Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Tài liệu / Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 / CHƯƠNG 25 - Gặp Thủ tướng Pháp mới

CHƯƠNG 25 - Gặp Thủ tướng Pháp mới

- Tiền Giang - Bản dịch Dương Danh Dy — published 05/01/2009 17:13, cập nhật lần cuối 06/02/2009 09:14

 

Chương 25

Gặp Thủ tướng Pháp mới

 

 

Cuộc gặp gỡ giữa Chu Ân Lai và Mendès-France vừa nhận chức Thủ tướng Pháp mới, đánh một dấu chấm câu sáng rõ cho giai đoạn thứ nhất của hội nghị Genève. Thủ tướng Pháp mới đánh giá Chu Ân Lai: “Ông có khí chất chính trị gia thế giới, có đầu óc nhanh nhạy, cơ trí nhất khiến người ta khâm phục.” Thủ tướng Trung Quốc mới chỉ ra, Mendès-France là “người có thể thâm giao” Mang theo tâm tình thoải mái, Chu Ân Lai mua cho Đặng Dĩnh Siêu - vợ mình một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ.

 

Sáng sớm ngày 23 tháng 6, trời rất mát mẻ, phiên dịch Đổng Ninh Xuyên chẳng bao giờ quên được cái ngày đẹp đẽ đó. Ông cùng ngồi trên chiếc ô tô du lịch với Chu Ân Lai đi Bern thủ đô Thụy Sĩ. Đã theo Chu Ân Lai hơn một tháng rồi, Đổng Ninh Xuyên dần dần quen được Thủ tướng nước Cộng Hòa. Chu Ân Lai có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa đông, tây hơn nữa lại rất hiểu được nhiệm vụ của phiên dịch.

Chỉ cần bài nói có bản thảo bao giờ cũng cho phiên dịch viên đọc trước một lần; nếu không có bản thảo, chỉ cần có thời gian là ông nói cho phiên dịch viên biết trọng điểm cuộc hội đàm hoặc bài nói, hoặc những chỗ then chốt, cho đến những từ ngữ then chốt. Như vậy khiến người dịch cho ông dễ chịu nhiều.

Đổng Ninh Xuyên cho rằng, tiếng Anh của Chu Ân Lai khá tốt, nghe tốt nhất. Còn về tiếng Pháp của ông “lúc đầu tôi nghĩ là ông đã lưu học tại Pháp, tiếng Pháp sẽ rất khá. Nhưng trên thực tế đã quên mất rất nhiều, hoặc là hồi trước chưa học được tốt. Thế nhưng nhiều câu nói tiếng Pháp thường dùng, ông còn nhớ, cũng có thể nói, điều này rất có ích khi ông hội kiến nhân sĩ nói tiếng Pháp.1

Genève cách thủ đô Bern không xa, đã nhanh chóng đến nơi, Chu Ân Lai về Đại sứ quán Trung Quốc nghỉ ngơi. Mấy hôm nay vì cuộc gặp gỡ với Mendès-France, hai bên Trung Pháp đã có những cuộc thương thảo khẩn trương.

Ngày 29 tháng 6, tại Paris, Mendès-France đã lần lượt gặp Eden và Smith trên đường về nước. Eden yêu cầu Mendès-France gặp Chu Ân Lai sớm nhất, ông ta còn đáp ứng thủ tướng mới của Pháp, khi hội nghị cần thiết ông ta sẽ trở lại Genève. Trước việc Mendès-France muốn gặp Chu Ân Lai, Smith không vui lắm.

Mendès-France tự có định kiến, yêu cầu Chauvel vừa về Paris lập tức trở lại Genève để liên hệ với Chu Ân lai, xác định địa điểm và thời gian thủ tướng hai nước Trung Pháp gặp nhau. Mendès-France hy vọng, Chu Ân Lai đến thăm Paris, thủ tướng hai nước sẽ gặp nhau tại địa điểm X. ngoại ô Paris.

4 giờ chiều ngày hôm đó, Chu Ân Lai hội kiến Racos nghị sĩ Đảng Xã hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Pháp và Savari nghị sĩ đảng Xã hội, tại Vạn Hoa.

Racos nói với Chu Ân Lai, hiện nay nước Pháp có một số nhân vật có tư tưởng

muốn dẫn nước Pháp vào con đường mạo hiểm, chúng tôi phản đối loại tư tưởng đó, điều này gần đây đã được phát biểu khi cải tổ chính phủ. Đảng Xã hội tán thành chính phủ mới vì họ có thành ý muốn hòa bình. Nếu ủng hộ chính phủ mới, chúng tôi có thể tiến lên theo con đường hòa bình. Điều này có lợi cho cả châu Á, nước Pháp và Trung Quốc. Savari nói, Mendès-France hứa trước Quốc hội và nhân dân Pháp, dùng thời hạn bốn tuần lễ tranh thủ được hòa bình, đó là một sự đặt cược lớn. Trong cuộc cạnh tranh giữa hòa bình và chiến tranh này, đảng Xã hội ủng hộ Mendès-France. Thế nhưng có người không ủng hộ ông ta, mà hy vọng ông ta thất bại.

Chu Ân Lai nói với hai vị khách Pháp, chúng tôi mang theo nguyện vọng hòa giải đến Genève, thúc đẩy khôi phục hòa bình Đông Dương. Chúng tôi rất phấn khởi biết chính phủ mới yêu cầu hòa bình. Vấn đề hòa bình của Đông Dương tự nhiên có liên quan với các nước xung quanh, nhưng trước tiên hai bên giao chiến Pháp, Việt nên có trách nhiệm trong việc nhanh chóng có được hòa bình. Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào cản trở sự tiếp cận giữa Pháp và Việt Nam DCCH. Hai vị đều biết, nước Mỹ muốn phá hội nghị, khiến hội nghị không thể có được kết quả, họ không tin bất kỳ hiệp nghị nào, thái độ đó là không đúng. Chúng ta nên giúp hai bên giao chiến tiếp cận, khiến họ có thể đạt được hiệp nghị. Đương nhiên thời gian bốn tuần lễ rất căng, thế nhưng hai bên Pháp Việt có thể nắm chắc cơ hội tiếp xúc trực tiếp, khả năng giải quyết hòa bình là rất lớn.

Chu Ân Lai chỉ ra: hòa bình quang vinh phải toàn diện, tức không một bên cưỡng ép ý chí của mình lên bên kia. Nếu như chạy theo nước khác thi hành chính sách mạo hiểm và chính sách mở rộng chiến tranh, vinh dự của nước Pháp chỉ có thể bị tổn hại.

Cùng ngày, sau khi biết được tin nhắn của Mendès-France, Chu Ân Lai đã trả lời thủ tướng Pháp mới nhận chức, bản thân ông hy vọng gặp thủ tướng Mendès-France, vì việc này thậm chí có thể về nước chậm hai ngày. Thế nhưng địa điểm gặp nhau không thể tại nước Pháp vì hiện nay hai nước Trung, Pháp còn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, do vậy ông đề nghị địa điểm gặp gỡ tốt nhất được thu xếp tại Genève, nếu như không tiện, có thể chọn một địa điểm nào khác của Thụy Sĩ thì tốt hơn.

Mendès-France đã nhanh chóng trả lời Chu Ân Lai, thủ tướng mới nhận chức Pháp tới Genève có chỗ bất tiện, ông ta kiến nghị hai bên gặp nhau ngày 23 tháng 6 tại Bern thủ đô Thụy Sĩ. Ông ta đề xuất, các đại biểu hàng đầu của Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc đều đã gặp Chủ tịch hội nghị Liên bang Thụy Sĩ ở đó, duy chỉ nước Pháp là chưa, ông ta chuẩn bị đến đó chào, hy vọng có thể tại Bern hội kiến Chu Ân Lai. Theo hồi ký của Chauvel thì ý đó do Chu Ân Lai đề xuất và Mendès-France đồng ý ngay.

Chu Ân Lai cũng cho rằng kiến nghị đó rất hay, nên đồng ý. Ngày 22 tháng 6, Chauvel cùng [Jacques] Guillermaz và Ligaros, trong đoàn đại biểu Pháp đến Vạn Hoa hội kiến Chu Ân Lai. Từ khi nội các mới của Pháp thành lập, Bidault mất chức, Chauvel quản đoàn đại biểu Pháp cảm thấy sức ép tăng lớn.

Chauvel nói với Chu Ân Lai, ngày hôm qua tôi đã gặp ngài Mendès-France tại

Paris, tôi đã chuyển cho ông ấy ý ngài vui lòng muốn gặp ông ấy. Ông rất phấn khởi. Thế nhưng nội các Pháp vừa mới thành lập, sáng hôm nay phải họp hội nghị bộ trưởng, buổi chiều phải họp hội nghị nội các, vì thế ngày mai ông ấy mới có thể đi Bern. Bây giờ tôi sắp xếp thời gian của ông ấy như sau: 11 sáng ngày mai đến chào nhà đương cục Thụy Sĩ, 12 giờ 30 trưa có một buổi tiệc trưa, 3 giờ chiều gặp ngài tại Đại sứ quán Pháp, không biết ngài có cảm thấy thuận tiện hay không?

Chauvel báo với Chu Ân Lai, tin tức về cuộc gặp gỡ này đã được giới truyền thông, báo chí tuyên truyền rất rộng, trong đó có một số tuyên truyền xuyên tạc, chúng tôi đoán là do người Mỹ làm. Sáng nay tôi nhận được nhiều điện thoại, hỏi tôi bình luận thế nào về các thông tin trên? Tôi trả lời, tôi không có lời nào cần nói cả, đề nghị họ trực tiếp hỏi Paris. Để tránh tin đồn, tôi cảm thấy nên có một biểu thị chính thức. Tại hội nghị nội các hôm nay, ngài Mendès-France sẽ công bố với các thành viên nội các tin sẽ gặp ngài, sau đó hội nghị nội các sẽ ra một thông báo trong đó đại khái có câu: “Thủ tướng Pháp đến Thụy Sĩ chào nhà đương cục Thụy Sĩ, tiện đường sẽ gặp thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai.” Không biết ngài có đồng ý hay không?

Chu Ân Lai nói, cám ơn những cố gắng của ngài Chauvel. Chúng tôi biết các ngài cũng có khó khăn, chúng tôi vui lòng lùi hành trình lại một ngày. Tin tức bên ngoài rõ ràng là do người Mỹ tạo ra. Bọn họ đi khắp nơi gieo rắc thông tin, ví dụ như việc chúng tôi đến Ấn Độ, Ấn Độ và chúng tôi đều không có thông cáo báo chí. Bọn họ thăm dò được tại sân bay. Về vấn đề công bố thông cáo, tôi không phản đối, có thể xác định thời gian vào 3 giờ chiều.

Chauvel nói, thời gian công bố thông báo tốt nhất là Trung, Pháp cùng đồng thời.

Chu Ân Lai nói, đợi đến sau khi các ngài xác định xong thời gian, đề nghị ngài Ligaros thông tri cho ngài Vương Bỉnh Nam.

Chauvel nói, về nội dung hội nghị ngày mai, ngài Mendès-France không có vấn đề gì đặc biệt, thế nhưng ông ấy rất vui lòng nghe mọi điều ngài muốn nói. Yêu cầu của ông ấy là nhanh chóng giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương. Sau khi thời hạn do ông ấy tự qui định tới, ông ấy phải trả lời hội nghị. Mọi khó khăn trong cuộc đàm phán hiện nay của chúng ta là khó khăn giữa chúng tôi với các nước đồng minh, chúng tôi hy vọng có thể khắc phục khó khăn. Chúng tôi rất phấn khởi vì hai nước Trung, Pháp có thể có cố gắng chung. Sau khi ngài rời Genève, do ai ở lại phụ trách?

Chu Ân Lai nói, ngài Lý Khắc Nông, Thứ trưởng Ngoại giao của chúng tôi sẽ ở lại phụ trách, còn có Trần Gia Khang Vụ trưởng Vụ châu Á cũng sẽ ở lại. Chúng tôi hy vọng đoàn đại biểu Trung, Pháp có thể duy trì được liên hệ trong ngoài khiến công việc của chúng ta được tiến triển. Hôm qua và hôm kia, tôi và Ngoại trưởng Campuchia và Lào hội đàm ở đây, tối hôm qua lại mời Ngoại trưởng Lào, Campuchia và Ngoại trưởng nước Việt Nam DCCH ăn cơm tại đây, tôi nói với họ, chúng tôi hy vọng ba nước có thể thiết lập quan hệ hữu hảo với Pháp, đồng thời sau khi khôi phục hòa bình, trên cơ sở mới thiết lập quan hệ càng tốt hơn với Pháp. Chúng tôi là thúc đẩy, thúc giục thành công, chứ không là chướng ngại.

Chauvel nói, điều này cũng hoàn toàn là ý kiến của tôi. Cám ơn những cố gắng to

lớn của ngài đã làm vì khôi phục hòa bình Đông Dương! Trong công tác mấy tuần lễ tới, tôi nghĩ chủ yếu là tiến hành hội nghị quân sự. Thế nhưng chúng ta không thể làm cho hội nghị chín nước gây cho người ta ấn tượng bế tắc. Vì vậy tôi cảm thấy hội nghị này vẫn cần họp, phải biểu thị với dư luận các nước, hội nghị chín nước vẫn đang tiến hành. Sáng nay tôi và ngài Phạm Văn Đồng đã trao đổi ý kiến, ông ấy nói, chúng ta không cần một “hỷ kịch” như vậy. Tôi nghĩ đây không nhất định là một “hỷ kịch”, một hội nghị như vậy còn có tác dụng nhất định. Nếu như công việc không nhiều, chúng ta mỗi tuần lễ có thể họp hai, ba lần mỗi lần một giờ. Kết quả thảo luận của hội nghị chuyên gia, có thể báo cáo lên hội nghị của chúng ta.

Chu Ân Lai nói, tôi nghĩ ý kiến của ngài Chauvel là rất hay. Thế nhưng chúng tôi cần thương lượng với đoàn đại biểu Liên Xô và Việt Nam một chút. Hội nghị như thế này cần có việc để làm, mỗi người không nên nói quá nhiều, làm cho không khí căng thẳng lên. Bây giờ điều then chốt là hội nghị quân sự phải có thành tích.

Chauvel nói, đó là cơ sở duy nhất của chúng ta. Sáng sớm hôm nay ngài Phạm Văn Đồng nói, phải sau khi vẽ xong bản đồ thì việc thảo luận thành viên của Uỷ ban giám sát mới có căn cứ. Đại hội có đình đốn hay không đối với chúng tôi và đối với các ông không có quan hệ gì, nhưng với người khác có thể không giống thế, vì vậy vẫn phải tiếp tục họp.

Lúc này Chauvel lấy ra hai văn kiện giới thiệu với Chu Ân Lai, chúng tôi muốn tại hội nghị hôm nay đề xuất hai văn kiện này. Văn kiện thứ nhất là về việc thiết lập uỷ ban chuyên môn của Uỷ ban giám sát. Nước Mỹ rất không tiếp nhận văn kiện này, sợ rằng sau khi có uỷ ban này đại hội sẽ không quản được. Về thành viên của uỷ ban này có thể căn cứ vào nhiệm vụ mà quyết định. Văn kiện thứ hai là do nước Pháp nêu ra trên cơ sở sáu điểm kiến nghị của ngài Chu Ân Lai, chúng tôi coi nó là chương trình làm việc, để thúc đẩy tiến hành hội nghị. Ngài Phạm Văn Đồng nói, còn phải thêm vấn đề bố trí bộ đội bản địa. Ngài Johson Mỹ còn chưa trả lời cụ thể. Thế nhưng ông ấy không phản đối. Bây giờ chúng tôi muốn biết ý kiến của Trung Quốc, chúng ta có thể hợp tác giống như tuần lễ trước.

Nói xong, Chauvel đưa hai văn kiện do phía Pháp soạn thảo cho Chu Ân Lai.

Chu Ân Lai nói với Chauvel, chúng tôi sẽ trả lời ngài trước phiên họp lần sau.

Chu Ân Lai và Chauvel hẹn nhau, trong những ngày các ngoại trưởng không ở Genève, Pháp và Trung Quốc duy trì quan hệ chặt chẽ mà thận trọng, bí mật.

Cuộc hội đàm giữa Chu Ân Lai và Chauvel đã chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ với Mendès-France ngày hôm sau.

Sáng ngày 23 tháng 6 dường như Mendès-France cùng đến Bern một lúc với Chu Ân Lai với tâm tình rất kích động không yên. Tại hội nghị Quốc Vụ viện Pháp họp ngày hôm qua, ông ta nói với các thành viên nội các: “sau khi nói chuyện với các tướng lĩnh cao cấp của chúng ta, tôi xác nhận, nếu tiếp tục chiến tranh, nếu như không thể chậm trễ trong việc gửi quân tiếp viện thì quân đội viễn chinh Pháp trong hoàn cảnh đã khó khăn sẽ càng thêm khó khăn. Nếu như không thể thực hiện ngừng bắn nhanh chóng tại Đông Dương, chúng ta sẽ không thể không tuyển thêm tân binh.”

Mendès-France nói: “như vậy, cũng có thể tôi chỉ có thể nói, tình hình đã khiến mọi người dễ dàng hiểu được, dường như đây là một cuộc ‘đánh bạc’. Nếu như chúng ta không thể trong 30 ngày tới thực hiện ngừng bắn, thì những người trẻ tuổi của chúng ta không thể không phải ra chiến trường. Và như thế là trước khi họ chưa có thể đến được Đông Dương, quân viễn chinh nước Pháp chúng ta vẫn ở trong hoàn cảnh nguy hiểm.”.

Ba giờ chiều, thủ tướng Trung Quốc và Pháp gặp nhau tại đại sứ quán Pháp tại Thụy Sĩ, Chauvel đã chuẩn bị từ sớm tại đây đầy đủ nước cam. Ông ta là người giới thiệu khi thủ tướng hai nước gặp nhau lần đầu, và khi nhận thấy, Chu Ân Lai vẫn vui vẻ giống như ở Genève, trong chốc lát, lòng ông ta trở nên nhẹ nhõm nhiều.

Thủ tướng hai nước trực tiếp dùng tiếng Pháp bắt đầu cho cuộc hàn huyên đầu tiên. Mendès-France nói, ông đã biết từ sớm rằng thủ tướng Chu lúc trẻ tuổi đã lưu học tại Pháp, hoan nghênh ngài thủ tướng trở lại thăm Paris.

Chu Ân Lai nói, ông có cảm tình với Paris. Đáng tiếc là tiếng Pháp học năm đó do nhiều năm không dùng nên đã quên gần hết, nhưng vẫn hy vọng có cơ hội đến xem lại những nơi đã sống thời lưu học.

Sau đó bắt đầu vào câu chuyện chính, thủ tướng mới nước Pháp nói với Chu Ân Lai: “tôi vui lòng giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề chúng ta quan tâm. Ngài thủ tướng biết đấy, chính phủ của chúng tôi đã được thành lập trong tình hình nào. Nghị viện nhân dân Pháp đã định thời hạn, hy vọng đạt được hiệp nghị trong thời gian gần. Hiệp nghị này nhất định phải có lợi cho hòa bình.”

Chu Ân Lai cũng nói thẳng ra rằng: “Chính là vì nguyên nhân này, tôi tin là người lãnh đạo hai nước chúng ta sẽ trao đổi ý kiến sớm, như vậy có lợi cho việc thúc đẩy hội nghị từ nay về sau.”

Mendès –France nói: ngài thủ tướng luôn luôn tham gia hội nghị, một thời gian trước đây tôi chưa thể tham gia hội nghị, thế nhưng tôi biết tình hình nói chuyện giữa ngài Thủ tướng và ngài Bidault tôi hy vọng ngài Thủ tướng nói cho tôi, hiện nay nên áp dụng biện pháp nào dể thực hiện hòa bình ở Đông Dương?

Chu Ân Lai: “trong hội nghị trước đây, tôi đã trao đổi nhiều ý kiến với ngài Bidault và ngài Chauvel, bây giờ tôi vui lòng nói những ý kiến của đoàn đại biểu Trung Quốc đối với hội nghị với ngài thủ tướng mới kiêm ngoại trưởng Pháp.”

Chu Ân Lai đã có một cuộc trình bày dài: đoàn đại biểu Trung Quốc đến Genève là để thực hiện khôi phục hòa bình ở Đông Dương, không có mục đích khác. Chúng tôi phản đối mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh, phản đối sử dụng biện pháp đe dọa, thách thức, bởi vì như vậy không lợi cho thương thảo. Trung Quốc không sợ đe dọa, ngài thủ tướng hẳn biết việc này. Chúng tôi dùng biện pháp hòa giải để thúc đẩy hai bên đạt được hiệp nghị. Chính vì như vậy, tôi vui lòng nói với ngài thủ tướng ý kiến của chúng tôi.

Về việc giải quyết vấn đề Đông Dương, trước tiên phải ngừng bắn. Vấn đề quân sự và chính trị là có liên hệ. Hiện nay là thảo luận vấn đề quân sự, sau đó còn phải thảo luận vấn đề chính trị. Sau khi đạt được hiệp nghị, trước tiên là đình chiến, bởi vì đó là điều nhân dân Pháp, Đông Dương và toàn thế giới tán thành. Đúng như ngài thủ tướng đã nói, quốc hội Pháp đã biểu thị yêu cầu đó. Ở Đông Dương tình hình hiện nay là, ba nước đều có chiến tranh, là giống nhau. ba nước đều phải ngừng bắn, nhân dân đều yêu cầu độc lập, thống nhất. Chính phủ Pháp từng có nguyện vọng công nhận độc lập của ba nước, mỗi nước thống nhất. Trung Quốc cũng vui lòng thấy họ ở lại trong Liên hiệp Pháp, chúng tôi cũng vui lòng cùng nước Pháp thiết lập quan hệ hữu hảo hòa bình. Tình hình ba nước không hoàn toàn giống nhau, vì vậy chúng tôi công nhận giải quyết vấn đề ba nước có chỗ không giống nhau. Lấy Việt Nam ra nói, sau khi đình chiến rồi, họ còn phải trải qua bầu cử mới có thể đạt được thống nhất, xác định chế độ trong nước. Điều này do nhân dân Việt Nam tự giải quyết. Còn đối với Lào và Campuchia, nếu như nhân dân hai nước vẫn vui lòng công nhận chính phủ Vương quốc hiện tại, thì nước tôi cũng vui lòng coi hai nước như là quốc gia kiểu Đông Nam Á, như các nước Ấn Độ, Indonesia. Những điều này tôi đã nói với ngài Bidault.

Chu Ân Lai đã điểm ra chỗ then chốt: “đương nhiên, mặt khác chúng tôi không muốn nhìn thấy ba nước trở thành căn cứ quân sự Mỹ, hoặc tập đoàn quân sự do Mỹ và họ thành lập. Đó là điều chúng tôi phản đối. Nếu có căn cứ quân sự Mỹ, chúng tôi sẽ hỏi han, không thể bỏ qua.”

Chu Ân Lai nói: mấy hôm trước tôi đã đều nói với các ngoại trưởng là, Campuchia, họ bảo đảm với tôi, họ không cần căn cứ quân sự Mỹ. Tôi nói tốt, đồng thời cổ vũ họ và Pháp hữu hảo, nếu như nước Pháp tôn trọng độc lập của họ.

Tôi cũng nghe được ngài Phạm Văn Đồng biểu thị với họ, họ vui lòng tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất của hai nước Lào và Campuchia, và không xâm phạm lẫn nhau, Tôi nghe thấy các bên bàn với nhau như vậy, đó là tốt.

Về chính trị, chúng tôi cho rằng ba nước Đông Dương có chỗ không giống nhau. Việt Nam có hai chính phủ, phải phân chia tốt vùng tập kết quân sự, không thể giải thích là phân trị. Bởi vì sau khi đình chiến một thời gian, nói chung phải bầu cử tự do, điều này cần hai bên hiệp thương. Đó là việc của riêng họ, chúng ta không thể can thiệp, nhưng phải thúc đẩy. Ở Lào và Campuchia cũng phải qua bầu cử để thống nhất. Về điểm này tôi thấy nước Việt Nam DCCH có thể đồng ý. Vấn đề là, chính phủ vương quốc hai nước phải công nhận phong trào chống đối tại chỗ, phải đoàn kết với chính phủ kháng chiến để được thống nhất. Chính phủ Bảo Đại cần áp dụng biện pháp hiệp thương tiếp cận nước Việt Nam DCCH, chứ không đối lập. Nhưng trước mắt phương án chính trị của ông ta là đối lập, độc bá, đưa LHQ tới can thiệp, không thể đồng ý điều đó.

Về quân sự, đoàn đại biểu quân sự hai bên đang đàm phán về vấn đề Việt Nam, chúng ta đều hy vọng nhanh chóng đưa ra được đề án. Lào và Campuchia có hai tình huống, một là lực lượng chống đối bản địa, tại Campuchia nhỏ hơn, tại Lào lớn hơn. Tại Campuchia, chính phủ vương quốc nên trực tiếp thương lượng với phong trào chống đối, đình chiến, nước trung lập giám sát, để giải quyết chính trị. Tại Lào cũng như vậy, chính phủ vương quốc cũng phải cùng chính phủ Pháp tiến hành hội đàm hai bên, cần có một số vùng tập kết cho bộ đội địa phương, có như vậy mới có được thống nhất chính trị. Một tình hình khác là, lực lượng vũ trang và nhân viên quân sự nước ngoài ở hai nước phải rút khỏi. Việt Nam từng có quân tình nguyện, nếu như hiện nay vẫn còn thì có thể dựa vào biện pháp toàn bộ quân đội nước ngoài rút khỏi Đông Dương, để giải quyết trong các cuộc đàm phán của đại biểu quân sự.

Hiện nay vấn đề gặp gỡ giữa đại biểu Bộ tư lệnh hai bên dã đạt được hiệp nghị nguyên tắc, cần khẩn trương bàn bạc trong ba nước. Hiện nay hội đàm giữa hai bên giao chiến đã trở thành chủ yếu. Mà Pháp, Việt là hai bên chủ yếu hơn. Chúng tôi rất hy vọng hai bên trực tiếp tiếp xúc, sớm đạt đựoc hiệp nghị. Các nước tham dự hội nghị bao gồm cả Trung Quốc trong đó, nói chung cần phải cống hiến lực lượng để thúc đẩy, phản đối mọi ngăn cản và phá hoại. Trên đây là phần ý kiến chủ yếu của tôi.

Chu Ân Lai nói đến đây, Mendès-France nói ngay, những lời của ngài thủ tướng làm tôi nhận thức được, thủ tướng đã nêu vấn đề rất rõ. Tất nhiên tôi sẽ trả lời từng điểm, với một số điểm đặc biệt sẽ có thảo luận tỉ mỉ. Điều tôi phấn khởi là, ý kiến của chúng ta tiếp cận trên những điểm chủ yếu. Tôi biết mấy hôm nay vấn đề Lào và Campuchia có tiến triển và được biết phần lớn những tiến triển là do những cố gắng của đoàn đại biểu dưới sự chủ trì của thủ tướng Chu mà đạt được. Tôi nghĩ về vấn đề Lào và Campuchia, giữa chúng ta không có khó khăn nào không thể khắc phục được.

Mendès-France nói, tôi cho rằng vấn đề Việt Nam có khác, ngài thủ tướng đã nêu, đây là vấn đề tương đối khó. Hai là tình hình rất không tốt, bởi vì tại đây, thời gian chiến tranh liên tục rất dài. Cũng như ngài thủ tướng đã nói, chính phủ hai nước đều có chế độ, quân đội của mình. Nhân dân Việt Nam chia làm hai mặt trận, đánh lẫn nhau nhiều năm nay. Vừa rồi ngài thủ tướng đề cập tới một điểm rất đáng chú ý đó là nhiều vấn đề có thể qua hai bên trực tiếp tiếp xúc giải quyết. Nếu như có thể làm được, tất nhiên chúng tôi rất hoan nghênh. Thế nhưng trên thực tế có một số khó khăn. Bản thân tiếp xúc là có khó khăn, kết quả cũng có khó khăn. Nhưng chúng ta phải cố gắng đạt được mục tiêu, tôi tán thành phương hướng đó.

Ngài thủ tướng đã nói, mục đích đối với khu vực này là thống nhất, vấn đề phương pháp, trình tự có thể xem xét riêng. Việt Nam phải chia thành hai mặt trận, muốn đạt mục đích trong nhât thời là có khó khăn, không thể vừa ngừng bắn là đã hoàn toàn thống nhất. Vấn đề vừa đề xuất này là do chiến tranh đã tiến hành dài như vậy, hòa bình không thể thực hiện ngay.Coi thủ tục rất đơn giản như lập tức bầu cử, trên thực tế nếu có thống nhất thực sự, muốn người Việt Nam hợp tác, thì cần phải có trình tự nhất định. Tóm lại, mục đích và nguyên tắc không bất đồng.

Cuối cùng còn một điểm, tôi rất phấn khởi nêu với ngài Thủ tướng ý kiến như thế này, tức tốt nhất là trải qua hai giai đoạn: ngừng bắn trước, sau đó bầu cử chính trị. Tôi hoàn toàn đồng ý lý do mà ngài thủ tướng đã nói: nếu chúng ta muốn triển khai thật, thì bước thứ nhất phải tập trung giải quyết vấn đề ngừng bắn, bao gồm việc chế định vấn đề vùng tập kết. Điều này cần thực hiện nghiên cứu, giải quyết nhanh chóng.Tôi xin hỏi ngài thủ tướng, liệu có cho rằng điểm đồng của chúng ta không ít?

Vẫn còn một điểm quan trọng, vừa rồi ngài thủ tướng có đề xuất tới vấn đề xây dựng căn cứ quân sự Mỹ, tôi hoàn toàn đồng ý ý kiến đó, và vui lòng nói rõ là, chúng tôi không dự tính xây dựng căn cứ Mỹ tại khu vực này. Chúng tôi không có kế hoạch như vậy.

Chu Ân Lai lắng nghe phát biểu của Mendès-France, đợi đến lúc đối phương ngừng nói, ông mới đáp lại ngay, về mấy ý kiến của ngài, tôi phải nói một chút, ngài đã có sự trả lời rất tốt, thuyết minh nước Pháp không có ý thiết lập căn cứ Mỹ. Điều này không chỉ đối với ba nước Đông Dương mà đối với nước Pháp, Đông Nam Á đều tốt. Mọi người hy vọng chung sống hòa bình, cùng thiết lập cơ sở chung vì tương lai.

Ngài nói đến trước, vấn đề quân sự chính trị của Lào, Campuchia cũng cần giám sát quốc tế, ý kiến của chúng ta về điểm này là giống nhau.

Về vấn đề Việt Nam, tình hình bất đồng, là có một số khó khăn. Nhưng tôi nghĩ nên định trước nguyên tắc quân sự chính trị, nói chung bước đi giải quyết là phải định vùng tập kết quân sự trước. Ngừng bắn trước, thì mới có thể giải quyết chính trị. Nói chung phải có hai bước đi, chứ không phải một bước. Độ ngắn dài của bước một, bước hai chủ yếu phải xem sự cố gắng của cả hai bên, phải qua sự hiệp thương của hai bên. Nước Pháp phải có trách nhiệm nhiều hơn là để làm cho chúng tôi tiếp cận, chứ không phải là đối lập. Hai bên không tiếp cận, không nói với nhau là trở ngại cho đình chiến. Tin là ngài sẽ phát hiện, Trung Quốc không chỉ thúc đẩy phía Việt Nam tiếp cận với phía Pháp mà còn tiếp cận với chính phủ Bảo Đại. Nước Pháp sẽ thấy Bảo Đại tiếp cận người khác có khó khăn. Khó khăn đến từ chỗ nào, ngài thủ tướng có thể biết được. Tình hình này, ngài Chauvel càng rõ.

Lúc này Mendès-France nhấn mạnh tính lâu dài của chiến tranh Pháp Việt đã mang lại khó khăn cho sự tiếp cận. Ông ta nói, trải qua nhiều năm chiến tranh, chia rẽ lâu dài, về tâm lý về chính trị rất khó tiếp cận. Thế nhưng cần phải theo yêu cầu này để được một số kết quả, tốt nhất là cuối cùng đề xuất một cách cụ thể trên cơ sở nào thực hiện được các vấn đề như ngừng bắn và tập kết quân đội v.v.. Ngài biết đàm phán chuyên gia quân sự vẫn đang tiến hành, tuy không khó khăn, nhưng cũng không làm hội nghị minh bạch thêm. Nếu như có thể biết rõ được có thể đạt được hiệp nghị trên vấn đề nào, chúng tôi sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng đối với Việt Nam. Hiện nay hội đàm Pháp Việt không có tiến triển lớn. Ngày hôm qua ngài Phạm Văn Đồng và ngài Chauvel cũng có tiếp xúc, nhưng hiện nay mọi cái tập trung vào mặt quân sự, tiến triển không lớn. Tối hôm nay sau khi về đến Paris, tôi sẽ gặp tướng Ely, nhất định tôi sẽ cùng ông ta thảo luận vấn đề này, để tiện đưa ra chỉ thị cho đại biểu quân sự trong thời gian này tiến hành công tác. Thế nhưng nếu Việt Minh cũng có chỉ thị như vậy thì rất tốt, sẽ dễ đạt được hiệp nghị. Liệu ngài thủ tướng có thể như chúng tôi lợi dụng ảnh hưởng của các ngài đối với Việt Minh, giúp chúng tôi làm như vậy? Chỉ cần thảo luận của chuyên gia quân sự có tiến triển, bọn họ có hiệp nghị, sau khi có cơ sở, ngoại giao sẽ tiến hành tốt.

Còn một điểm nữa, cần căn cứ vào kiến nghị do Việt Minh đề xuất ngày 25 tháng 5, thành lập hai vùng tập kết lớn, cái này chỉ có chuyên gia quân sự mới có thể cung cấp cơ sở cho ngoại giao chúng ta thảo luận.

Chu Ân Lai nói, để tránh hiểu nhầm, tôi muốn giải thích một chút: tôi nói hai bên

Việt Nam nên tiến hành tiếp xúc chứ không nói “hợp tác”. Bởi vì hai bên đã qua tác chiến nhiều năm, hiện nay tự nhiên đã không thể nói là hợp tác. Chúng tôi hy vọng nước Pháp gây ảnh hưởng tới Bảo Đại, khiến Việt Nam có thể tiếp xúc với Việt Nam DCCH. Tại điểm này tôi và ý kiến của ngài Thủ tướng là giống nhau. Thảo luận bây giờ là cụ thể hóa vấn đề. Chúng tôi biết, đại biểu quân sự của Việt Nam DCCH cũng chuẩn bị đề đàm phán thành công sớm.

Tôi rất vui khi nghe ngài Mendès-France nói, sau khi trở về Paris ông sẽ hội đàm với tướng Ailie, Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, đồng thời sẽ chuẩn bị chỉ thị rõ ràng cho đại biểu quân sự phía Pháp tại Genève, Sau khi hai bên đã định được vùng tập kết lớn, là có cơ sở cho đàm phán ngoại giao. Về điểm này, tôi cũng đồng ý với cách nhìn của ngài Thủ tướng. Về vấn đề vùng tập kết lớn không biết ngài thủ tướng có cách nghĩ cụ thể gì không? Nếu như chua có ý kiến khẳng định thì hiện nay có thể không cần tiếp xúc vấn đề đó.

Mendès-France nói, để tránh hiểu nhầm, tôi cũng vui lòng giải thích một chút, tôi nói “hợp tác” chỉ là dùng phương pháp “hợp tác” để giải quyết tranh chấp.

Tôi đồng ý cách nói của Thủ tướng Chu Ân Lai, chúng tôi hy vọng đàm phán của đại biểu quân sự có thể nhanh chóng tiến vào giai đoạn cụ thể hóa, đồng thời hy vọng đại biểu phía Việt Minh cũng có thể nhận được chỉ tiêu rõ ràng. Xác định vùng tập kết lớn có thể làm cơ sở để thảo luận ngoại giao, xem ra vấn đề vùng tập kết lớn có thể nhanh chóng giải quyết. Còn vấn đề cụ thể hóa vùng tập kết lớn, hiện nay tôi chưa thể biểu thị ý kiến gì. Bởi vì hiện nay đàm phán của chuyên gia quân sự còn chưa rõ ràng lắm. Bọn họ chuẩn bị chế định một đường ngang từ đông sang tây. Phía Việt Minh yêu cầu vạch đường, so sánh tình hình thực tế còn hơn Triều Tiên. Nhưng chuyên gia hiểu biết tình hình của chúng tôi đã chú ý đến các điểm mà phía Việt Minh đề xuất ngày 25 tháng 5. Chúng tôi nghĩ là, kết quả có được để trao cho ngoại giao thảo luận là có khả năng. Còn một luận cứ nữa, mấy ngày gần đây đang đàm phán. Về biện pháp giám sát cụ thể, chúng tôi cho rằng nếu như biết được cụ thể đối tượng giám sát là cái gì, vấn đề giám sát sẽ dễ giải quyết. Vì vậy chúng ta nên nhanh chóng thúc đẩy đàm phán về vấn đề tập kết. Như vậy sẽ thuận tiện cho thảo luận vấn đề giám sát.

Chu Ân Lai đồng ý cách nhìn đó của Mendès-France, ông nói: “rất tốt, chúng ta nên giải quyết trước vấn đề vùng tập kết bộ đội. Tôi đã chú ý tới tính chất của vấn đề mà ngài thủ tướng đã nói, chúng tôi tin là, sau khi cụ thể hóa thảo luận của đại biểu quân sự hai bên, vấn đề giám sát sẽ dễ giải quyết. Tôi đã từng trao đổi ý kiến về vấn đề này với ngài Eden, ông cũng đồng ý cách nhìn như vậy.

Nỗ lực của chúng tôi hiện nay là muốn hai bên sớm đạt được hiệp nghị. Trong ba tuần lễ đạt được kết quả, khiến hai bên giao chiến có thể đạt được hòa bình vinh quang, thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân hai bên Pháp, Việt và thế giới, các ngoại trưởng có thể trở lại Genève sớm.”

Mendès-France nói, ba tuần lễ nên là thời hạn lớn nhất. Trong thời hạn đó, khi đại biểu quân sự hai bên giành được hiệp nghị, nên liên hệ ngay với các đại biểu khác, một mặt để lại thời gian mấy ngày để các ngoại trưởng trở lại.

Chu Ân Lai nói, càng sớm càng tốt, sau khi tôi về nước, Lý Khắc Nông, Thứ

trưởng bộ Ngoại giao của chúng tôi sẽ phụ trách ở đây, hy vọng ngài Chauvel duy trì liên hệ với ngài Lý Khắc Nông. Tôi rất phấn khởi được gặp ngài thủ tướng ở đây, cám ơn ngài đã bớt thời gian đến Bern.

Mendès-France đáp ngay: “đó là vì sự nghiệp hòa bình chung của chúng ta.”

Hội đàm đến đó không khí đã tương đối hòa hợp. Mendès-France cảm thấy rất vừa lòng với cuộc gặp gỡ, nói: “đây là lần tiếp xúc đầu tiên của chúng ta, hy vọng sau này càng có nhiều tiếp xúc. Tôi cảm thấy rất phấn khởi với lần tiếp xúc này, xin biểu thị cám ơn tại đây.”

Mendès-France còn đề xuất với Chu Ân Lai, nên ra một thông báo về cuộc gặp gỡ hôm nay, dự thảo là: thủ tướng hai nước đã tiến hành trao đổi tự do với nhau về vấn đề hòa bình Đông Dương. Ngoài ra rất nhiều điều không nên nói.

Chu Ân Lai biểu thị đồng ý, ông còn dặn thêm một câu, hy vọng Mendès-France có thể trực tiếp tiếp xúc Phạm Văn Đồng, điều đó có chỗ tốt.

Mendès-France nói, ngày hôm qua Chauvel đã gặp Phạm Văn Đồng, chuyển lời nói tôi vui lòng gặp mặt Phạm Văn Đồng. Nhưng hiện nay tôi không biết lúc nào có thể thực hiện được, điều này cũng cần nhìn tình hình tiến triển của hội nghị mà định. Tôi cho rằng cuộc gặp mặt như vậy là quan trọng, hy vọng có thể thực hiện được cuộc gặp mặt như vậy.

Cuộc gặp gỡ sắp kết thúc, Mendès-France nói: “Ngài thủ tướng là thủ tướng kiêm ngoại trưởng lâu năm có kinh nghiệm, tôi là mới, là thủ tướng kiêm ngoại trưởng chưa có kinh nghiệm, cho nên nhiều việc đều bận bận rộn rộn, thế nhưng tôi phải hết sức làm cho quan hệ hữu hảo giữa Pháp và Việt Nam thiết lập được.”

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của thủ tướng hai nước Trung, Pháp đạt được đồng thuận quan trọng, đó là một đột phá trọng đại trong tiến trình hội nghị Genève, hai bên đều cảm thấy hài lòng. Sau hội đàm Mendès-France nói với Chauvel và những người khác: “Chu Ân Lai là một trong những người thông minh nhất mà tôi đã gặp. Ông ta có khí chất nhà chính trị thế giới, có đầu óc nhanh nhạy, cơ trí nhất khiến người ta khâm phục.”

Chu Ân Lai cũng rất tán thưởng Mendès-France, ông nói với Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông: “ông ta vô cùng quen thuộc chính trị, là một người có thể thâm giao.”. Câu cuối cùng mà Chu Ân Lai nói ra càng có ý vị sâu xa.

Sau khi gặp Mendès-France, Chu Ân Lai đã hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn thứ nhất tại Genève, ngày hôm sau đi máy bay qua Ai Cập bay đến Ấn Độ tiến hành chuyến thăm chính thức. Đồng thời với việc ra về của Chu Ân Lai, Trương Văn Thiên đã bay về Moskva và Vương Gia Tường thì về nước, Lý Khắc Nông lưu lại Genève, chủ trì công việc của đoàn đại biểu Trung Quốc.

Trước khi rời Genève, Chu Ân Lai nghĩ tới việc nên mang cho vợ chút gì. Đối với người Trung Quốc mà nói, đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng đã lâu, Chu Ân Lai nhờ thư ký Mã Liệt chọn mua hộ một chiếc đồng hồ đeo tay, với bốn yêu cầu: một là không nhỏ quá, dễ nhìn, đọc rõ; hai là không phải đồng hồ vàng; ba là phải có dạ quang; bốn, tốt nhất là tự động.

Đồng hồ được mua trước lúc Chu Ân Lai lên đường, từ đó Đặng Dĩnh Siêu chỉ đeo chiếc đồng hồ này cho đến lúc lâm chung năm 1992.

1

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss