Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / Cựu đại tá Lê Trọng Nghĩa

Cựu đại tá Lê Trọng Nghĩa

- D.Đ. — published 23/02/2015 14:53, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:22

Cựu đại tá Lê Trọng Nghĩa từ trần


Theo tin BBC ngày 22.2.2015, ông Lê Trọng Nghĩa, cựu thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cựu Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu vừa qua đời hôm 22/2/2015, hưởng thọ 93 tuổi. Bản tin của BBC nhắc lại một số thông tin về việc ông bị bắt trong vụ 'án xét lại chống Đảng' và bị giam và cải tạo lao động từ năm 1968-1976, và trích dẫn một vài câu trong bản "Di chúc" của ông mà đài này nói đã nhận được. 

Còn đây là vài dòng"status" trên trang Faceboook của nhà báo Huy Đức hôm nay:

LTN

Một công thần đồng thời cũng là nạn nhân của Chế độ, đại tá Lê Trọng Nghĩa, Cục trưởng Quân Báo, vừa từ trần. Ông Nghĩa bị bắt vào ngày 6-1-1968 khi Mậu Thân sắp bắt đầu. Ông Nghĩa cùng với gần 30 nhân vật thân cận với Tướng Giáp bị Lê Đức Thọ bắt trong Chiến dịch Mậu Thân, khi cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đều tin rằng có thể "giải phóng miền Nam" mà không cần Hồ, không cần Giáp (Hồ Chí Minh được đưa đi "nghỉ ngơi" ở Bắc Kinh từ tháng 9-1967; Võ Nguyễn Giáp bị đưa đi "chữa bệnh" ở Hungary từ tháng 7-1967).

Cũng như đại tá Lê Trọng Nghĩa, nhiều tướng, tá bị bắt là những người đã đóng vai trò quyết định trong việc lên kế hoạch tác chiến cho Mậu Thân như: Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh (bị giam tại gia); đại tá Chánh văn phòng BQP Lê Minh Nghĩa; đại tá Chánh văn phòng Quân ủy Nguyễn Văn Hiếu (bị đưa ra khỏi Hà Nội); đại tá Cục trưởng tác chiến Đỗ Đức Kiên... Những người tuy không tham gia Mậu Thân nhưng cũng đang giữ các trọng trách ở Hà Nội và được coi là "thân" Tướng Giáp như thiếu tướng Đặng Kim Giang, PGĐ nxb Sự Thật Nguyễn Kiến Giang, TBT báo QĐND Hoàng Thế Dũng... cũng đã bị bắt. Tất cả đều chưa được giải oan tuy nhiều người sau đó có được bố trí công tác hoặc khôi phục chế độ trừ đại tá Lê Trọng Nghĩa.

Lê Trọng Nghĩa là một trong ba người lãnh đạo "cướp chính quyền" ở Hà Nội khi Hồ Chí Minh đang họp ở Tân Trào. Khác với các sĩ tướng tá "phò" Lê Đức Thọ, thường xuất thân từ tầng lớp nông dân, ít chữ, nhóm thân cận với Tướng Giáp đều là trí thức. Đại tá Lê Trọng Nghĩa học luật, giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp. Ông là một người mưu lược và có một trí nhớ siêu việt. Ông giữ được sự minh mẫn cho tới những ngày cuối đời.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa là trực ban tác chiến ở Tổng hành dinh trong ngày Tướng Trần Quý Hai ra lệnh tấn công tàu Maddox theo chủ trương của Lê Duẩn. Đại tá Nghĩa coi quyết định này của Lê Duẩn là một Tuyền Bố Chiến Tranh Trực Tiếp Với Mỹ. Ông là một trong những nhân chứng quan trọng nhất của Sách Bên Thắng Cuộc. Xin vĩnh biệt ông. Xin chia buồn cùng gia đình họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Huy Đức

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss