Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

HẺM..."BUÔN" CHUYỆN (KỲ 17)




                 “ V nhặt” thời…chế xuất.


                        
Sáng nay vừa bước chân vào quán đã thấy đôi trai gái ra dáng vợ chồng, mặt mũi hom hem như chờ ai đó. Hỏi ra mới biết thằng Tới, cháu bà Năm Củ Cải,  làm cho Hàn Quốc Khu công nghiệp Bình Dương. Lát sau bà Năm hớt hải ngoài cổng vào :
“ Thằng Tới hả…về hồi nào ? Sao không vô nhà ra ngồi đây?”
Thằng Tới đứng dậy :
“ Con tới từ sớm nhưng dì đi vắng, khoá cửa nên ra đây chờ .”
Bà Năm Củ Cải lo lắng :
“ Chuyện gì vậy ? Sao  không đi làm ? Tụi bay bỏ việc hả?”
Thằng Tới cười như mếu :
“ Chèn đéc ôi, làm tối ngày chưa đủ đút miệng, ở đó mà bỏ việc. Có điều tụi con đang đình công …”
Thằng Bảy xe ôm nghe hai tiếng””đình công” giật bắn người :
“ Đình công…í mèn ôi…to gan nhỉ ! Vậy mày không sợ đuổi việc hả ?”
Thằng Tới sầm mặt :
“ Đuổi thì đuổi hết, còn đâu người làm ?”
Ong đại tá hưu lên tiếng :
“ Hai cháu đình công do công đoàn hay tự phát vô tổ chức, vô kỷ luật ?”
Thằng Tới nghe hai chữ “công đoàn”, vọt miệng chửi:
“ Công đoàn hả…đ..m… công đoàn…”
Ong đại tá hưu đập bàn quát :
“ A, thằng này láo , dám chửi cả tổ chức quần chúng của Đảng ?”
Thằng Tới nổi cáu, đứng phắt ngay dậy  :
“ Ong là cái thớ đ…gì dám quát tôi ? Muốn chơi nhau  hả ?”
Con bé đi cùng thằng  Tới vội vàng :
“ Thôi thôi…bình tĩnh anh…”
Chị Gái hủ tíu cũng chạy tới can :
“Em cứ ngồi xuống đi…chuyện đâu còn đó…”
Ong đại tá hưu mặt tái mét. Ong vốn nhát tính. Miệng ham quát nạt  nhưng gặp đứa cứng cổ lập tức ông nhũn ngay. Trên đời sợ nhất anh hùng thứ nhì sợ  kẻ “bần cùng khố rây” . Ong  khác, ông không sợ anh hùng, ông chỉ sợ “thằng  khố rây”.  Anh hùng còn nói phải quấy, còn thằng “khố rây” lôi thôi là rút dao. Bởi vậy ông hạ ngay giọng xuống, dịu dàng :
“ Hiểu rồi hiểu rồi …. Chắc ở đó cán bộ công đoàn thiếu đi sâu đi sát anh em công nhân phải không ?”
Thằng Tới giọng bực dọc :
“ Sâu sát con mẹ gì, tụi nó  sâu sát mấy thằng Hàn Quốc thì có …”
Ong đại tá hưu ngọt nhạt :
“Vậy sai đường lối quần chúng của Đảng và Nhà nước rồi. Công đoàn phải chăm lo đời sống công nhân, lắng nghe tâm tư tình cảm, giải quyết kịp thời nguyện vọng, bởi thế mới nói công đoàn là cha là mẹ mà …”
Thằng Tới cười  gằn :
“ Ong nói chuyện trên sao Hoả. Công đoàn toàn ăn tiền của chủ, bắt nạt công nhân. Nhiều nơi công nhân uất quá đuổi đánh cán bộ công đoàn chạy mất dép…”
Bà Năm củ cải rền rĩ :
“ Chèn đéc ơi…sao tụi bây liều lĩnh vậy. Chuyện gì đã có Nhà nước chớ ?”
Thằng Tới cáu kỉnh :
“ Nhà nước là ai ? Là mấy thằng trên Sở Lao động hả ? Mấy thằng  đó lần nào xuống xí nghiệp chủ cũng lót tay phong bì, bố bảo cũng không dám mở miệng binh  công nhân. Ỷ y Nhà nước bao che, tụi nó cứ tăng ca tăng giờ liên tục, ốm đau cũng phải đi làm, bầu bì ốm nghén cũng không được nghỉ. Lương tháng thấp như ngọn cỏ, giá cả lại lên như diều …làm mửa mật từ sáng đến tối mỗi tháng chưa kiếm nổi triệu , làm sao sống ?”
Bà Năm củ cải can ngăn :
“ Thôi thôi cháu ơi…phận mình là phận bán mồ hôi … khổ mấy cũng phải chịu nhịn .”
Con vợ thằng Tới lúc này mới lên tiếng :
“ Bán mồ hôi giá rẻ lắm dì ơi…ráo mồ hôi thì cũng hết tiền…tụi con chưa biết tính sao đây ?”
Bà Năm củ cải kêu lên :
“ Ua…hai đứa bay cưới xin hồi nào sao hổng báo tao hay ?”
Thằng Tới cười như mếu :
“ Cưới xin mẹ gì…con với nó mới sống thử, sống tạm thôi, êm thì thành vợ thành chồng , khó khăn quá thì lại đường ai nấy đi…”
Bà Năm rền rĩ :
“ Chèn đéc ôi, thời nay là cái thời chi mà bọn bay phá tán cả “cang” thường đạo lý vậy ? Vợ chồng phải cho ra vợ chồng chớ , sao lại “sống tạm”, “sống thử” là sao ?”
Con vợ thằng Tới khóc thút thít :
“ Nào con có muốn thế đâu. Con ở Thanh Hoá vào đây những tưởng sống được, ai dè lương tháng tròm trèm một triệu mà đủ thứ : tiền nhà, tiền gạo, tiền mắm, tiền điện nước…Bởi vậy tụi con mới góp gạo thổi cơm chung, thuê phòng chung  cho tiết kiệm . Hàng ngày kiếm không đủ nhét miệng, đâu dám nghĩ tới chuyện sinh con, đẻ cái.  Mai mốt đình công chủ đuổi , thất nghiệp thì lại giải tán, mỗi đứa mỗi đường…”
Chưa dứt lời cô bé đã khóc hu hu. Cô Phượng cave mủi lòng, rút tiền đặt vào tay cô bé :
“ Thôi thôi nín đi em. Chị có chút đỉnh giúp em qua cơn hoạn nạn. Mai mốt hết đình công lại ráng mà đi làm. “
Cô bé cầm tiền càng khóc to hơn :
“ Em cảm ơn chị, ở đời còn nhiều người tốt bụng, vậy nhưng tương lai tụi em chẳng khác gì tương lai chị Dậu chị ạ…”
Mọi người trong quán, kẻ một chục, người hai chục xúm lại gom tiền giúp đỡ đôi vợ chồng “tạm” nom thật chẳng khác gì cảnh “vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân ngày xưa, chỉ khác sang thời “chế xuất”,  não lòng và “hoàn cảnh” hơn nhiều.

6-9-2012

6 nhận xét:

  1. Miền bắc đã bước vào xây dựng chủ nghĩa XH từ năm 1960, khi miền nam còn chiến tranh. Sau chiếm được miền nam,cộng thêm gần 40 chục năm dân bắc được ưu đãi là đảng viên, là gia đình có công, tiền của phân phối từ chính sách của đảng rất nhiều, nay 2012, dân bắc cũng phải ùn ùn vào nam làm đủ thứ nghể, anh nào lanh vào trước thì làm quan, nhà cửa đất đai mênh mông. Đến những nơi ăn chơi như Dalat, Vũng Tàu thấy toàn dân bắc,ngược lại, đám cò lon ton phục vụ cũng toàn dân Nghệ, Thanh hóa.Vì vậy nhiều cảnh buồn mà cười, kẻ lương thiện thì đầu tắt mặt tối gom tiền gửi về quê, kẻ cùng đường thì cướp giựt rồi về quê.Rồi đây hỏi ai còn ở lại mà xây dựng XHCN cho Thanh,Nghệ?

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta đã xây dựng thành công CNXH rồi mà bác.

    Trả lờiXóa
  3. Cái con vợ hờ thằng Tới thế là còn may chán! Mẹ kiếp! hàng chục ngàn công nhân may mặc, chưa biết cái hơi đàn ông là gì kia kìa. Một ngày làm 14 tiếng đồng hồ,thật, còn khổ hơn con chó...

    Trả lờiXóa
  4. Bây giờ còn khổ hơn xưa:
    "Kiếp người cơm vãi, cơm rơi
    biết đâu nẻo đất phươngtrời mà đi" .
    Bởi đi đâu cũng CĐ này cai trị cả.

    Trả lờiXóa
  5. Chuyện thường ngày trên phố huyện mà anh cứ nói hoài. Hiiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm mới thấy Nhatrang xuất hiện. Biết sao giờ, chuyện thường ngày nói mãi không hêt, không lẽ nói chuyện trên trời, dưới biển như mấy ông Hội nhà văn VN ?

      Xóa