Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Tài liệu / Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 / CHƯƠNG 22 - Ra sức cứu vãn tình thế

CHƯƠNG 22 - Ra sức cứu vãn tình thế

- Tiền Giang - Bản dịch Dương Danh Dy — published 05/01/2009 17:13, cập nhật lần cuối 06/02/2009 09:14

 

CHƯƠNG 22

Ra sức cứu vãn tình thế

 

Chính trị động loạn,ng gió cuồn cuộn, nhưng từ đằng sau chiếc bóng của Molotov, Chu Ân Lai đã vụt xuất hiện lên thành nhà ngoại giao sáng chói nhất trong hội nghị Genève. Ông kiên quyết nói với Molotov, chúng ta phải tận lực cứu vãn tình thế, ra sức tranh thủ hòa bình tại Đông Dương. Chu Ân Lai chỉ ra, hành động then chốt để gỡ cuộn chỉ rối là phải công nhận có quân đội Việt Nam hoạt động tại Lào và Campuchia, có thể rút về. Nên đối xử cụ thể với tình hình ba nước Đông Dương, thực hiện thống nhất ngừng bắn. Vào lúc đó chủ động kiến nghị lùi một bước, khiến Eden nhìn thấy hy vọng. Tiếp đó, Chu Ân Lai muốn tranh thủ càng nhiều đồng minh hơn.

 
Hội nghị lần thứ 15 về vấn đề Triều Tiên ngày 15 tháng 6 là cuộc đánh giáp lá cà dữ dội trên hội nghị quốc tế của hai mặt trận lớn Đông, Tây trong thế kỷ XX. Hai bên giằng co không ngã ngũ cuối cùng kết thúc bằng vấn đề Triều Tiên tan vỡ.

Sau khi đọc các tuyên bố và đề án của mỗi bên, trong tranh luận dữ dội với đối thủ, Molotov và Chu Ân Lai mỗi người đã phát biểu năm lần, là những người tham gia hội nghị phát biểu nhiều nhất trong ngày hôm đó. So sánh tương đối hai người, phát ngôn tại chỗ của Chu Ân Lai so với bàn luận của Molotov phong phú hơn, ngôn từ càng trí tuệ, nắm vững thời cơ càng thích đáng. ba lần phát biểu cuối cùng của Molotov về cơ bản chỉ là một câu, hoặc là “ủng hộ đề án của Chu Ân Lai”, hoặc là đồng ý ý kiến của Eden, sẽ “ghi chép vào hồ sơ” các phát biểu của hội nghị. Còn phát biểu của Chu Ân Lai trước sau đã đề xuất hai đề án. Đề án đầu tiên là yêu cầu “triệu tập hội nghị có tính hạn chế bảy nước tiếp tục thảo luận vấn đề Triều Tiên”, tức đề xuất một “Phương án hội nghị năm nước lớn và hai Triều Tiên”. Sau khi công bố tuyên bố 16 nước, ông lập tức đề xuất đề án thứ hai: các nước tham dự hội nghị biểu thị tiếp tục cố gắng giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên, còn thời gian và địa điểm khôi phục đàm phán sẽ có quyết định khác. Với sự hợp tình hợp lý của đề án thứ hai, đối phương khó từ chối.

Chu Ân Lai nắm chắc cơ hội, biểu thị ủng hộ và tán đồng phát biểu của ngoại trưởng Bỉ, nhấn mạnh Spaak đã thể hiện “tinh thần hòa giải”. Phát biểu này đã đóng một cái nêm vào mặt trận phương Tây khiến trong mặt trận đối phương xuất hiện một vết nứt rõ rệt. Trong phát biểu cuối cùng ông chỉ ra, then chốt của việc đối phương nắm chặt không buông “khuôn khổ LHQ” là để từ nay về sau khi giải quyết vấn đề Triều Tiên sẽ bài xích sự tham gia của Trung Quốc, Chu Ân Lai đã tự nhiên mà khôn khéo nêu ra vấn đề khôi phục chiếc ghế hợp pháp của Trung Quốc tại LHQ.

Chính trị động loạn, sóng gió cuồn cuộn, nhưng từ đằng sau chiếc bóng của Molotov, Chu Ân Lai đã vụt xuất hiện lên thành nhà ngoại giao sáng chói nhất tại hội nghị Genève. Tài hoa ngoại giao của ông dã tung hoành bốn phỉa trong cuộc đối trận dữ dội, được điểm nhiều hơn trong tranh luận với đại biểu Mỹ. Tại hội nghị ngày hôm đó, Smith đại biểu Mỹ phát biểu không nhiều, cũng không có ý kiến đặc biệt. Đối mặt với những lời lẽ sắc bén của Chu Ân Lai và sự chuyển hướng khi lâm trận của Spaak, rõ ràng là Smith ở vào thế bị động. Thế nhưng, với tư cách là tham mưu trưởng và nhà ngoại giao cao cấp, có tư lịch già dặn, trong một loạt bàn luận về vấn đề Triều Tiên, Smith đã nắm chắc không buông hai điểm có tính then chốt: một là nắm chắc không buông “khuôn khổ LHQ” kiên trì mọi vấn đề phải giải quyết trong khuôn khổ đó. Hai là nhiều lần chỉ trích Bắc Triều Tiên đầu tiên phá hoại hiệp định, phát động tấn công đại qui mô Nam Triều Tiên. Nắm chắc hai điểm đó, tại hội nghị ông ta được người ủng hộ nhiều. Do trong hội nghị chiều ngày 15 tháng 6 ông ta đã hai lần phát biểu quan trọng, gây ảnh hưởng mới giữ được đề án của Spaak, làm cho đề án cuối cùng của Chu Ân Lai không được thông qua. Từ ý nghĩa này mà nói, Mỹ đã hoàn thành mục tiêu đã định đầu tiên của hội nghị Genève lần này: làm cho vấn đề Triều Tiên tiếp tục trở thành đề án treo, duy trì cục diện không đánh không hòa, hai mặt trận lớn phương Đông, Tây vẫn tiếp tục đối kháng tại Viễn đông lấy “vĩ tuyến 38” làm ranh giới. Vì vậy tại hội nghị ngày 15 tháng 6, Mỹ cũng là một phía được điểm. Hơn nữa Mỹ còn đang tiếp tục tăng áp lực làm cho vấn đề Đông Dương bàn không xong, dọn sẵn đường cho mình dính líu vào công việc Đông Dương.

Dulles cảm thấy vừa lòng vì kết quả hội nghị hôm nay, nên tối ngày 16 tháng 6 đã gửi điện chúc mừng Smith cho rằng Smith đã làm cho vấn đề Triều Tiên thu được “kết cục vừa lòng”. Sự việc giống như Chu Ân Lai đã dự liệu, vấn đề Triều Tiên tan vỡ, đã trực tiếp đe dọa triển vọng vấn đề Đông Dương. Làm không tốt, cuộc chiến Việt Nam có nguy hiểm leo thang và mở rộng

Molotov đã tỉnh táo ý thức được tính nghiêm trọng của tình thế, ngày 16 tháng 5 sau khi hội nghị về vấn đề Triều Tiên tan vỡ, ông đã rất lo lắng nói với Chu Ân Lai, đàm phán đã đến một ranh giới nguy hiểm, nếu như vấn đề Đông Dương cũng bàn không xong, công lao trước đây của hội nghị Genève sẽ mất sạch.

Chu Ân Lai quả đoán nói với Molotov, chúng ta nên tận lực cứu vãn cục diện, hết sức giành lấy hòa bình ở Đông Dương. Ngay tối hôm đó Molotov đã hội kiến Eden, thảo luận, nghiên cứu khả năng cứu vãn cục diện. Cũng như thế, hội nghị trong ngày vừa kết thúc, Chu Ân Lai đã đề xuất với Eden, đề nghị ngày hôm sau gặp gỡ khẩn cấp.

Tối hôm đó, tại nơi ở của đoàn đại biểu Trung Quốc không khí tương đối căng thẳng. Chu Ân Lai chỉ thị cho đoàn đại biểu Trung Quốc, phải “cô lập phái cứng rắn, tranh thủ phái trung gian” tranh thủ hòa bình cho Đông Dương..

Cung Bành đã tham gia hội nghị tại phòng họp lớn Kim sắc chiều hôm đó, tận mắt nhìn thấy cuộc tranh luận dữ dội của các nhân vật đại biểu cho phương Đông và Tây trong hội nghị. Kết cục của hội nghị là một chuyện, phát biểu của Chu Ân Lai trong hội nghị đã đại biểu cho phong độ và trí tuệ của nhà chính trị nước lớn, đã để lại cho Cung Bành ấn tượng vô cùng sâu sắc. Sau khi tham gia hội nghị trở về, với lòng kích động, Cung Bành đã tìm gặp Lý Thận Chi, trình bầy với ông tiến trình của hội nghị đồng thời đưa những ghi chép tại hội nghị yêu cầu Lý Thận Chi sau khi nhanh chóng đọc và nghiên cứu, ra tay viết một bài, phê phán đả kích Mỹ ý đồ phá hoại hội nghị Genève, khắc họa phong độ nhà ngoại giao nước lớn của Chu Ân Lai.

Lúc ấy Lý Thận Chi 31 tuổi, phong nhã hào hoa hết mức. Ông xuất thân từ một gia đình thư hương có nguồn gốc học vấn sâu xa, tại Vô Tích, Giang Nam, ngay từ nhỏ đã được rèn luyện quốc học truyền thống. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông thi đỗ vào Khoa Kinh tế, Đại học Yên Kinh, Bắc Bình, đi sâu học tập triết học và kinh tế học phương Tây. Sau khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Đại học Yên Kinh bị quân Nhật chiếm đóng, ông chuyển tới Thành Đô, theo học tiếp tại Đại học Yên Kinh đã chuyển đến đây cho tới khi tốt nghiệp. Trong thời gian này ông đã trở thành đảng viên ĐCS Trung Quốc. Trước khi kháng chiến chống Nhật thắng lợi Lý Thận Chi đã từ Thành Đô tới Diên An, nhận công tác tại Tân Hoa Xã. Trong chiến tranh Triều Tiên, Lý Thận Chi tham gia đoàn đại biểu Triều Trung đàm phán tại Bàn Môn Điếm, làm việc dưới sự lãnh đạo của Kiều Quán Hoa, Hoàng Hoa.

Nhận nhiệm vụ do Cung Bành giao, Lý Thận Chi đọc ngay ghi chép hội nghị, dùng một đêm viết xong bài “Thông tin Genève” gửi về nước. Ngày 19 tháng 6, “Nhân Dân nhật báo” đăng bài viết đó với nhan đề “Kẻ thù của hòa bình đã lộ nguyên hình”. Bài viết rất có sắc thái cảm tình, trước những hành vi của các nước phương Tây từ chối giải quyết vấn đề Triều Tiên tại hội nghị Genève, sự phẫn nộ của tác giả đã tràn đầy khắp trang viết. Bản tin đã viện dẫn một số ghi chép hội nghị, nhưng phần miêu tả của tác giả về hội nghị hôm đó đúng là không nhìn thấy trong bản ghi chép:

Kiến nghị của Nam Il, kiến nghị của Chu Ân Lai, kiến nghị của Molotov, bọn họ đều không nhìn tới, đều không đề cập tới, bất kể là phát sinh sự tình gì, tất cả đều động thủ theo kế hoạch đã định: bóp chết hội nghị hòa bình Triều Tiên.

Lúc này ở bên ngoài hội trường vang lên tiếng loa trên xe chỉ huy:”Chú ý! Chú ý! Hội nghị sắp giải tán, hãy lái xe tới.”

Đoàn ô tô giống như một con rắn dài chạy tới cửa số 4 của tòa nhà LHQ. Những người từ tòa nhà báo chí đi ra trên tay đã có bản in roneo tuyên bố 16 nước; nhưng có người ngay buổi sang hôm ấy đã có được.

Trên tấm bảng đen ở đây, có ngườì đã viết trước khi hội nghị bắt đầu một câu: “hội nghị cuối cùng của vấn đề Triều Tiên, mời toàn thể phóng viên tới kiểm tra thi thể.”

………

Chủ tịch sau khi cân nhắc quyết định mọi phát biểu đều được đưa vào ghi chép hội nghị đã tuyên bố hội nghị bế mạc. Lúc đó là 8 giờ 36 phút. Khi mọi người đi ra khỏi hội trường vấn không thể không cảm thấy tiếng nói cuối cùng của Chu Ân Lai như còn vang lên bên tai.

Tại cửa ra vào số 4 Tòa nhà LHQ, các ôtô đã phân tán từ lâu, lại tụ tập lại đón các đại biểu đang đi ra khỏi hội trường. Đèn ô tô sang chưng, vì trời đã tối. Đây là dầu tiên sau 51 ngày, mọi người có mặt tại chỗ không cảm thấy thời gian trôi nhanh như vậy, bởi vì ở đây đã tiến gành cuộc chiến đấu căng thẳng. …Từ nơi này, nhân dân Trung Quốc cảm thấy tự hào bởi vì đất nước chúng ta đã cùng với các lực lượng hòa bình đã vì sự nghiệp hòa bình tiến hành cuộc đấu tranh trác việt. …Có người nói, trên thực tế hội nghị Genève không có một ghi chép chung nhưng tất cả những cái đó đều đã được ghi chép trong lịch sử, chứng cứ đanh thép, nhưng dù có dựa vào cái gì cũng không thể xóa bỏ nó bởi vì nó đã được khắc ghi vào trong lòng nhân dân thế giới.

Hơn 50 năm đã trôi qua, tác giả bài viết, Lý Thận Chi đã là học giả quan hệ quốc tế nổi tiếng từ lâu, đã từng giữ chức Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Nhớ lại bài viết thông tấn này, ông chỉ ra nó đúng là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh Đông, Tây. Ông nhớ lại nói, không khí lúc đó tương đối căng thẳng, đoàn đại biểu Trung Quốc vô cùng lo lắng hội nghị Genève vì thế mà tan vỡ. Ngay tối hôm đó Chu Ân Lai triệu tập cuộc họp, bàn bạc phát biểu của ngày hôm sau về vấn đề Đông Dương. Cuối cùng xác định tinh thần then chốt của bài phát biểu là, công nhận ba nước Đông Dương đều có vấn đề ngừng bắn đòi hỏi giải quyết chứ không phải là chỉ có một mình vấn đề Việt Nam. Đây là một bước nhượng bộ chủ động, Chu Ân Lai cho là tất yếu, nếu không sẽ khó có thể cứu vãn toàn bộ cục diện của hội nghị Genève.

Tối hôm đó vừa vội vàng ăn xong cơm tối, Chu Ân Lai đã tới biệt thự của Molotov. Lúc đó Phạm Văn Đồng đã ở đó.

Tinh thần của Molotov khi ấy xáo động rất lớn, ông hỏi Phạm Văn Đồng, nếu tạm hoãn tháo luận vấn đề Đông Dương anh thấy thế nào?

Chu Ân Lai kiên quyết chỉ ra, vấn đề Đông Dương không thể ngừng lại, nếu không sẽ tan tành trong chốc lát. Ông phân tích nói, then chốt của đàm phán trước mắt là phía ta liệu có thừa nhận QĐND Việt Nam có tác chiến ở Lào và Campuchia hay không. Tình hình thực tế là có, nếu phía ta kiên quyết không thừa nhận, thì có muốn bàn cũng không bàn được. Vì vậy phía ta có thể lùi một bước, thừa nhân trước đây có quân đội Việt Nam tác chiến tại đây, là quân tình nguyện, hiện nay đã rút về. Nếu hiện nay vẫn còn thì có thể theo cách rút hết mọi quân đội nước ngoài để xử lý.

Molotov đồng ý như vậy, sau một hồi do dự, Phạm Văn Đồng cuối cùng cũng đồng ý. Ba phía xác định do Chu Ân Lai đại biểu, trình bầy với hai đoàn đại biểu Anh, Pháp như trên.

12 giờ 30 phút trưa ngày 16 tháng 6, Chu Ân Lai tới biệt thự của Eden, trao đổi với ông ta một giờ về tình hình hội nghị hiện nay.

Vừa gặp, Chu Ân Lai đã nói ngay với Eden, Trung Quốc không hài lòng trước tình hình hội nghị thảo luận vấn đề Triều Tiên chưa có kết quả đã kết thúc, vì nó chưa thể hiện được chút tinh thần hòa giải nào. Nếu như có khó khăn với đề án của chúng tôi, vẫn có thể thương lượng mà! Thế nhưng ngay hội nghị hạn chế cũng không muốn họp. Cảm giác của chúng tôi là, nước Mỹ muốn làm cho không đạt được bất kỳ hiệp nghị nào. Đó là kế hoạch đã dự tính của họ, kết quả quả nhiên như vậy.

Chu Ân Lai nói, đoàn đại biểu Trung Quốc mang theo tinh thần hòa giải đến tham gia hội nghị lần này, nhưng hòa giải phải đến từ sự cố gắng của hai bên. Chúng tôi hy vọng hội nghị về vấn đề Đông Dương sẽ không xẩy ra tình hình như vậy. Nếu không cánh cửa hòa giải sẽ đóng lại. Tôi nghĩ, ngài Eden vốn có tinh thần hòa giải, chúng tôi hy vọng tình hình sẽ không phát triển đến bước như vậy.

Eden nói một câu, tôi sẽ hết sức để tình hình không phát triển như vậy Tiếp đó ông ta chuyển đầu đề câu chuyện: bây giờ tôi muốn bàn một chút vấn đề giữa Anh, Trung. Các ngài đã đồng ý cử người đến London, bất kể khi nào ông ta tới, chúng tôi đều rất vui lòng đón tiếp ông ta. Tôi hy vọng chúng ta có thể đồng thời phát biểu một tuyên bố về việc này, chúng tôi đã chuẩn bị hai dự thảo, mời các ngài chọn trước một bản.

Chu Ân Lai nói: lần này chúng ta chí ít cũng giành được một thu hoạch, đó là cải thiện quan hệ Trung, Anh. Tôi nghĩ, nói như vậy là đã biểu thị cảm tưởng chung của chúng ta.

Eden: đích xác là cảm tưởng chung, tôi nghĩ thu hoạch dó là có ích, Thủ tướng nước tôi hy vọng ngày mai tuyên bố việc này, liệu các ngài có đồng ý hay không.

Chu Ân Lai: tôi sẽ mang hai bản tuyên bố của các ngài về nghiên cứu, sẽ trả lời tại cuộc họp chiều mai.

Eden nói, còn một việc nữa trước đây tôi chưa bàn với ngài cũng chưa để Trevelyan bàn với các ngài. Các ngài cử người đến London, khiến chúng tôi gặp một vấn đề về pháp luật, chúng tôi muốn đại biểu của các ngài được hưởng quyền miễn trừ, biện pháp duy nhất là để tên ông ta vào danh sách nhân viên ngoại giao.

Chu Ân Lai trả lời, tôi có thể để ngài Hoạn Hương đến bàn với ngài Trevelyan về việc này, tôi nghĩ việc này không khó khăn lắm.

Eden nói: đúng vây, chúng ta ngày càng tiếp cận, đó là thu hoạch của Genève. Nếu như có khả năng, ngày mai tôi phải về nước, tôi muốn tháp tùng Thủ tướng đi Wasington nghỉ cuối tuần. Nếu như hội nghị Genève có tiển triển khiến người ta phấn khởi thì tôi có thể lưu lại. Còn nếu như tôi đi, tôi sẽ giao toàn quyền cho Reading.

Chu Ân Lai lại chuyển đầu đề câu chuyện về vấn đề Đông Dương, nói: hiện nay Việt Nam, Lào và Campuchia đều có chiến tranh, nhưng tình hình ba nước lại không giống nhau, biện pháp giải quyết của ba nước cũng không giống nhau, nhưng vấn đề của ba nước lại có liên hệ với nhau. Chúng tôi vui lòng nhìn thấy Lào, Campuchia là những quốc gia như các nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia. Nếu như họ trở thành quốc gia của Liên hiệp Pháp thì là việc tốt đối với nước Pháp, còn đối với nước Anh và Trung Quốc mà nói, thì cũng tốt. Trước tiên chúng ta có thể chung sống hòa bình ở Đông Nam Á. Mặt khác, chúng tôi không muốn Lào và Campuchia trở thành căn cứ quân sự của nước Mỹ. Bởi vì như vậy sẽ cấu thành nhân tố khiến Đông Nam Á không thể hòa bình.

Về chính trị, chỉ cần nhân dân Lào và Campuchia có thể biểu thị ý chí, chính phủ Vương quốc của hai nước này cũng có thể được công nhận. Thế nhưng chính phủ Vương quốc của hai nước này cũng phải dùng biện pháp dân chủ để đối xử với phong trào giải phóng dân tộc trong hai nước - bao gồm chính phủ kháng chiến của hai nước vào trong đó, nhằm giải quyết chính trị. Điều này đương nhiên là việc của chính họ.

Về quân sự đúng là hai nước có bộ đội chống đối. Campuchia ít hơn một chút, vùng hoạt động cũng nhỏ, nên ngừng bắn ở đây. Bộ đội kháng chiến Lào nhiều hơn một chút, các vùng cũng lớn hơn, ở đây có vấn đề quân đội tập kết. Ở đó đích xác là có quân tình nguyện Việt Nam, đã có rút rồi, nếu quả vẫn còn, nên xử lý theo biện pháp rút hết quân đội nước ngoài.

Đó là những nhượng bộ của Chu Ân Lai khi hội nghị ở vào giờ phút then chốt. Lần đầu tiên đứng trước các ngoại trưởng đối phương, ông không chỉ thừa nhận có QĐND Việt Nam hoạt động ở Lào, hơn nữa còn biểu thị, QĐND Việt Nam tại Lào cũng là quân đội nước ngoài, cũng sẽ rút về.

Những nhượng bộ đó của Chu Ân Lai, vừa nghe Eden đã rõ, nên phấn khởi nói: “có hy vọng, rất có hy vọng.” Ông ta thuyết minh thêm, chúng tôi yêu cầu cũng chính là như vậy. Chúng tôi cũng không muốn nhìn thấy Lào và Campuchia trở thành căn cứ quân sự của bất kỳ nước nào, bất kể là của Việt Nam hay của Mỹ. Tôi nghĩ Lào và Campuchia cũng có cùng cách nghĩ. Tôi nghĩ, tại hai nước này đều cần bầu cử để quyết định tương lai của họ, nhưng các cuộc bầu cử đó phải chịu sự giám sát. Chỉ có điều là ở Lào, nếu Việt Minh kiên trì quân đội Pháp rút thì có khả năng dẫn tới khó khăn, cũng có thể quân đội Pháp tập trung tại một số vùng do điều ước qui định, may mà số lượng quân Pháp không nhiều, cho nên vấn đề này vì thế cũng không lớn. Nếu các vấn đề khác giải quyết thuận lợi, thì vấn đề này sẽ không dẫn tới khó khăn.

Eden hỏi Chu Ân Lai: liệu ngài có thể cùng người Pháp bàn một chút, tôi cũng có thể nói riêng cho bọn họ.

Chu Ân Lai trả lời: tôi vui lòng bàn với người Pháp, nghe nói ngài Bidault đã tới.

Eden nói: nghe nói chiều hôm nay tới, nhưng sẽ không ở được lâu. Chiều ngày mai sẽ về. Liệu tôi có thể nói với như thế này với ngài: hôm nay tôi đã bàn với ngài Chu Ân Lai, tôi cho rằng nếu ngài Bidault có thể bàn với ngài Chu Ân Lai sẽ có ích đấy.

Chu Ân Lai lập tức biểu thị đồng ý.

Eden nói: cách nghĩ của chúng tôi là, Lào và Campuchia phải trở thành quốc gia trung lập và tự do, và không là căn cứ của bất kỳ nước nào. Quân đội nước ngoài rút khỏi hai nước. Nếu quân đội Pháp lưu lại thì cũng phải tập kết tại vùng điều ước qui định, sau tiến hành bầu cử tại hai nước.

Chu Ân Lai đồng ý cách nhìn của Eden: về mặt nguyên tắc cơ bản là chúng ta giống nhau. Vấn đề quân sự có thể giao cho đại biểu Bộ Tư lệnh hai bên thương thảo tại vùng đó và nước đó, sau đó báo cáo kết quả thương thảo lên đại hội.

Eden nói: rất tốt. Bất kể chúng ta sắp xếp như thế nào nhất định phải bao gồm điểm này, tức Lào và Campuchia không thể là căn cứ. Như thế về mặt rút quân, Việt Minh liệu có khó khăn?

Chu Ân Lai trả lời: theo tôi thấy Việt Minh sẽ không có vấn đề. Bố trí cụ thể có thể do đại biểu Bộ Tư lệnh hai bên hiệp thương.

Eden chưa yên tâm, nói: không phải là tôi muốn truy hỏi vấn đề này, nếu như không đồng ý trong hạng mục thảo luận thuyết minh phải thảo luận rút quân đội nước ngoài, họ sẽ không đồng ý gặp gỡ đại biểu quân sự hai bên. Tôi nghĩ chỉ nói quân đội nước ngoài mà không thuyết minh cụ thể thì sẽ không liên quan đến bất kỳ người nào.

Chu Ân Lai nói: hai bên chúng ta đều cần phải hiệp thương với các phía, để dễ thúc đẩy.

Eden biểu thị: cuộc gặp hôm nay rất có ích, chúng ta cần suy nghĩ một chút, qua một thời gian sau, hy vọng chúng ta lại gặp mặt lần nữa. Chiều hôm nay chúng tôi sẽ họp thảo luận, theo tôi được biết, đại biểu Campuchia và Lào muốn phát biểu, thế nhưng đại thể vẫn là luận điệu cũ, tôi nghĩ tốt nhất là vấn đề được giải quyết bên ngoài hội nghị, chỉ dựa vào diễn thuyết là không được.

Chu Ân Lai nói: tốt, thế thì chúng ta sẽ gia tăng tiếp xúc bên ngoài hội nghị.

Eden hỏi: liệu chiều hôm nay ngài có thể nói một số lời khiến Lào và Campuchia phấn khởi. Ví dụ, nói các ngài vui lòng nhìn thấy bọn họ trở thành các quốc gia như Miến Điện.

Chu Ân Lai: hiện nay chúng ta nói là vấn đề quân sự, tôi sẽ nói một số lời cả hai bên đều có lợi.

Eden lại bàn đến quan hệ Anh, Trung, nói, tôi hy vọng mối liên hệ chúng ta thiết lập tại Genève lần này có thể tiếp tục duy trì. Vì vậy sau khi ngài Trevelyan về Bắc Kinh, nếu như ngài có thời gian, liệu có thể thường thường tiếp kiến ông ta hay không?

Chu Ân Lai gật đầu đáp ứng.

Eden đưa ra thái độ đền đáp, nói: đại biểu của các ngài có thể gặp tôi bất kỳ lúc nào, và tôi đều vui lòng gặp ông ta. Eden còn kiến nghị Chu Ân Lai trực tiếp tiếp xúc với đại biểu nhiều nước hơn nữa, đặc biệt là đại biểu các nước phương Tây, tranh thủ sự hiểu biết của bọn họ.

Chu Ân Lai tất nhiên đáp ứng, lập tức biểu thị vui lòng gặp gỡ các quan chức ngoại giao các nước phương Tây. Eden kiến nghị Chu Ân Lai nên gặp Casey, ngoại trưởng Australia trước, vì chiều ngày 18 ông ta sẽ rời Geneve. Chu Ân Lai đồng ý ngay. Eden lập tức chỉ thị Humphrey. Trevelyan, thành viên đoàn đại biểu Anh, đại sứ Anh tại Liên Xô liên hệ với Casey, cuối cùng định thời gian hội kiến vào buổi trưa ngày 18 tháng 6, trước khi Casey lên máy bay.

Ngày hôm đó một thành quả quan trọng của cuộc hội kiến giữa ngoại trưởng hai nước Trung Anh là Eden đại biểu chính phủ Anh chính thức trả lời phía Trung Quốc vui lòng cùng Trung Quốc ra tuyên bố chung hai bên tuyên bố cùng cử quan chức ngoại giao cấp đại biện tới thủ đô của nhau. Chu Ân Lai và Eden đã bàn định nội dung của tuyên bố: “ Chính Phủ Nhân Dân Trung ương nước CHND Trung Hoa và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh hiệp nghị: chính phủ nhân dân Trung ương nước CHND Trung Hoa cử đại biểu trú tại London, với địa vị và nhiệm vụ tương đồng với địa vị và nhiệm vụ của đại biện nước Anh trú tại Bắc Kinh. Nhiệm vụ của đại biện là đàm phán thiết lập quan hệ ngoaị giao và làm các việc thương vụ và kiều vụ, đãi ngộ của nhân viên Phòng đại biện giống như nhân viên ngoại giao bình thường.

Từ biệt Eden, Chu Ân Lai càng tăng thêm lòng tin, ông tin là vấn đề Đông Dương có khả năng tiếp tục được. Vào lúc Chu Ân Lai ở vào giờ phút then chốt ấy, Trương Dực trưởng phòng Việt Nam của Ban Đối ngoại ĐCS Trung Quốc là nhân viên trong đoàn đại biểu Trung Quốc lúc đó đã có một đoạn hồi ức quan trọng. Ông nói, vào giờ phút bước ngoặt quan trọng của hội nghị, một hôm ông tới biệt thự Vạn Hoa, báo cáo vấn đề Việt Nam với Chu Ân Lai, thấy ông đang đi dạo trên thảm cỏ. Gió nhẹ từ từ thổi, bốn xung quanh toàn một mầu xanh biếc, trên mặt thảm cỏ bằng phẳng chỉ có hai người Chu Ân Lai và Trương Dực tản bộ. Bỗng Chu Ân Lai đột ngột dừng lại, mắt nhìn chăm chú ra phía xa.

Được một lúc, ông thâm trầm nói với Trương Dực: “Chúng ta nên tranh thủ hội nghị Genève thành công, chúng ta nên thông qua đàm phán chứ không phải là thông qua chiến tranh để giải quyết những tranh luận giữa chúng ta và phương Tây. Giữa chúng ta đã đánh nhau rất lâu, chúng ta nên ngừng lại, đàm phán. Eden, bọn họ cũng có cách nghĩ như vậy.”

Chu Ân Lai nói: “Vì sao lại không thể đàm (phán) được? Bàn một chút, giữa chúng ta đều thông qua đàm phán giành được một thời kỳ hòa bình trong chung sống hòa bình. Chúng ta đều phát triển sản xuất trong thời kỳ hòa bình. Quay đầu nhìn lại xem ai phát triển nhanh hơn, càng tốt, như thế mới thuyết minh được vấn đề. Hãy thử nói xem, đồng chí Trương Dực?”

Nghe những lời nói vậy, Trương Dực lòng tràn đầy tư tưởng đấu tranh cách mạng đã hoàn toàn bị chinh phục, lần đầu tiên ông được nghe Chu Ân Lai trình bầy một cách đơn giản như vậy về ý nghĩa ngoại giao của chung sống hòa bình, các quốc gia phương Đông và phương Tây không còn gặp nhau bằng việc binh đao nữa.

Chu Ân Lai lại nói: “nếu chủ nghĩa xã hội chúng ta tràn đầy lòng tin, thì chúng ta nên làm như vậy. Phải biến thế giới đối kháng thành thế giới hòa bình. Mỹ vẫn còn là một quốc gia rất hùng mạnh, đối kháng với họ không bằng chung sống hòa bình, hai bên cạnh tranh về xây dựng kinh tế, đẻ cuối cùng giải quyết vấn đề ai hơn ai kém. Trong quá trình này phương Tây sẽ làm diễn biến hòa bình. Nhưng chỉ cần chúng ta làm tốt xây dựng kinh tế, chúng ta cũng có thể phản diễn biến hòa bình.”

Sau bao nhiêu năm, Trương Dực đã có những suy ngẫm sâu sắc của cuộc sống nghỉ hưu yên tĩnh. Ông cho rằng, Chu Ân Lai lúc đó cho rằng: trong hai mặt trận lớn Đông, Tây có nước lớn nhưng cũng có nước nhỏ, áp dụng chế độ xã hội nào là sự tự lựa chọn của nhân dân các nước, nước khác không thể can thiệp, mà can thiệp sẽ không có kết quả tốt. Tốt nhất là trong môi trường quốc tế chung sống hòa bình, sẽ do thực tiễn xã hội kiểm nghiệm loại chế độ nào là ưu việt hơn, cung cấp cơ hội cho nhân dân lựa chọn Chính la trong suy ngẫm vấn đề đó, tư tưởng về năm nguyên tắc chung sống hòa bình của Chu Ân Lai lúc này đã chín muồi và dần dần được làm phong phú thêm thành hệ thống. Hội nghị Genève chính là thực tiễn ngoại giao đột xuất để ông quán triệt hệ thống tư tưởng này

Sau này Đặng Tiểu Bình đã phát triển tư tưởng quan trọng này của Chu Ân Lai. Trong “Bài nói trong lần tuần du miền Nam” năm 1992, nhằm thẳng vào vấn dề chế độ xã hội ông đã chỉ ra: “tiêu chuẩn để phán đoán nên chủ yếu là xem có lợi cho sự phát triển sức sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa hay không, có lợi cho việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia hay không, có lợi cho việc nâng cao mức sống của nhân dân hay không”. Ông đã nâng cao tới ý nghĩa lý luận nói: “tóm lại chủ nghĩa xã hội muốn giành được ưu thế tương đối với chủ nghĩa tư bản, thì phải mạnh dạn hấp thu và học tập mọi thành quả văn minh do xã hội loài người sáng tạo, hấp thu và học hỏi mọi phương thức kinh doanh, phương pháp quản lý tiên tiến phản ảnh qui luật sản xuất xã hội hóa hiện đại của các nước trên thế giới ngày nay bao gồm cả các nước tư bản phát triển.”

Về ý nghĩa đó, tư tưởng Đặng Tiểu Bình và tư tưởng Chu Ân Lai một mạch nối liền.

Chiều ngày 16 tháng 6, đã cử hành hội nghị có tính hạn chế lần thứ 14 về vấn đề Đông Dương. Hoàng thân Tep Phan đại biểu Vương quốc Campuchia phát biểu trước tiên, chủ yếu nói về ý kiến ba điểm. Một là đòi Việt Minh rút quân, hai là trao đổi nhân viên hai bên bị bắt, ba là Campuchia sẽ không cho phép tồn tại căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Ông còn phủ nhận tại Campuchia có “phong trào chống đối”.

Sananikone, đại biểu Lào trong phát biểu tại hội nghị cũng như vậy, đầu tiên yêu cầu Việt Minh rút quân. Ông biểu thị sẽ căn cứ vào hiệp nghị với Pháp, giới hạn hoạt động của quân Pháp trong các căn cứ quân sự. Ngoài ra ông yêu cầu giải trừ mọi vũ trang của quân đội phi chính qui, thả nhân viên hai bên bị bắt, tiến hành giám sát quốc tế, đại biểu quân sự hai bên hội đàm ở Genève.

Lúc này Chu Ân Lai phát biểu: “trong hội nghị này tôi đã từng nhiều lần nói, tình hình ba nước Đông Dương hoàn toàn không giống nhau, nên khi giải quyết vấn đề cần xem xét tới tình hình cụ thể mỗi nước; đồng thời vấn đề của ba nước cũng không thể dứt khoát tách rời, cần liên hệ với nhau suy xét mới có thể có được sự giải quyết thích đáng.”

Phát biểu này lập tức khiến những người tham dự hội nghị chú ý. Chu Ân Lai nói, căn cứ quyết nghị ngày 29 tháng 5 của hội nghị này, những hành động đối địch tại Đông Dương nên chấm dứt sớm và đồng thời. Nghiên cứu vấn đề Lào và Campuchia phải căn cứ vào nguyên tắc này, làm cho ba nước Việt, Lào, Campuchia đồng thời ngừng bắn. Vì nhân viên quân sự của Việt Nam và Pháp đã bắt đầu đàm phán tại Genève và địa điểm giao chiến, nên Lào và Campuchia cũng nên như vậy. Còn “đình chỉ hành vi đối địch” nói ở đây chủ yếu là nghiên cứu vấn đề bố trí quân đội hai bên giao chiến, và còn bao gồm việc rút hết mọi quân đội nước ngoài.

Chu Ân Lai lại xuất phát từ tình hình thực tế của hai nước Lào và Campuchia suy tính vấn đề, chỉ ra, dù đã đình chỉ hành động quân sự, vẫn phải đình chỉ đưa quân đội và vũ khí đạn dược mới từ bên ngoài vào. Tuy vậy đại biểu Trung Quốc chú ý tới, đoàn đại biểu Campuchia đã đề xuất tới việc đưa vào vũ khí tự vệ. Điều này có thể lí giải là không chỉ Campuchia như vậy mà Lào cũng phải như vậy. Trung Quốc còn đặc biệt nhấn mạnh: sau khi ngừng bắn, bất kỳ nước ngoài nào cũng không được thiết lập căn cứ quân sự trong biên giới ba nước.

Tiếp đó Chu Ân Lai đề xuất “Kiến nghị của đoàn đại biểu Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Lào và Campuchia”:

Các nước tham dự hội nghị Genève hiệp nghị như sau:

  1. Đình chỉ hành động đối địch trong biên giới Lào và Campuchia sẽ đồng thời tuyên bố với việc đình chỉ hành động đối địch với Việt Nam.

  2. Đại biểu Bộ Tư lệnh hai bên giao chiến sẽ đồng thời trực tiếp đàm phán tại Genève và tại chỗ về vấn đề đình chỉ hoạt động đối địch trong biên giới Lào và Campuchia.

  3. Sau khi đình chỉ hành động đối địch, không cho phép từ ngoài biên giới đưa vào Lào và Campuchia bộ đội và nhân viên lục, hải, không quân mới cũng như các loại vũ khí và đạn dược.

Về vấn đề số lượng và chủng loại vũ khí cần để tự vệ mà đưa vào sẽ có hiệp thương riêng.

  1. Quyền lực của Ủy ban Giám sát quốc tế nên mở rộng tới Lào và Campuchia, nhưng nên chiếu cố tình hình đặc biệt của mỗi nước.

  2. Sau khi các Bô tư lệnh đã hiệp nghị, sẽ thả hoặc trao đổi tù binh và dân thường bị bắt.

  3. Những nhân viên hợp tác với đối phương trong thời chiến không được chịu bức hại.

Trong đề án này, đại biểu Trung Quốc thừa nhận, tình hình Lào và Campuchia không giống với Việt Nam, có thể đối xử khu biệt, không bàn vấn đề có thiết lập Ủy ban liên hiệp hai bên giao chiến ba nước Đông Dương nữa, cũng không bàn phương án phân chia ranh giới ra để quản lý ở Lào và Campuchia nữa. Thế mà trước đó đại biểu ba nước Việt, Trung, Xô đều từ chối chia tách vấn đề Việt, Lào, Campuchia ra giải quyết.

Sau Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng đại biểu Việt Nam cũng đề xuất một kiến nghị về giải quyết vấn đề Đông Dương, điều kiện quan trọng hàng đầu là: “để xây dựng hòa bình lâu dài ở Đông Dương, cần phải trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc Việt Nam, Lào và Campuchia có chủ quyền hoàn toàn, thực sự và độc lập dân tộc, giải quyết các vấn đề chính trị.” Kiến nghị của ông đề xuất: “trong biên giới Việt Nam rút hết mọi quân đội nước ngoài.” Ông ta không đề cập vấn đề liệu có rút quân độ nhân dân Việt Nam ra khỏi Lào và Campuchia hay không, đồng thời còn cho rằng, khi giải quyết vấn đề Đông Dương, không thể tách rời vấn đề chính trị và quân sự, cần giải quyết đồng thời Phạm Văn Đồng biểu thị ủng hộ đề án của Chu Ân Lai ngoại trưởng Trung Quốc. đại biểu Pháp, Chauvel lập tức phát biểu, chỗ khiến ông ta cảm thấy phấn khởi là Phạm Văn Đồng không phản đối đề án của Trung Quốc. Ông ta nói, chỉ cần quân đội Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia, thì quân đội Pháp lưu tại đó là không cần thiết. Về điểm mọi quân đội nước ngoài đều rút khỏi Lào và Campuchia, nước Pháp vui lòng tiếp nhận giám sát quốc tế.

Smith phát biểu ngắn gọn, nói ông ta rất phấn khởi nghe đề án của Trung Quốc cho rằng có sự “kiềm chế và có lý trí” nhưng không thể nói kiến nghị của Phạm Văn Đồng là kiềm chế và có lý trí. Ông ta hy vọng hội nghị quay về vấn đề Lào và Campuchia. Ông ta nói lại lần nữa, mấy điểm trong đề án của Trung Quốc về Lào và Campuchia là có thể đồng ý. Đây là lần đầu tiên trong hội nghị Genève đoàn đại biểu Mỹ biểu thị ý tán thành đề án của Trung Quốc.

Phát biểu của Smith rõ ràng là một bước ngoặt. Trong thời gian hội nghị nghỉ, Molotov đi tới bên cạnh Smith một lần nữa hỏi, ngài cảm thấy đề án Trung Quốc về biện pháp giải quết vấn đề Lào và Campuchia như thế nào? Smith nói, đề án này là lý trí, nhưng chưa đề xuất biện pháp cụ thể rút quân như thế nào. Nếu như có, chúng tôi cũng đồng ý thành lập tổ chức giám sát quốc tế, và như vậy đề án này có thể được suy tính tới một cách nghiêm túc.

Molotov nói, ông sẽ đề nghị ngay tại hội nghị, nêu tên Indonesia tham gia tổ chức giám sát quốc tế.

Một lần nữa Smith nói, chỉ cần giống như vừa rồi tôi nghe, chỉ cần đề án Trung Quốc có tiền đề như thế này: nước Mỹ không có căn cứ quân sự tại Lào và Campuchia và hai nước nói trên chỉ cần bảo đảm mình không bị xâm lược, nước Mỹ cũng không cần thiết xây dựng căn cứ quân sự ở đó. Nếu là như vậy, nước Mỹ không phản đối đề án của Trung Quốc.

Đề án của Chu Ân Lai đã đưa tới đoạn nói chuyện có tính hòa giải như vậy, trở thành cơ sở khiến hội nghị Genève có thể giành được đột phá quan trọng.

Trong động loạn chính trị đã lộ rõ bản sắc anh hùng. Đúng như Chu Ân Lai đã dự liệu, vấn đề Đông Dương là có thể đàm phán được, vì việc này cần phải nỗ lực.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss