Bản tin ngày 14/9/2018

Dùng Nhân dân tệ ở biên giới Việt Nam có vi hiến hay không?

Về thông tư số 19/2018/TT-NHNN, cho phép sử dụng Nhân dân tệ tại các tỉnh biên giới Việt – Trung, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị xem xét lại thông tư này. Bà Ngân đặt câu hỏi: Có người nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước sử dụng 2 đồng tiền? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải xem lại”.

Phần phát biểu này của bà Ngân trong bài đã bị báo Thanh Niên cắt bỏ và đưa xuống box cuối bài, cũng như tiêu đề của bài báo đã bị sửa lại thành: “Chủ tịch Quốc hội: Luật phải chờ quá nhiều nghị định, thông tư“. Có lẽ báo Thanh Niên đã tự kiểm duyệt vì báo Một Thế Giới đăng lại từ Thanh Niên, hiện vẫn còn giữ nguyên nội dung và tiêu đề: Chủ tịch Quốc hội: Xem lại thông tư cho sử dụng nhân dân tệ ở biên giới.

Báo Lao Động dẫn lời LS Lê Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico: Thông tư 19 phù hợp với thực tiễn thanh toán thương mại biên giới Việt Nam và Trung Quốc: Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các giao dịch thu, chi. Viện dẫn Thông tư số 06/TT-NH8 ngày 18.3.1994 và Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 7.6.2004 của Ngân hàng Nhà nước VN, ông Đức nói rằng, quy định về việc thanh toán bằng đồng tiền Nhân dân tệ tại khu vực biên giới không hề trái với quy định của Hiến pháp.

Thế nhưng một cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC hôm 1/9/2018, rằng: “Việc cho phép đồng nhân dân tệ được lưu hành song song với đồng tiền Việt Nam (VNĐ) trên lãnh thổ Việt Nam là ‘trái và vi phạm Hiến Pháp’ của Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Mở thêm cửa khẩu với Trung Quốc: lợi bất cập hại (RFA). – Tăng cường quản lý chính ngạch ngoại hối vùng biên (SGGP). – Ngang nhiên dùng Nhân dân tệ trên đất Việt Nam, tiền chạy thẳng về Trung Quốc (VNN). Mời đọc lại: ‘Bảy lập luận sai về việc dùng tiền TQ ở biên giới’  —  ‘Tôi đề nghị xét lại việc cho lưu hành tiền TQ ở VN’  —  VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ  —  5 điều cần biết về nhân dân tệ của Trung Quốc (BBC).

Tin nhân quyền

Ông Trương Văn Kim, 70 tuổi, là cựu tù chính trị. Chín năm trước, ông đã từng bị tuyên án tù 3 năm giam và 3 năm quản chế, với cáo buộc ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’. Sau khi mãn án tù giam và lệnh quản chế, ông vẫn liên tục bị chính quyền địa phương sách nhiễu. RFA đưa tin: Cựu tù chính trị Trương Văn Kim lại bị hành hung đến thương tích.

RFA dẫn lời mục sư Khải Thành, cho biết: “Vào ngày 9 tháng 9, khi ông Kim đi rẫy về một mình, có người xin ông sầu riêng thì ông xuống xe lấy sầu riêng để cho. Thế nhưng có hai người nấp sau đống cát ném vào mặt ông rồi lấy gậy đánh ông đến gãy xương tay. Ông được đưa xuống Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình ở Sài Gòn. Ban đầu có chỉ thị không chữa cho ông; nhưng rồi lại có chỉ thị chữa và nay lại buộc trả ông về mà ông đang trong tình trạng nguy hiểm”.

Hôm nay, một thành viên của Hội Anh em Dân chủ là ông Nguyễn Văn Túc sẽ ra tòa phúc thẩm tại tòa án tỉnh Thái Bình. Trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/4, ông Túc nhận bản án 13 năm tù, 5 năm quản chế. Năm 2008, ông Túc đã từng nhận án tù bốn năm, và ba năm quản chế, tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Ông Nguyễn Văn Túc sẽ ra tòa phúc thẩm hôm nay. Ảnh trên mạng

Vụ hai nhà báo Reuters là Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị kết án 7 năm tù hôm 3/9 do điều tra vụ quân đội Myanmar thảm sát người Rohingya tại một ngôi làng Inn Din. BBC đưa tin: Bà Suu Kyi bênh vực việc Myanmar bỏ tù hai nhà báo. Bà Suu Kyi nói rằng, hai nhà báo này đã vi phạm luật pháp và việc bỏ tù họ “không có gì liên quan đến tự do ngôn luận“. Lập luận của bà Suu Kyi cũng giống như lập luận của lãnh đạo các nước độc tài như CSVN.

Mời đọc thêm: Việt Nam: Hãy hủy bỏ án tù nặng nề đối với nhà hoạt động (HRW). – HRW kêu gọi Việt Nam hủy bỏ án tù nặng nề đối với nhà hoạt động (VOA). – Tuyệt thực có ý nghĩa gì trong thế giới hiện đại?  —  Tuyệt Thực: Cuộc Chiến Giữa Tù Nhân Lương Tâm Và Bạo Chúa Cộng Sản (Blog RFA).

Ai dám làm bạn với Việt Nam?

VnExpress đưa tin: Thủ tướng đề nghị Facebook hợp tác gỡ ‘thông tin xấu độc’. Thủ tướng đề nghị “Facebook hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin Truyền thông trong quá trình hoạt động tại Việt Nam; gỡ bỏ các thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và đời sống bình yên của người dân“.

Facebook có gỡ bỏ các thông tin hay không, tùy thuộc vào thông tin đó có vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng mà Facebook đưa ra hay không. Các tiêu chuẩn đó gồm 6 phần chính: 1- Bạo lực và hành vi tội phạm; 2- An toàn; 3- Nội dung phản cảm; 4- Tính chính trực và xác thực; 5- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; 6- Các yêu cầu liên quan tới nội dung (như chủ tài khoản bị cướp, qua đời…).

Nếu thông tin đăng tải không vi phạm các tiêu chuẩn của Facebook, nhưng thủ tướng yêu cầu họ gỡ bỏ chỉ vì thông tin “xấu, độc”, hay “ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, theo định nghĩa của thủ tướng, tức là ông Phúc đặt ra luật của ông chơi dành riêng cho Facebook. Như vậy, ai dám làm bạn với VN mà Thủ tướng: Việt Nam muốn làm bạn với những người giỏi nhất?

Mời đọc thêm: Đề nghị Facebook thường xuyên trao đổi với các cơ quan của Việt Nam (VTV). – Đề nghị Facebook cần có trách nhiệm với 60 triệu tài khoản VN (PLTP). – Thủ tướng: Việt Nam muốn là bạn với những người giỏi nhất (TP). – WEF ASEAN 2018 tại Việt Nam là hội nghị khu vực thành công nhất (VNN). – Thủ tướng Việt Nam công khai phân biệt đối xử (TD). – Điều kỳ lạ của Thủ tướng (Nguyễn Tiến Tường/ TD).

Làm cú chót khi về hưu

Báo Dân Trí đưa tin: Vừa nghỉ hưu vẫn đi Châu Âu “học tập kinh nghiệm” bằng tiền ngân sách. Dù đã có quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/8/2018, nhưng ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, vẫn được bố trí làm trưởng đoàn trong chuyến đi 3 nước Châu Âu trong 10 ngày từ ngày 1/8 đến ngày 10/8, để “học tập, trao đổi kinh nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao” bằng tiền ngân sách nhà nước, thực chất là tiền thuế của dân.

Không những thế, ngày 26/2/2018 là ngày ông Cương nhận quyết định sẽ về hưu vào ngày 1/8/2018, ông Cương ký ngay quyết định bổ nhiệm con trai của ông ta là Lê Thiết Lĩnh, giữ chức Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội.

Trước khi về hưu, ông Lê Thiết Cương ký quyết định bổ nhiệm con trai là Lê Thiết Lĩnh làm Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp. Ảnh: DT

Mời đọc lại: Hà Nội làm rõ việc Chi cục trưởng bổ nhiệm con trai trước khi về hưu (DT).

Xét xử 5 công an dùng nhục hình đánh chết dân

Vụ anh Võ Tấn Minh bị công an TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận đánh chết khi đang bị tạm giam hồi tháng 4/2017, báo Thanh Niên đưa tin: Dùng nhục hình, nguyên 5 cán bộ chiến sĩ công an lãnh án tù. Hôm qua, TAND tỉnh Ninh Thuận mở phiên xử sơ thẩm, 5 viên công an nhận án tù, với tội danh “dùng nhục hình”, gồm: Ngô Văn Sáng, 7 năm tù; Trần Đức Lâm, 6 năm tù; Nguyễn Phạm Việt Hà, 6 năm tù; Hồ Bá Đồng, 5 năm tù; Vũ Trọng Trường, 3 năm tù.

Bình luận về bản án với RFA, LS Võ An Đôn nói rằng: “Tòa xử tội dùng nhục hình là không đúng. Tại tòa tôi đề nghị chuyển tội danh dùng nhục hình sang tội giết người, bởi vì các bị cáo đã dùng cây gỗ, dùng chân, dùng tay, và còng chân tay người bị hại lên cửa sổ và đánh tới chết. Hành vi này mang tính chất côn đồn và phạm tội trong tình trạng người bị hại không chống đỡ được, không tự vệ được, nên đề nghị chuyển tội danh nhưng tòa không đồng ý.”

Mời xem video clip trên báo Thanh Niên:

Mời đọc thêm: 5 cán bộ Công an dùng nhục hình đánh chết bị can lãnh án (DT). – 5 cựu công an dùng nhục hình làm bị can tử vong lĩnh mức án nào? (Zing). – 5 công an dùng nhục hình gây chết người lãnh án 27 năm tù (SGGP). – Làm bị can tử vong, 5 công an nhận án (BBC).

Thêm tình tiết mới trong vụ án Đặng Văn Hiến

Báo Dân Trí đưa tin: Công bố kết luận thanh tra toàn diện công ty xảy ra vụ nổ súng làm 3 người chết. Thanh tra tỉnh Đắk Nông xác định sai phạm của Công ty Long Sơn với người dân tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Kết luận nêu rõ, Công ty Long Sơn đã lập dự án không chính xác về năng lực điều hành, tổ chức lao động, tài chính. Công ty tự ý “tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án với diện tích đã thu hồi dẫn đến xung đột với người dân, đỉnh điểm là vụ nổ súng vào ngày 23/10/2016 khiến 3 người chết, 13 người bị thương“.

Ông Đặng Văn Hiến là một trong ba người dân bị cưỡng chế đất trái luật, đã dùng súng tự chế bắn vào đoàn người của Công ty Long Sơn, khiến 3 người chết, 13 người khác bị thương. Ông Hiến bị tuyên án tử hình trong hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm.

Mời đọc thêm: Vụ nổ súng tại Đắk Nông: Đã có kết luận thanh tra  —  Vì sao công ty Long Sơn ở Đắk Nông bị kiến nghị khởi tố (KT). – Vụ án Đặng Văn Hiến: Một tình tiết mới (Mai Quốc Ấn/ TD). Sai phạm tại dự án Cty Long Sơn: Kiến nghị chuyển hồ sơ sang công an (TP). Mời đọc lại: Đặng Văn Hiến, nạn nhân của chiếc vòng luẩn quẩn vấy máu (VOA). – Tử tù Đặng Văn Hiến gửi đơn lên Chủ tịch nước xin ân xá (TN). – Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra vụ án Đặng Văn Hiến (NLĐ).

Đường dân sinh 200 triệu bị chính quyền phá bỏ

Liên quan đến con đường dân sinh 200 triệu được một mạnh thường quân bỏ tiền túi ra làm nhằm giúp người dân ấp 6, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Sài Gòn, có con đường nhựa để đi, nhưng con đường này đã bị nhà cầm quyền Củ Chi cưỡng chế phá bỏ lúc sáng 13/9/2018. Sau khi bị phá bỏ, con đường nhựa sạch đẹp trở về với con đường đất, nhếch nhác, tan hoang.

Còn đây là con đường dân sinh khác ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, do dân bỏ tiền túi ra làm, cũng đã bị cưỡng chế:

Mời đọc thêm: Vụ bỏ 200 triệu làm đường dân sinh: Đường nhựa đã bị phá nham nhở (Soha). Mời đọc lại: Người đàn ông bỏ 200 triệu đồng làm đường dân sinh: Công an huyện Củ Chi nói gì? (VTC). – Vụ bỏ 200 triệu làm đường dân sinh: Phá đường nhựa quay về đường đấtThụ lý đơn tố cáo của người bỏ 200 triệu làm đường dân sinh  (TP).

Vụ chạy thận 9 người chết

Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài: Nguyên giám đốc Bệnh viện Hòa Bình sai phạm tràn lan, hậu quả nghiêm trọng. Ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc Bệnh viện Hòa Bình bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Cơ quan CSĐT xác định, là người đứng đầu bệnh viện, ông Dương đã “buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát để cấp dưới làm sai quy định một cách có hệ thống, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng“.

Liên quan đến vụ chạy thận gây chết người, bác sĩ Hoàng Công Lương bị đổi sang tội danh làm chết người do vô ý cẩu thả. Trên Facebook Công lý cho BS Hoàng Công Lương, cho biết, BS Hoàng Công Lương không đồng ý với bản cáo trạng lần 2: “Tôi rất buồn và hoàn toàn không đồng ý với bản Kết luận bổ sung lần thứ 2 này! Tuy nhiên, tôi tôn trọng quyết định của những người có thẩm quyền điều tra vụ án“.

Mời đọc thêm: Vì sao Hoàng Công Lương bị đổi tội danh sang vô ý làm chết người? (Zing). – Đề nghị truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương về tội vô ý làm chết người (TP). – Bác sĩ Lương bị truy tố tội làm chết người do vô ý cẩu thả (CafeF).

Tin giáo dục

Nhiệm vụ cấp bách của giáo dục hiện nay là gì? (GDVN). – Bội chi cao, nợ công tăng, tiền đâu cho đổi mới giáo dục? (VnEconomy). – Việt Nam: Thể chế nào cho giáo dục? (BBC). – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải thay đổi “văn hóa dạy trẻ nhỏ chỉ biết vâng lời” (VNN). – Sau tiêu cực tại Hà Giang, Sơn La, Bộ đưa ra giải pháp cho kỳ thi quốc gia 2019  —  Đây là danh sách các khoản không được vận động tài trợ ở trường học —  Cảnh cáo Hiệu trưởng có vợ huy động của dân hàng trăm triệu đồng (GDVN).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây