Thế gi>i tranh của TUAN

Trong nền hội hoạ hiện đại, đặc biệt là hội hoạ trừu tượng, tranh của Tuan có một chỗ đứng riêng biệt, nhất là các bức tranh « ký hiệu » của anh, từ 20 năm nay.

Thực ra, vào những năm 60, Tuan đã từng được gi>i hội hoạ ở Pháp và một vài nư>c Tây Âu biết đến, như một hoạ sĩ của những hình thể đầy đặn, có tính chất hữu cơ, đôi khi khêu gợi, và vào những năm 70, người ta cũng đã rất thích những bức tranh thể hiện « nh<p điệu và ánh sáng » của anh.

Nhưng dường như Tuan đã tìm thấy trong dòng tranh « ký hiệu » cái ngôn ngữ phù hợp v>i những gì sâu lắng nhất ở trong anh. Có thể nói rằng, chúng đã đáp ứng đúng cái mà anh tìm kiếm : bản năng và cá tính rất « Á đông » của mình.

Ngay từ đầu, những bức tranh « ký hiệu » của Tuan đã gây được sự chú ý, do tính chất dày đặc, hoành tráng, mạnh mẽ, và sống động của chúng. Người ta sẽ tìm thấy phong cách nghệ thuật này trong các màn cảnh trí cho sân khấu balê, và trong các công trình design mà anh đã thực hiện trong suốt hơn 20 năm.

Về nguồn gốc hình thành của những ký hiệu của Tuan, ta có thể đi ngược trở lên đến những năm 60 , để thấy rằng ngay từ thời kỳ này, anh đã rất nhạy cảm v>i những hình thể và cấu trúc hữu cơ của các loài động vật.

K<p đến khi bắt đầu vẽ tranh ký hiệu, thì nguồn cảm hứng thứ hai đã đến v>i anh, chính là thư pháp. Do bản năng, nhưng đồng thời cũng do thấm nhuần thẩm mỹ hiện đại, anh đã thấy được cái đẹp của sự dày đặc và của những « chữ vuông » (Hán tự), v>i mối tương quan giữa những phần đặc và rỗng, cũng như sự cân bằng về hình thể của chúng.

Nhưng rồi anh cũng đã vượt qua cả hai nguồn cảm hứng này, để khám phá ra cái đẹp tự thân, muôn hình muôn vẻ, của các ký hiệu, đi từ những hình tượng rất tĩnh, rất cân đối, có trục đối xứng, đến những hình tượng bay bư>m

Có thể nói, Tuan sống hoàn toàn trong thế gi>i của ký hiệu.

Trong xưởng vẽ của anh, trên tường, trên giá vẽ, trong những cuốn album, có đến cả ngàn bức tranh ký hiệu, từ nhỏ đến l>n.

Đối v>i anh, đó không phải là những « ký hiệu », theo cái nghĩa « tĩnh », im lìm, bất động, mà là những hình tượng đã từng được chín muồi trong đầu óc, đến một lúc nào đó xuất hiện trên mặt vải, để tiếp tục cái đời sống rất « hữu cơ » của chúng : chúng tiếp tục thay hình, đổi dạng trên mặt vải, và cứ như thế các ký hiệu tiếp nối nhau ra đời, cái này đem lại một cái gì khác so v>i cái kia. Mỗi tác phẩm là một ý m>i, nhưng không hoàn toàn xa lạ v>i các tác phẩm khác.

Văn Ngọc


First page Next page