân đội Việt Nam mắc sai lầm về chỉ huy để thoát khỏi cảnh khó khăn bị động của chúng. Trung tá Lepage chỉ huy 4 tiểu đoàn quân Pháp dùng một phương tiện liên tục trinh sát động tĩnh của chủ lực quân đội Việt Nam ở vùng Đông Khê, chờ thời cơ tấn công lên phía bắc. Từ ngày 20/9, trở đi, bọn địch liên tiếp cho trinh sát mặc thường phục, phân đội dò la vũ trang đến vùng Bò Mã đông bắc Thất Khê, Lũng Phì bắc Thất Khê v.v.. thám thính dò la tình hình quân đội Việt Nam. Còn quân đội Việt Nam không nghiêm chỉnh chấp hành, lơ là cảnh giác, không đánh trả thích đáng trinh sát mặc thường phục, phân đội dò la vũ trang do Lepage cử đi, làm cho bọn định có cảm giác sai lầm nhất định.

Đúng ra, sau khi kết thúc trận đánh Đông Khê quân đội Việt Nam vốn dự định, nếu viện binh của địch không đến thì tấn công tiêu diệt quân địch ở Thất Khê. Ngày 19/9 truyền đạt lệnh chuẩn bị tấn công tiêu diệt địch ở Thất Khê cho đại đoàn 308, trung đoàn 174, trung đoàn 209. Trung đoàn 174 tiến một đoạn về phía Tây nam Thất Khê. Sau cuối, biết quân địch ở Thất Khê đã tập kết 4 tiểu đoàn, theo kinh nghiệm chiến đấu ở Đông Khê, với lực lượng quân đội Việt Nam lúc đó, muốn tiêu diệt cứ điểm Thất Khê có 4 tiểu đoàn chốt giữ là khó khăn, theo kiến nghị của Trần Canh, Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam rút lại lệnh chuẩn bị tấn công tiêu diệt địch ở Thất Khê đã truyền đạt xuống dưới mà sửa lại là tiếp tục nắm tình hình, chờ thời cơ, tiêu diệt địch trong 10 ngày chờ thời cơ, vì bọn địch ở Thất Khê vẫn không động tĩnh một số cán bộ quân đội Việt Nam, trên cơ sở ý kiến trước đây không đồng ý đánh Đông Khê trước, chủ trương đánh Cao Bằng trước, lại có lời oán trách nói đánh Đông Khê là sai lầm, làm tiêu hao lực lượng của mình, lại không có viện binh để đánh, cuối cùng để mất thời cơ có lợi đánh Cao Bằng. Theo họ, không thể thực hiện được kế hoạch của chiến dịch. Thốt ra những lời than vãn đó không phải là cán bộ cơ sở, mà là cán bộ tiểu đoàn trở lên.

Lúc đó cán bộ tiểu đoàn trở lên đều biết Trần Canh của Trung Quốc đang giúp quân đội Việt Nam tổ chức chiến dịch Biên Giới. Cũng biết được đánh Đông Khê trước là kiến nghị của đồng chí Trần Canh nêu ra với quân đội Việt Nam. Cho nên những lời bàn tán, bực dọc đó thực tế cũng là sự hoài nghi đối với năng lực chỉ huy tác chiến của đồng chí Trần Canh, là một biểu hiện tự cho mình hơn người của số ít cán bộ quân đội Việt Nam. Những lời bàn tán đó được phản ánh đến tai đồng chí Trần Canh thông qua cố vấn Trung Quốc ở các cấp trong quân đội Việt Nam. Đồng chí Trần Canh không để ý kĩ những lời bàn tán đó mà tập trung sức chú ý vào động hướng của Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp, đồng chí tin chắc Revers không thể bỏ mặc hơn 1000 lính địch ở Cao Bằng, Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp nhất định sẽ có hành động trên cơ sở bố trí đã được vạch ra. Lúc này hai bên địch ta đều quan sát hành động sắp tới của đối phương, đều hy vọng đối phương mắc sai lầm trong hành động sắp tới, để mình có thể lợi dụng được. Đồng chí Trần Canh cho rằng, trong chiến dịch quân đội Việt Nam đã ở thế chủ động, quân Pháp ở thế bị động, quân Pháp còn sốt ruột hơn nhiều quân đội Việt Nam, chúng không kiên trì được lâu, sắp tới sẽ có hành động, tuyệt đối không được chao đảo trước những lời bàn tán, trách móc ngông cuồng vô lối của số rất ít người trong quân đội Việt Nam, nên kiên trì sau khi địch có hành động tiếp theo, tìm cơ hội có lợi cho quân đội Việt Nam, rồi hãy hành động. Về tính kiên trì, tính kiên nhẫn thì hoàn toàn hơn hẳn Tổng chỉ huy của quân Pháp. Nhưng trước địch phá rối và những lời oán của số rất ít người trong quân đội Việt Nam, trong thời gian mười ngày này kiên trì được chủ trương của mình không phải là chuyện dễ, thậm chí có lúc còn khó khăn hơn kiên trì tinh thần ngoan cường chiến đấu đến cùng trong cuộc vật lộn ác liệt. Điều không may là vì vất vả mệt mỏi lâu ngày lúc này, đồng chí Trần Canh lại mắc bệnh sốt rét. Lúc này đồng chí Vi Quốc Thanh bị ốm đã đi Long Châu chữa bệnh, đồng chí Trần Canh trong cơn đau bệnh tật phải đối phó với tình hình trong và ngoài có nhiều diễn biến phức tạp, càng khó khăn hơn. Nhưng đồng chí Trần Canh cuối cùng không hổ thẹn là một danh tướng đã quen nhiều thử thách chiến trường vẫn ung dung đối phó với tình hình, hỗ trợ quân đội Việt Nam giữ vững thế chủ động chiến dịch đã giành được, ý chí kiên cường của đồng chí, đã bẻ gãy quỷ kế của Tổng chỉ huy quân Pháp, loại trừ quấy nhiễu của một số người trong quân đội Việt Nam, nắm bắt được thời cơ tiêu diệt số lớn sinh lực địch.


6. Đưa ra kiến nghị vào giờ phút then chốt
tiêu diệt hai binh đoàn Lepage, Charton
và sự cổ vũ đối với quân đội Việt Nam

Sau khi trải qua cuộc đọ sức âm thầm giữa cơ quan chỉ huy quân đội hai bên Việt – Pháp trong tháng 9, cuối cùng Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp mắc phải sai lầm. Họ cho rằng hành động của lực lượng cơ động chủ yếu của họ tiến vào tỉnh lỵ Thái Nguyên đã có tác dụng, chủ lực của quân đội Việt Nam ở Đông Khê bị hành động của họ ở Thái Nguyên thu hút, thời cơ Lepage tiến lên phía bắc tiếp ứng cho Charton chạy về phía nam đã đến, vì thế ra lệnh cho Lepage từ Thất Khê tiến đánh Đông Khê, tiếp ứng cho Charton chạy về phía nam. Bốn tiểu đoàn tinh nhuệ quân Pháp do Lepage chỉ huy ngày 1/10/1950 tiến đánh Đông Khê, bị trung đoàn 209 quân đội Việt Nam chặn đánh ở khu vực nam Đông Khê. Binh đoàn Lepage chiếm đóng mấy điểm cao ở nam Đông Khê, chưa thực hiện được ý đồ đánh chiếm Đông Khê. Ngày 2/10 các đơn vị đại đoàn 308, trung đoàn 209, tiểu đoàn độc lập 11 v.v.. lần lượt tấn công quân địch đóng ở các điểm cao nam Đông Khê, nhưng ngoài trung đoàn 88 của đại đoàn 308 tấn công quân địch ở điểm cao đông bắc, Lũng Phầy nam Đông Khê thuận lợi ra, tấn công các điểm còn lại đều không thành công. Quân Pháp chịu sức ép khá mạnh trước đòn tấn công của quân đội Việt Nam, song còn có thể củng cố trận địa đã chiếm đóng. Lúc này, Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp ra lệnh cho Charton ở Cao Bằng dẫn bộ đội từ Cao Bằng chạy về phía nam (tháng 6/1950, quân Pháp tăng cường binh lực và lực lượng chỉ huy cho cứ điểm Cao Bằng) quân địch ở Cao Bằng lúc đó do Hà Nội chỉ huy trực tiếp. Rạng sáng ngày 3, Charton bỏ Cao Bằng, dẫn quân chạy về phía nam, mong được Lepage tiếp ứng, thoát khỏi cảnh khó khăn.

Ngày 3/10, quân đội Việt Nam tiếp tục tấn công quân lính của Lepage, cảm thấy khó chống đỡ, tối mồng 3 luồn rừng chạy về vùng núi Cốc Xá cách tây quốc lộ 4, tây nam Đông Khê chằng 7km, hòng lợi dụng núi Cốc Xá chống lại tấn công của quân đội Việt Nam, tiếp ứng cho binh đoàn Charton chạy về phía nam. Các đơn vị quân đội Việt Nam chưa qua huấn luyện và rèn luyện chiến đấu nghiêm khắc, qua ba ngày mồng 1, 2, 3 chiến đấu lại có thương vong, có đơn vị kêu mệt tự động ngừng tiến công, không tiếp cận địch làm cho Lepage được một đêm mồng 3 ung dung từ các điểm cao Đông Khê di chuyển sang các điểm cao của núi Cốc Xá.

Núi Cốc Xá là núi đá vôi, địa thế hiểm trở, có một dãy điểm cao, nơi thấp cách mặt biển 477 mét, nơi cao cách mặt biển 765 mét phòng thủ dễ tấn công khó. Rạng sáng ngày 4/10, quân đội Việt Nam mới phát hiện bọn địch trước mặt mình đã di chuyển đi nơi khác. Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam ra lệnh cho các bộ đội truy kích theo hướng Tây nam Đông Khê. Nhưng truyền đạt mệnh lệnh xuống bộ đội rất chậm, hành động rất lề mề, thậm chí có đơn vị còn muốn tiếp tục nghỉ ngơi, ngày 4 cơ bản không bắt được địch. Ngày 5, các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công quân Pháp chiếm các điểm cao của núi Cốc Xá, tuy có sát thương quân địch, nhưng không nơi nào thành công.

Ngày 5, quân lính của Charton ở Cao Bằng tiến vào vùng Mai Nông cách tây bắc Đông Khê hơn 10km, được biết bộ đội tiếp ứng của Lepage không chiếm được Đông Khê, đã chuyển sang vùng núi Cốc Xá tây nam Đông Khê, tình cảnh rất khó khăn buộc phải đốt cháy ôtô, quân nhu, hoả pháo mang theo trên quốc lộ 4 gần Mai Nông, rồi bỏ quốc lộ đi vào đường mòn trong rừng núi phía tây, lần theo hướng điểm cao 477 núi Cốc Xá có quân của Lepage chiếm đóng, hòng tháo chạy theo hướng Thất Khê, dưới sự yểm trợ của Lepage. Nhìn thấy Charton sắp gặp Lepage ở điểm cao 477. Trong giờ phút khẩn cấp này, đồng chí Trần Canh kiến nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam : “ Không tiếc mọi giá, kiên quyết tiêu diệt trước tiên bốn tiểu đoàn quân của Lepage ở vùng núi Cốc Xá trước sáng sớm ngày 7. Sau khi tiêu diệt binh đoàn Lepage, lập tức chuyển binh lực tiêu diệt quân lính Charton, tuyệt đối không được để cho hai binh đoàn Charton và Lepage hội quân chạy về Thất Khê, đánh mất thắng lợi chiến dịch đã cầm chắc trong tay, vứt hết chiến công trước đó ”, và kiến nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng chỉ huy tiền phương cổ vũ bộ đội phát huy tinh thần anh dũng ngoan cường không sợ vất vả, không sợ hy sinh, rèn luyện bộ đội trong chiến dịch biên giới trở thành bộ đội có tác phong chiến đấu tốt đẹp.

Hồ Chủ tịch và Bộ Tổng chỉ huy tiền phương hoàn toàn đồng ý kiến nghị của đồng chí Trần Canh, truyền đạt mệnh lệnh nghiêm khắc cho bộ đội đang tiến công vào vùng núi Cốc Xá. Biện pháp quả cảm kiên quyết về mặt chỉ huy chiến dịch của quân đội Việt Nam làm cho hành vi yếu đuối sai lầm của cơ quan chỉ huy chiến thuật cấp dưới khó tiếp tục được nữa. Ngày 6/10, các đơn vị quân đội Việt Nam, các đơn vị thuộc đại đoàn 308 tấn công các điểm cao núi Cốc Xá, tích cực hơn trước. Quân lính của Lepage qua 5 ngày bị quân đội Việt Nam tấn công rất khốn đốn hoang mang, mất hết ý chí chiến đấu, lại không chịu nổi đòn đánh của ngày thứ sáu, các điểm cao khống chế đều bị quân đội Việt Nam chiếm được rất nhanh. Trước đòn công kích liên tục của quân đội Việt Nam, bốn tiểu đoàn của Lepage bị tiêu diệt trước rạng sáng ngày 7/10, trung tá Lepage và một trung tá quân y cũng bị quân đội Việt Nam bắt sống. Trước đó, ngày 5/10 Charton dẫn quân đi vào đường mòn trong rừng, trong khi Lepage chưa bị bao vây, Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp ra lệnh khẩn cấp cho Labaume chỉ huy bốn đại đội Âu – Phi từ Thất Khê tiến lên phía bắc, tiếp ứng cho Lepage và Charton. Sáng ngày 7, khi binh đoàn Lepage bị tiêu diệt, binh đoàn Charton tiến đến điểm cao 477 của núi Cốc Xá, muốn tiếp tục tháo chạy về phía nam, nhưng lập tức bị quân đội Việt Nam chặn đánh. Trải qua chiến đấu cả ngày 7/10, khoảng ba tiểu đoàn của Charton (trong đó có 1 tiểu đoàn nguỵ quân) bị quân đội Việt Nam tiêu diệt ở điểm cao 477 và trong vùng cách điểm cao này khoảng 4km về phía nam, trung tá Charton cũng bị quân đội Việt Nam bắt làm tù binh : Labaume thấy tình hình bi đát, hoảng hốt tháo chạy về Thất Khê.

Trải qua bảy ngày đêm chiến đấu liên tiếp, binh lực của hai binh đoàn, bảy tiểu đoàn khoảng 4000 người do Lepage, Charton chỉ huy bị quân đội Việt Nam tiêu diệt hoàn toàn ở giữa các điểm cao núi Cốc Xá tây nam Đông Khê, đến Nà Cao số lượng quân địch bị quân đội Việt Nam tiêu diệt vượt xa kế hoạch ban đầu của chiến dịch. Đây là lần tác chiến đại binh đoàn đầu tiên trong lịch sử quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tổng, cũng là lần tác chiến đầu tiên của bộ đội toàn đại đoàn 308 quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan tác chiến đại đoàn mặc dù trong đó có bao nhiêu vấn đề, cuối cùng vẫn tiêu diệt được quân địch. Phải nói rằng đánh tiêu diệt lần này đã mở đầu tốt cho Bộ Tổng quân đội Việt Nam chỉ huy tác chiến đại binh đoàn, cho toàn đại đoàn 308 cùng tác chiến. Trong tác chiến mấy ngày 5, 6, 7 tháng 10 tiêu diệt hai binh đoàn quân Pháp, các chỉ huy của các bộ đội và của đại doàn 308 từ trên xuống dưới khá giỏi, trong đó nổi lên vai trò của tiền đoàn 89, trung đoàn 36, tiểu đoàn 29 của trung đoàn 88, tiểu đoàn 18 của trung đoàn 102 thuộc đại đoàn 308 và tiểu đoàn độc lập 11 (tạm thời thuộc đại đoàn 308 chỉ huy). Các chỉ huy quân đội Việt Nam hy sinh trong chiến dịch đã lập nên chiến công to lớn cho sự nghiệp giải phóng Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ mãi tưởng nhớ họ.

Sau khi hai binh đoàn do Lepage, Charton chỉ huy bị tiêu diệt, quân đội Việt Nam tiếp tục lùng bắt tàn quân địch trên chiến trường suốt một ngày, dự định 10/10 tấn công Thất Khê nhưng trước khi công kích, bọn địch ở Thất Khê đã tháo chạy bằng đường bộ, đường không. Quân đội Việt Nam lập tức giải phóng Thất Khê và cho một bộ phận binh lực truy kích về hướng Na Sầm từ ngày 13 đến 20/10, bọn địch ở Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, Yên Châu, Tiên Yên lần lượt bỏ chạy. Phòng tuyến biên giới từ Cao Bằng đến Tiên Yên hơn 300 km quân xâm lược Pháp xây dựng ba năm bị đập tan hoàn toàn. Tuyến giao thông quốc tế giữa Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông – Trung Quốc được khai thông hoàn toàn. Đến đây, mục đích tổ chức chiến dịch biên giới của quân đội Việt Nam đã thực hiện vượt mức.


7. Xua tan mối nghi ngờ của cán bộ quân đội Việt Nam
trong thực tiễn chiến dịch,
tăng thêm sự tin cậy và tình hữu nghị

Sau tháng 4/1950, trung đoàn 174, 209, tiểu đoàn độc lập 246, 248 và bộ đội thuộc đại đoàn 308 và tiểu đoàn độc lập 11, lần lượt đến Quảng Tây, Vân Nam nhận trang bị vũ khí của Trung Quốc viện trợ, tiến hành huấn luyện dưới sự hỗ trợ của cố vấn Trung Quốc được cử đến. Trong huấn luyện, do tư tưởng xây dựng quân đội, tư tưởng chiến thuật của hai bên có khác nhau, cán bộ quân đội Việt Nam, nhất là số khá đông người trong cán bộ tiểu đoàn trở lên, có thái độ hoài nghi và không hoàn toàn đồng ý với chế độ quân đội nhân dân, tư tưởng chiến thuật, nguyên tắc chiến thuật, động tác chiến thuật v.v.. của chiến tranh nhân dân mà cán bộ quân giải phóng nhân dân Trung Quốc lên lớp.

Qua mấy tháng thảo luận và giới thiệu kinh nghiệm, đa số cán bộ nhìn thấy vấn đề của bản thân quân đội Việt Nam với mức độ khác nhau, nhữung nghi ngờ ban đầu có bớt đi, nhưng chưa xua tan, nghi ngờ đó không chỉ là sự nghi ngờ đối với bộ phận cán bộ quân giải phóng, mà còn là sự nghi ngờ đối với nguyên tắc xây dựng quân đội, tư tưởng chiến thuật của quân giải phóng, như trong thảo luận cách đánh của chiến dịch biên giới trong quá trình tiến hành chiến dịch biên giới thái độ nghi ngờ đó khá rõ nét. Sau khi tiêu diệt toàn bộ hai binh đoàn quân Pháp ở tây nam Đông Khê, ngay cả tấn công các thành phố thị trấn Cao Bằng, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn v.v.. hoàn thành vượt mức nhiệm vụ chiến dịch, thực tiễn chứng minh tư tưởng chiến thuật, tư tưởng xây dựng quân đội của quân giải phóng lấy ý kiến của đồng chí Trần Canh làm đại diện là hoàn toàn đúng đắn, lúc đó mới xua tan nỗi nghi ngờ trong đa số cán bộ quân đội Việt Nam, tăng thêm sự tin cậy và tình hữu nghị chiến đấu. Họ bàn luận sôi nổi, tỏ lời ca ngợi nói Tư lệnh như đồng chí Trần Canh, Trung Quốc được có mấy người !

Trong quá trình tiến hành chiến dịch biên giới, đồng chí Trần Canh lê đôi chân bị thượng, chịu đựng mọi đau đớn bệnh tật, không kể ngày đêm, dốc hết tâm sức, không tiếc bất cứ hy sinh nào để làm việc lo toan vất vả. Lúc bấy giờ, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc giáp Việt Nam vừa mới giải phóng, khó khăn các mặt phương đổi nghiêm trọng, lương thực rất hiếm. Thời gian chiến dịch biên giới, Cục Trung Nam phân cục Hoa Nam Đảng Cộng sản Trung Quốc bố trí ôtô chở gạo của Hồ Nam đến biên giới Việt Nam, từ biên giới lại chở ra tiền tuyến, đều phải dựa vào sức người vận chuyển. Đồng chí Trần Canh tích cực tổ chức cán bộ, chiến sĩ đi theo, tham gia vào hàng ngũ vận chuyển lương thực, cùng với dân công Việt Nam chở gạo ra tiền tuyến. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn thấy hình ảnh này, hết sức cảm động, biểu dương tại chỗ và kêu gọi cán bộ Việt Nam học tập tinh thần quốc tế và tinh thần tất cả cho tiền tuyến của các đồng chí Trung Quốc.

Lúc đó đường sắt nội địa Quảng Tây chưa thông, bọn tàn quân Tưởng Giới Thạch hoạt động khá điên cuồng, để bào vệ tuyến giao thông nội địa Quảng Tây đến biên giới Việt Nam, đã từng huy động một bộ phận quân đội. Và trong tình hình ôtô của chính Trung Quốc rất ít, để bảo đảm cung cấp cho chiến dịch biên giới Việt Nam, theo đề nghị của đồng chí Trần Canh, quân khu Trung Nam còn cho xe của hai trung đoàn ôtô, phục vụ cung cấp cho chiến dịch của quân đội Việt Nam. Tình hình trên đây, nói lên đầy đủ Đảng Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc, quân đội nhân dân Trung Quốc và các đồng chí Trung Quốc ở Việt Nam mà đồng chí Trần Canh v.v... là đại diện đã làm việc một cách trung thực theo nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản, là hoàn toàn trung thực với sứ mệnh mà mình gánh vác. Từ trong thực tiễn, đông đảo cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hiểu được ý nghĩa của tình hữu nghị chiến đấu Trung – Việt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Vừa là đồng chí, vừa là anh em ”. Trải qua chiến dịch biên giới, tình hữu nghị chiến đấu của hai đảng hai nước, hai quân đội Trung – Việt bước vào một giai đoạn mới.


8. Trong công tác bề bộn sau chiến dịch,
đã từ mặt thực tiễn, lý luận giúp đỡ quân đội Việt Nam
đặt cơ sở cho thực hiện chuyển biến chiến lược

Khi chiến dịch biên giới cơ bản kết thúc, đồng chí Trần Canh lập tức đề xuất kiến nghị toàn diện về công tác sau chiến đấu với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam, và nhấn mạnh phải nắm lấy công tác tổng kết chiến dịch. Vì vậy, sau giải phóng Thất Khê ngày 10/10, đồng chí lợi dụng mọi cơ hội, mời cán bộ đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam tọa đàm, đề nghị các đồng chí đó trao đổi quá trình tác chiến, bài học kinh nghiệm, cảm nhận cụ thể v.v.., cũng thu thập các báo cáo của cố vấn Trung Quốc các cấp hỗ trợ công tác của quân đội Việt Nam, và quan sát tại chỗ các hiện trường chiến đấu, từ Thất Khê đến Cao Bằng, sau đó triệu tập các đồng chí liên quan tiến hành nghiên cứu nhiều lần, cuối cùng viết ra đề cương phát biểu tổng kết chiến dịch toàn diện. Đề cương phát biểu tổng kết này lấy tư tưởng quân đội nhân dân, chiến tranh nhân dân của đồng chí Mao Trạch Đông, kết hợp với thực tế xây dựng, tác chiến của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ, tổng kết một loạt vấn đề trọng đại về tư tưởng chiến thuật, chỉ huy chiến trường, tác phong chiến đấu, sự lãnh đạo của Đảng, công tác chính trị, bảo đảm hậu cần, đào tạo cán bộ, quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ, quan hệ giữa quân với dân v.v.. của quân đội Việt Nam, đã trình bày có hệ thống về mặt thực tiễn, lý luận việc quân đội Việt Nam thực hiện ba chuyển biến lớn từ đánh du kích đến đánh vận động, từ đội du kích đến quân chính quy, từ đánh tiêu hao đến đánh tiêu diệt; thẳng thắn, thành khẩn, khá sắc bén nêu lên những vấn đề tồn tại, đồng thời đưa ra kiến nghị tương ứng giải quyết vấn đề.

Vì nội dung sinh động, thực tế, phù hợp với nhu cầu bức thiết của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ cho nên bài phát biểu tổng kết tuy rất dài, trình bày hơn 2 ngày, nhưng người nghe dù là cán bộ Việt Nam hay cố vấn Trung Quốc, tuyệt đại đa số đều cảm thấy rất thích thú, cho rằng được một lần giáo dục tư tưởng về quân đội nhân dân, chiến tranh nhân dân thực tế, có hệ thống, cho rằng công tác của đồng chí Trần Canh ở Việt Nam gần bốn tháng đã đặt cơ sở cho việc giúp đỡ Quân đội Nhân dân Việt Nam hoàn thành việc chuyển biến có tính lịch sử, có tính chiến lược cả về mặt lý luận và thực tiễn, hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ mà hai đảng Trung – Việt, Mao Chủ tịch, Hồ Chủ tịch giao cho đồng chí trong chuyến công tác tại Việt Nam.

Mao Chủ tịch, Chu Thủ tướng, đồng chí Thiếu Kỳ, Chu Tổng tư lệnh đều rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam lúc bấy giờ. Trước và sau chiến dịch biên giới, những kiến nghị quan trọng đồng chí Trần Canh đề xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam, đều báo cáo xin chỉ thị trước Quân uỷ Trung ương Trung Quốc và Mao Chủ tịch. Về những vấn đề hệ trọng, ngoài đồng ý với ý kiến của đồng chí Trần Canh, Mao Chủ tịch còn nêu thêm vấn đề cần chú ý. Hễ thuộc về vấn đề Mao Chủ tịch nêu rõ, đồng chí Trần Canh đều báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với đồng chí Trần Canh : “ Quân đội giao cho đồng chí chỉ huy chiến dịch Biên Giới chỉ được thắng, không được thua ”. Khi Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ tiểu đoàn trở lên của quân đội Việt Nam, nói rõ : “ Trần Canh là quen biết cũ của Bác (tức bạn cũ, vì năm 1925, 1926 hai người cùng làm việc ở Quảng Châu), các cấp quân đội đều phải nghe đồng chí chỉ huy ”. Đồng chí Trần Canh từ đầu chí cuối luôn đặt mình ở vào địa vị hỗ trợ công tác, mỗi lần nêu ra ý kiến của mình đều dưới hình thức kiến nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đồng chí Trần Canh là đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử sang Việt Nam, vào giờ phút then chốt của chiến dịch Biên Giới đều kiên quyết ủng hộ kiến nghị của đồng chí Trần Canh nêu ra, và đều lấy danh nghĩa của mình nêu lên yêu cầu và mong muốn rõ ràng dưới hình thức ra chỉ thị, viết thư truyền đạt, cho tất cả bộ đội tham gia chiến đấu, có cái còn truyền đạt cho Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương v.v.. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, có uy tín cao cả trong đông đảo quân dân Việt Nam, đều tin tưởng sâu sắc mỗi lời nói việc làm của Hồ Chủ tịch, đều kiên quyết quán triệt chấp hành chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Lời nói, chỉ thị, mong muốn, yêu cầu của Hồ Chủ tịch cứ vậy lúc then chốt của chiến dịch đều nâng cao tính tích cực chiến đấu và dũng khí khắc phục khó khăn của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, trở thành động lực thúc đẩy chiến đấu, chiến dịch phát triển thắng lợi.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Canh trong chiến dịch Biên Giới, thực là một mẫu mực của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch Biên Giới, có một đồng chí phụ trách trong Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam khi biểu thị cám ơn đồng chí Trần Canh, đã khiêm tốn nói : “ Chiến dịch Biên Giới là sự chiến thắng của chỉ huy Trung Quốc, vũ khí đạn dược Trung Quốc, cung cấp hậu cần Trung Quốc cộng với binh sĩ Việt Nam ”. Đồng chí Trần Canh nhằm vào câu nói này, đã nói rõ trong bài phát biểu tổng kết : “ Chiến dịch Biên Giới giành được thắng lợi là kết quả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam kiên cường lãnh đạo, chỉ huy đúng đắn và đông đảo cán bộ, chiến sĩ quân đội Việt Nam anh dũng chiến đấu và cả cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân các dân tộc Việt Nam, dốc toàn lực chi viện, tham gia chiến đấu. Trung Quốc chúng tôi chỉ đóng vai trò hỗ trợ, người cộng sản Trung Quốc chúng tôi sang Việt Nam hỗ trợ tác chiến, đổ máu, đổ mồ hôi là phận sự của mình ”.

Đề cương bài phát biểu tổng kết của đồng chí Trần Canh sau chiến dịch Biên Giới từng gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh phê duyệt. Hồ Chủ Tịch bày tỏ hoàn toàn đồng ý, và nói tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông thích hợp với Việt Nam, gửi lời cảm ơn sự viện trợ to lớn của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cũng nói khi phát biểu tại hội nghị cán bộ quân đội Việt Nam : “ Tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông hoàn toàn thích hợp với chiến trường Việt Nam, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Mao Chủ tịch, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, toàn thể các đồng chí cố vấn. Những lời nói đó đã đại diện cho tâm nguyện đông đảo quân dân Việt Nam ”.


Thứ ba : Ý nghĩa và ảnh hưởng của chiến dịch Biên Giới.

Chiến dịch biên giới có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng sâu xa, chủ yếu biểu hiện ở mấy điểm sau đây :

  1. Làm thay đổi tình thế của cuộc đấu tranh chống Pháp ở Bắc Bộ Việt Nam, làm cho quân đội Việt Nam giành quyền chủ động ở Bắc Bộ Việt Nam.

Trước chiến dịch biên giới, xu thế phát triển của chiến tranh chống Pháp của Việt Nam nói chung là tốt, tranh nhưng quân xâm lược Pháp đẩy mạnh cái gọi là kết quả của “Kế hoạch Revers” làm cho Bắc Bộ Việt Nam về quân sự, kinh tế chính trị đều bị ảnh hưởng khá nặng, căn cứ địa chủ yếu của Việt Nam, trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, quân đội Việt Nam trên thực tế nằm trong bao vây đe dọa của quân Pháp, quân Pháp hoạt động khá điên cuồng. Thông qua chiến dịch biên giới quân đội Việt Nam đã tiêu diệt một bộ phận khá lớn lực lượng cơ động của quân Pháp ở Bắc Bộ, đập tan hoàn toàn phòng tuyến của quân Pháp ở biên giới Đông Bắc, mở rộng vùng giải phóng khai thông tuyến biên giới Việt Nam – Quảng Tây Trung Quốc hơn 300 km, cải thiện tình thế chiến lược của căn cứ địa Bắc Bộ, làm cho quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ Việt Nam, cổ vũ mạnh mẽ ý chí chiến đấu và niềm tin thắng lợi của quân dân chống Pháp, dập tắt khí thế hung hăng phản động của quân xâm lược Pháp và tay sai của chúng. Sau chiến dịch biên giới, Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền bù nhìn Bảo Đại được đế quốc Pháp nâng đỡ, than vãn rằng: “Gần đây có thể còn thất bại thảm hại hơn”. “Kế hoạch Revers” tuyên bố phá sản hoàn toàn. Bản thân Revers sau chiến dịch Biên Giới không thể không lẻn về Pháp.

Ảnh hưởng thắng lợi của chiến dịch biên giới còn vượt xa phạm vi biên giới đông bắc Việt Nam. Ngày 10/10, quân Pháp xâm lược căn cứ địa Việt Bắc hòng đe doạ cơ quan đầu não của Việt Nam không thể không rút khỏi thành phố Thái Nguyên. Ngày 4/10 trên chiến trường Tây Bắc, quân Pháp không thể không rút khỏi thị trấn Lào Cai và Sapa, làm cho liên hệ giữa chiến trường Tây Bắc Việt Nam và Vân Nam Trung Quốc càng chặt chẽ, thuận lợi hơn. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, trước đòn tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chỗ, quân Pháp cũng không thể không rút khỏi vùng chiếm đóng ở tỉnh Hòa Bình, làm cho hành lang Đông tây Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, phòng tuyến chia cắt chiến trường Bắc Bộ Việt Nam mà quân Pháp dày công xây dựng bị đột phá ở giữa, mối liên hệ giữa Bắc Bộ với Trung bộ, Nam bộ Việt Nam từ đây càng thêm thuận lợi. Những điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển của tình hình kháng chiến toàn quốc Việt Nam.

2. Phát triển quan hệ kiểu mới chi viện lẫn nhau của chủ nghĩa quốc tế

Ngày 1/10/1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc được thành lập và lấy đó làm tiêu chí thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã có tác dụng thúc đẩy đối với sự phát triển của tình hình cách mạng thế giới. Nếu không có thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, không có sự chi viện đắc lực của Trung Quốc thì giành được thắng lợi của chiến dịch Biên Giới Việt Nam tháng 9, 10 năm 1950 là điều không thể tưởng tượng được. Thắng lợi của của chiến dịch Biên Giới buộc quân xâm lược Pháp rút khỏi tuyệt đại bộ phận cứ điểm lớn nhỏ bố trí từ trên biên giới Trung – Việt, làm cho tàn quân thổ phỉ đặc vụ Quốc dân đảng chạy sang Việt Nam mất sự ủng hộ, có lợi cho cuộc đấu tranh quét sạch thổ phỉ đặc vụ đang tiến hành ở Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, lúc bấy giờ, có lợi cho Trung Quốc củng cố quốc phòng ở biên giới phía Nam. Cho nên Mao Chủ tịch, Chu Thủ tướng khi trao đổi với lãnh đạo Việt Nam thường nói câu : “ Viện trợ là viện trợ lẫn nhau, chúng tôi chi viện cho các đồng chí, các đồng chí cũng chi viện cho chúng tôi. Đó là quan hệ kiểu mới chi viện lẫn nhau của chủ nghĩa quốc tế ”.


3. Làm rung động chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ lực lượng cách mạng dân tộc dân chủ thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Triều Tiên

Thắng lợi của chiến dịch biên giới làm cho phe đế quốc vô cùng hoảng sợ. Trước tiên làm cho đế quốc Pháp cảm thấy kinh ngạc. Quốc hội Pháp một phen rối loạn, nói chính phủ che giấu chân tướng nghiêm trọng của tình hình Việt Nam, vì thế liên tiếp cử Bộ trưởng hải ngoại, đại diện toàn quyền ở Maroc sang Việt Nam điều tra sự thật, sau khi điều tra về nói, vũ trang của nhân dân Việt Nam về số lượng, chiến thuật đều có thay đổi rất lớn, Pháp cần phải thành lập binh đoàn cơ động lớn ở Việt Nam, mới có thể ứng phó tình hình ngày càng nghiêm trọng. Anh hốt hoảng kêu lên Trung Quốc, Việt Nam đã làm cho Pháp rơi vào vũng lầy, và vội vã cử người đến Sài Gòn, bàn thảo vấn đề viện trợ cho thế lực phản động Việt Nam.

Đế quốc Mỹ gào thét dù thế nào chăng nữa cũng quyết không thể để Việt Nam rơi vào tay cộng sản, ra sức cổ xuý trong viện trợ quân sự đối ngoại của Mỹ năm 1951, Pháp và Chính quyền bù nhìn Bảo Đại Việt Nam đều được quyền ưu tiên. Ngày 23/12/1950 Mỹ ký với Pháp và chính quyền bù nhìn Bảo Đại Việt Nam hiệp định chính thức về viện trợ quân sự, tăng viện trợ chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương từ 52 tỷ Franc năm 1950 lên 62 tỷ Franc. Chính phủ Anh, Mỹ ra sức ủng hộ Chính phủ Pháp, lo lắng Pháp bị đánh bại hoàn toàn ở Việt Nam, ảnh hưởng đến ách cai trị thuộc địa của họ. Đế quốc Mỹ viện trợ cho nguỵ quyền Việt Nam được Pháp nâng đỡ, còn có ý đồ khác là nhằm thay thế địa vị cai trị thực dân của Pháp ở Việt Nam trong quá trình thọc tay vào Việt Nam. Điều đó làm cho mâu thuẫn Mỹ - Pháp ở Việt Nam sâu sắc thêm.

Khi bắt đầu chiến dịch Biên Giới, chính là lúc quân Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên – Triều Tiên, cũng là lúc cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Triều Tiên khá gian khổ. Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới, trở thành sự viện trợ mạnh mẽ đối với nhân dân Triều Tiên. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các thuộc địa dưới sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc sôi nổi yêu cầu độc lập, tiến hành cuộc đấu tranh bằng nhiều hình thức với chủ nghĩa đế quốc, có những nơi triển khai đấu tranh vũ trang. Đông đảo nhân dân thuộc địa dưới sự thống trị của đế quốc Pháp cũng tiến hành đấu tranh nhiều hình thức với đế quốc Pháp.

Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới Việt Nam, sự phát triển của tình hình đấu tranh vũ trang của Việt Nam chống đế quốc Pháp là một cổ vũ rất lớn đối với cuộc đấu tranh chống đế quốc của nhân dân các thuộc địa trên toàn thế giới. Được sự cổ vũ này, cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân thuộc địa Pháp ở châu Phi cũng được phát hiện nhanh chóng và ngược lại cũng thúc đẩy tích cực cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam.

Tóm lại, ảnh hưởng thắng lợi của chiến dịch Biên Giới đối với mọi mặt là to lớn, sâu xa. Nhân dân hai nước Trung – Việt mãi mãi không bao giờ quên cống hiến to lớn của đồng chí Trần Canh đối với cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, đối với xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời gian chiến dịch biên giới. Tình hữu nghị nồng thắm mà Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nhân dân hai nước Trung – Việt sẽ mãi mãi ghi vào sử sách của hai nước Trung – Việt.


Phụ lục

Ngày 7/7/1950, khi đồng chí Trần Canh từ Côn Minh Trung Quốc lên đường sang Việt Nam, cán bộ cùng đi với đồng chí có : Hoàng Kính Văn, Tăng Diên Vỹ, Vương Nghiên Tuyền, Lương Trung Ngọc, Vương Chấn Phu, Trương Nãi Chiêm, Lưu Sư Tường, Đỗ Kiến Hoa, Dương Tiến, Hoàng Vi, Châu Dật Chi.

Tổ trưởng cơ yếu : Phó Hiếu Trung ; nhân viên cơ yếu : Nhạc Tinh Chiếu, Diên Nguyệt Canh

Nhân viên cơ yếu phân xã Tân Hoa : Triệu Tích Phong.

Chủ nhiệm báo vụ điện đài : Tống Nhược Thạch.

Báo vụ viên : Trần Thủ Thành, Địch Anh Kiệt.

Cơ yếu viên : Lý Quế Minh.

Đội trưởng y tế : Trần Bình Sơn, y tá Tập Tùng Anh

Trợ lý : Mạnh Đông Thăng, Phó chính trị viên : Trương Ngọc Phong.

Phụ trách bảo vệ : Hàn Lộc Tướng.

Tham mưu ; Châu Khuê.

Quản lý : Lý Học Thư

Kế toán : Dương Đồng Văn

Phóng viên nhiếp ảnh : Hà Thiệu Vũ.

Đại đội trưởng Đại đội bảo vệ : Vương Vĩnh Pháp, chính trị viên Hàn Lộc Tướng.

Người phụ trách đoàn cố vấn quân sự của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bên cạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1950.

Đoàn trưởng Đoàn cố vấn : Vi Quốc Thanh.

Tham mưu trưởng : Mai Gia Sinh.

Chủ nhiệm chính trị : Đặng Dật Phàm.

Cố vấn, nhân viên y tế, cán bộ trong Ban chỉ huy Đoàn cố vấn do Dã chiến quân số 3, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bố trí.

Cố vấn cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn của Đại đoàn 304 Quân đội Nhân dân Việt Nam do Dã chiến quân số 3 Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bố trí.

Cố vấn cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn của Đại đoàn 312 Quân đội Nhân dân Việt Nam do Dã chiến quân số 4 Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bố trí.

Cố vấn cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn của Đại đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam đều do Dã chiến quân số 2 Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bố trí (Dã chiến quân 2 lệnh cho Binh đoàn số 4 phụ trách bố trí).

Tháng 9/1950 khi chiến dịch Biên Giới bắt đầu, binh đoàn số 4 Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cử cố vấn và các nhân viên công tác cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn của đại đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cố vấn đại đoàn : Vương Nghiên Tuyền.

Cố vấn trung đoàn : Diêm Thử Khánh (trước chiến dịch, cử đến trung đoàn 165).

Chu Diêu Hoa (Trung đoàn 88, đại đoàn 308)

Điền Đại Bang (Trung đoàn 102, đại đoàn 308)

Cố vấn tiểu đoàn, Lưu Chấn Hải, Đinh Chấn Quang, Lý Văn Đạt, Bành Chi Lan, Thôi Ngô, (năm người này trước chiến dịch theo Diêm Thủ Khánh về trung đoàn 165), Trương Tường, Triệu Thuỵ Lai, Chu Ngọc Đường, Quý Lai Hỷ, Vương Tuyết Hưởng, Lý Ngọc Tiên, Trần Ngũ Quan, Triệu Tồn Hiếu, Tiết Tảo Ngọc, Quách Minh Kiếm, Vương Vĩnh Đức, Lý Tiên Xuân, An Đình Lan, Quách Hữu Phú (đại đội sơn pháo), Từ Hán Văn.

Về sau Trương Tường, Triệu Thuỵ Lai đến làm cố vấn trung đoàn 36.

Trợ lý cố vấn đại đoàn : La Tự Hiền, Hồ Thiên Thuỷ.

Bác sỹ : Lý Kiện Hoa.

Đội trưởng điện đài : Vương Nghị.

Báo vụ viên : Tôn Đức Tu, Tương Sinh Hoa.

Tổ trưởng cơ yếu : Dương Cẩm Sơn, nhân viên dịch điện : Từ Văn Cương.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss