Việt Nam của tôi
MarcelinoTrương
(d<ch từ tiếng Pháp)

Nói về Việt Nam không phải là dễ ! Có nhiều vùng sáng và cũng có nhiều vùng tối trong những câu chuyện của xứ này. Không có gì đen hay trắng hẳn hoi, mà là cả một trùng điệp những màu xám khác nhau... Ở nhiều người, những đóm lửa tưởng đã tắt hẳn, thật ra chỉ chực nhúm lên lại. Việt Nam là một đề tài có thể khơi dậy những vết thương...

Phía họ nội của tôi là một gi>i Công giáo có tinh thần quốc gia. Như trường hợp của hầu hết gia đình Việt Nam, họ hàng tôi có người này người nọ ở cả hai phe đối ngh<ch. Chúng tôi chỉ tránh được sự phân hóa gia đình bằng cách vượt quá những chia rẽ chính tr< giữa chúng tôi. Tôi may mắn được l>n lên trong một môi trường tương đối cởi mở. Bố tôi học trung học ở Huế, và đại học ở Pháp. Mẹ tôi người Pháp, là con giáo viên, đã từng là sinh viên đại học Sorbonne. Hai người đã quen nhau ở khu Quartier Latin của Paris.

Tôi đã sống 3 năm ở Sàigòn, trong một chung cư khá xấu xí ngay trung tâm thành phố. Tôi đã mê thành phố này. Anh ch< em chúng tôi chiêm ngưỡng không biết chán cái nhộn nh<p của thành phố từ bao lơn ở tầng 9. Hồi đó có chú Ba, người tài xế trong gia đình, chú thường dẫn chúng tôi đi xem những cuốn phim dã sử Ý. Mỗi lần chú lấy thang máy, và khi nó ch<u chạy, chú hay hát "Chérie je t'aime, chérie je t'adore...", một bài hát Pháp th<nh hành thời đó. Hồ tắm của Cercle Sportif (Câu lạc bộ Tao Ðàn), những chiếc bánh chuối trư>c cửa trường Jean-Jacques Rousseau, phố Tàu ở Chợ L>n, đường Catinat (Ðồng Khởi), nhà sách Hachette (Khai Trí), những khóa lễ ngày chủ nhật tại nhà thờ Ðức Bà, sở thú, chợ Tân Ð<nh, Ông Nội và Bà Nội ở ngoại ô Gia Ð<nh, những món ăn của Bà Nội, những buổi dạo chơi bến tàu, những lần chích ngừa trong bệnh viện Grall, những d<p tắm biển ở Vũng Tàu (hồi đó tôi gọi là Cap Saint-Jacques) và Nha Trang, những chiếc taxi 4 ngựa có tay lái màu trắng, tiếng dế ngoài đồng, vân vân... Giá cái thời đó đừng bao giờ chấm dứt ! Nhưng cùng lúc ấy, bố mẹ tôi hay bàn tán về những vụ khủng bố, những âm mưu giành chính quyền trong quân đội, Việt Cộng đang kiểm soát nông thôn, phía Ðồng Tháp Mười, chuyện mấy ông sư tự thiêu, vân vân... Chiến tranh ở chung quanh Sàigòn, thành phố như b< bao vây bởi một làn sóng đỏ, trở thành một Berlin của vùng Ðông Nam Á. Tôi còn nh>, một buổi sáng tháng 2 năm 1962, có hai chiếc máy bay của không quân VNCH đến oanh tạc dinh tổng thống. Hôm sau, v>i chú Ba, tôi gia nhập đám đông chen chúc nhau, tò mò phải nhìn cho bằng được những tàn phá của cuộc oanh tạc, một toan tính giết hại gia đình tổng thống ! Năm 1963, gia đình tôi lên đường qua London, vài tuần trư>c khi tổng thống Diệm b< ám sát. Bố tôi thuộc Bộ Ngoại giao của chính quyền miền Nam, được cử qua đó làm việc. Ông từ chức năm 1964, khi các tư>ng lãnh thay phiên nhau lãnh đạo quốc gia.

Ở London, chúng tôi không bỏ sót một tin tức nào về Việt Nam. Nư>c Việt Nam đã trở thành một huyền thoại đối v>i tôi. Hơn nữa, Việt Nam thường chiếm hàng đầu trong những bản tin của các đài truyền hình. Hồi đó, tôi hầu như không có liên lạc v>i người Việt, rất hiếm ở bên Anh. Tôi còn nh>, có một cặp vợ chồng bác sĩ người Anh nhận 3 đứa trẻ Việt Nam làm con nuôi. Mặt mũi cả ba đứa đều b< cháy trầm trọng vì bom napalm. Chúng không còn mũi, không còn tai, không còn môi, không còn lông mày, không còn gì cả, ngoài vài sợi tóc... Kể từ 1968, ở London có nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, nhất là chống những cuộc dội bom của Mỹ xuống miền Bắc. Tôi không tham gia những cuộc biểu tình này, tôi nghi mọi chuyện không giản d< như người ta nói. Những lối trình bày thô thiển, v>i sự phân đ<nh người tốt kẻ xấu minh bạch, không thuyết phục được tôi.

Thời đó, tuổi trẻ Tây Âu phần đông đứng về phía Mặt Trận Giải Phóng và chế độ Hà Nội. Thanh niên xuống đường v>i những lời hô "Ho, Ho, Ho, Ho-Chi-Minh". Hầu như chỉ có khuynh hư>ng cực hữu là ủng hộ chế độ Sàigòn. Tôi không muốn chọn giữa hai thái cực. Tôi không cảm thấy thoải mái trong hàng ngũ nào cả.

Trong gia đình, chúng tôi chỉ nói tiếng Pháp, và tôi đã quên tiếng Việt rất s>m. Từ hồi nhỏ, tôi đã đọc lung tung về Việt Nam, những tác giả như Hougron, Lartéguy, cuốn " Un barrage contre le Pacifique" của Duras, vân vân... Không có tác giả Việt Nam nào ngoài Phạm Duy Khiêm, v>i cuốn "Légendes des terres sereines". Thuở đó, các nhà văn Việt Nam chưa được d<ch qua tiếng Pháp, như bây giờ v>i những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương hay Bảo Ninh chẳng hạn ! Văn chương đến từ miền Bắc chỉ có thứ tác phẩm tuyên truyền v>i giọng điệu chính quy. Tôi cũng không tìm thấy được thực tế của thời đó trong các cuốn sách của miền Nam.

Có một cuốn sách tôi thích, "Continental Saigon" của Philippe Franchini, một người lai Pháp-Việt. Tôi thấy trong đó một cái nhìn đầy thiện cảm về Việt Nam, và một chứng từ về tình trạng những kẻ mang hai giòng máu Pháp Việt trong xã hội Sàigòn. Sau này, cuốn "Métisse blanche" của Kim Lefèvre đưa ra một hình ảnh đen tối hơn về đời sống những người này.

1975: "Việt Nam Cộng Hòa" xụp đổ. Ðúng là cuộc biển máu mà nhiều người lo ngại, sau tất cả những tàn bạo của cuộc chiến, đã không xảy ra; nhưng hứa hẹn hòa giải dân tộc cũng không được thực hiện. Những năm sau đó, tôi không quên là đã phải gửi những thùng vải và đồ khâu vá cho bà nội tôi vẫn  sống tại Vũng Tàu. Ông bà nội nhất quyết ở lại Việt Nam, bất kể diễn tiến của tình hình. Ðiều kiện sống của tất cả mọi người lúc đó thật là khó khăn. V>i hiện tượng Boat people, nư>c Việt Nam lại trở về hàng đầu trên các media.

Mãi t>i năm 1991 tôi m>i trở về Việt Nam. Thật là một cú sốc ! Chuyến đi đã làm tôi say mê Việt Nam, tôi đã b< đất nư>c này mê hoặc hoàn toàn ! Ở Thành phố Hồ Chí Minh, một người chú đã tiếp đón tôi rất ân cần. Trư>c đây ông đã chọn lựa hàng ngũ Cách mạng. Ông là một trí thức có hiểu biết rộng, và ông đã bỏ nhiều thì giờ trình bày cho tôi quá trình của những con người mà trư>c đây tôi chỉ biết qua hình ảnh b< bóp méo bởi tuyên truyền. Và còn bao nhiêu người khác, v>i những câu chuyện về quá khứ đau khổ của mỗi người. Tôi càng cảm phục lòng can đảm của họ, họ bám víu vào sự sống, nhìn như một cuộc đấu tranh hàng ngày. Tôi thực sự ư>c muốn cái quá khứ đau thương kia mang đi xa những hận thù dây chuyền mãi không nguôi. Tôi mong hòa giải dân tộc trở thành hiện thực, để đất nư>c Việt Nam có thể hưởng trọn vẹn những đóng góp, dồi dào và đa dạng, đến từ tất cả những người Việt ở nư>c ngoài.

Nhìn những bức tranh và hình vẽ của tôi là thấy những hiểu biết về Việt Nam hạn chế đến chừng nào. Trong băng hình "Le dragon de bambou" (nxb Albin Michel 1991, đã bán hết), người ta đã để ý t>i một số sai lầm: lỗi chính tả ở một từ tiếng Việt, hình ảnh một người đàn bà bán rong ngồi trên chiếu nơi vỉa hè, vân vân... (băng hình này tôi làm trư>c chuyến trở về nư>c lần đầu). Có người thấy những hình đàn bà khỏa thân của tôi không thật: những thân hình quá nở nang đối v>i đàn bà Việt Nam. Nhưng phải chăng điều quan trọng là trình bày cái Việt Nam của tôi, một hỗn hợp của những kỷ niệm, những câu chuyện nghe kể, những ư>c mơ và tưởng tượng ? Cái Việt Nam này thể hiện hai bản sắc văn hóa có ở tôi. Biết đâu hai nguồn gốc này lại là một may mắn cho tôi, một ưu điểm không chừng ?

Tháng giêng 2001 - Copyright Dien Dan & Marcelino Truong, all rights reserved