Bản tin ngày 19-10-2018

Biển Đông trong quan hệ Mỹ – Việt – Trung

Trong hai ngày đến thăm Việt Nam, Bộ trưởng QP Mỹ James Mattis nói rằng, Mỹ rất quan tâm đến việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa ở Biển Đông. Trang Washington Free Beacon dẫn lời ông Mattis, cho biết: “Trên Biển Đông, các chính quyền Mỹ đều tuyên bố rằng, chúng tôi sẽ bay và cho tàu thuyền hoạt động trên không phận và vùng biển quốc tế. Các bạn thấy điều đó vẫn đang tiếp tục. Và mối quan hệ đối tác giữa chúng tôi (Mỹ – Trung Quốc) vẫn không hề bị thay đổi vì chuyện này”.

Sau chuyến thăm Việt Nam, hôm qua, Bộ trưởng QP James Mattis đã gặp BTQP Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Singapore. VOA đưa tin: BTQP Mỹ mưu tìm quan hệ quân sự ‘ổn định’ với TQ. Hai bên không đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào, mà chỉ “tái khẳng định các quan điểm khác biệt của hai bên về những căng thẳng an ninh khu vực, nhưng đồng thuận với nhau về sự cần thiết phải có các quan hệ bền vững hơn“.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Singapore ngày 18.10. Ảnh: Reuters

Báo VnExpress đưa tin: Oanh tạc cơ Mỹ bay qua Biển Đông. Theo thông báo của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ do CNN dẫn lại, hai oanh tạc cơ B-52H xuất phát từ căn cứ đảo Guam để “tham gia nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên gần Biển Đông” hôm 16/10. Và “chuyến bay là một phần trong kế hoạch duy trì sự hiện diện của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương được triển khai từ tháng 3/2004”.

Báo Zing có bài dẫn tin từ Nikkei Asian Review: Trung – Nhật so kè về năng lực tàu ngầm tại vùng biển châu Á. Theo bài viết, sự kiện Tokyo lần đầu công bố kế hoạch tập trận tàu ngầm ở Biển Đông tháng trước là khá bất thường, “Tokyo đang muốn gửi thông điệp đến Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng: Tàu ngầm của Trung Quốc sẽ không có kết cục tốt đẹp nếu xung đột nổ ra ở vùng biển tranh chấp”.

Mời đọc thêm: Tướng James Mattis nói gì về Biển Đông và Trung Quốc khi tới Việt Nam? (GDVN). – Biển Đông: Nội dung chính cuộc gặp bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ -TrungB-52 lại bay trên Biển Đông (RFI). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung gặp mặt, quan hệ hai nước sẽ cải thiện? (Infonet). – Mỹ tìm kiếm quan hệ quân sự linh hoạt với Trung Quốc (TN).

Mỹ kêu gọi đối thoại minh bạch về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (TTXVN). – Mỹ lại điều hai máy bay B-52 đến Biển Đông giữa căng thẳng với TQ (Zing). –  ‘Pháo đài bay B-52’ xuất hiện trên Biển Đông trước thềm cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung (Tin Tức). – TQ-Philippines bàn chuyện Biển Đông (VOA).

Nhân quyền ở Việt Nam

Tòa án phúc thẩm tỉnh Nghệ An giữ y án 20 năm tù giam đối với ông Lê Đình Lượng và đó là điều mà mọi người có thể đoán trước được. Đối với các nhà hoạt động, hiếm khi có sự thay đổi bản án giữa các phiên xử sơ thẩm với phúc thẩm. Trừ khi có sự can thiệp rất mạnh từ Mỹ và châu Âu để nhà cầm quyền CSVN nhận được món quà nào đó rồi thay đổi bản án, nếu không thì án sơ thẩm cũng là án chung thẩm.

LS Đặng Đình Mạnh là người bào chữa cho ông Lượng tại phiên tòa, cho biết, trong lời nói sau cùng, ông Lượng nói: “Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. Clip tuyên Bố của Hội AEDC về vụ án của ông Lê Đình Lượng:

VOA đặt câu hỏi: Hiệp định thương mại với EU có giúp thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam? TS Nguyễn Quang A là người tham gia buổi điều trần hôm 10/10 về nhân quyền VN tại Ủy ban Nghị viện EU, nói rằng: “Những việc ký kết hay tham gia vào hiệp định thương mại tự do này sẽ mang đến nhân quyền cho Việt Nam? Không có. Nhân quyền ở Việt Nam chỉ được cải thiện với sự đấu tranh không ngừng nghỉ, không mệt mỏi của nhân dân Việt Nam, tạo sức ép 24/7 đối với chính quyền thì tình hình nhân quyền mới được cải thiện”.

VOA dẫn lời Mẹ Nấm trên đất Mỹ: ‘Tiếng nói yêu tự do không bao giờ lạc lõng’. Khi được hỏi về chuyện nhiều nhà đấu tranh Việt Nam sau khi được sang Hoa Kỳ tị nạn đã không còn hoạt động sôi nổi như trước, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khẳng định: “Tôi sẽ không im lặng”. Bà Quỳnh nói thêm: “Sự đoàn tụ ngày hôm nay ngay trên máy bay sẽ là câu trả lời cho chính những người đã bắt, giam giữ tôi trong suốt thời gian qua, rằng tôi không cô đơn và tiếng nói yêu tự do không bao giờ lạc lõng như họ nghĩ”.

Mời đọc thêm: Phiên tòa phúc thẩm xử ông Lê Đình Lượng (FB Mạnh Đặng). –  Y án 20 năm tù với Lê Đình Lượng về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (VNN). – Tuyên y án đối tượng phản động nguy hiểm, thêm 5 năm tước quyền ứng cử, bầu cử (DT). – Mẹ Nấm và gia đình đặt chân tới Mỹ. – Báo Tuổi Trẻ trước ‘Đêm trước Đổi mới lần hai’. – Thái Lan ‘xem lại dự luật an ninh mạng’ (BBC). Mẹ Nấm nghẹn ngào kể lại giây phút gặp con trên máy bay (VOA). – Sách lược của nhà cầm quyền Việt Nam: Cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào tranh đấu trong nước (TB).

Chính trường Việt Nam trước ngày “nhất thể hóa”

Báo Dân Trí đưa tin: Lần đầu tiên Quốc hội xem xét bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước. Trong ngày đầu kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV (dự kiến kéo dài từ 22/10 đến 21/11/2018), “Quốc hội nghe tờ trình giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Sau khi bầu xong (1 ngày sau đó), Chủ tịch nước sẽ thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức”, theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Nếu không có gì thay đổi, ông Trọng sẽ chính thức nắm giữ hai chức lãnh đạo cao nhất đất nước trong tuần tới. Trước đó, chưa đầy một tuần sau tang lễ của ông Trần Đại Quang, các tờ báo “lề đảng” đã được bật đèn xanh để đồng loạt đăng bài thông báo, đã đến “thời điểm chín muồi” để nhất thể hóa hai chức danh.

Mời đọc thêm: Quyền lực là do nhân dân ủy quyền, có phải của riêng lãnh đạo đâu mà dùng bừa (GDVN). Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh trong tuần sau (VNE). – Vì sao Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trước khi chất vấn? (Zing). – Quốc hội không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và bộ trưởng TT-TT tại kỳ họp thứ 6 (NLĐ). – Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn CPTPP tại Kỳ họp thứ 6 (VOV). – Vì sao Quốc hội vừa khai mạc lại bầu ‘tân chủ tịch nước’? (VOA). – Không có dự luật đặc khu trong chương trình kỳ họp thứ 6 (RFA).  

Xã hội đen đe dọa… xã hội đỏ

Về vụ xã hội đen tống tiền, đe dọa lấy mạng “xã hội đỏ” mà chúng tôi đưa tin vài ngày trước, báo Người Lao Động đưa tin: Tin nhắn đe dọa lãnh đạo Văn phòng đoàn ĐBQH có sau khi thông qua Luật An ninh mạng. Theo đó, lãnh đạo Văn phòng ĐBQH của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hà Nội… đều bị nhắn tin tống tiền với nội dung giống nhau, từ cùng một số điện thoại.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, hiện tượng này “không phải bây giờ mới diễn ra mà đã diễn ra từ khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng”. Và rằng, không chỉ có 6 lãnh đạo văn phòng ĐBQH nói trên nhận được tin nhắn, mà còn có cả một số lãnh đạo văn phòng đoàn ĐBQH của một số tỉnh cũng nhận được tin nhắn như vậy, dù đã nghỉ hưu được 1-2 năm.

Mời đọc thêm: Tình tiết hi hữu, bất ngờ vụ nhắn tin đe dọa Chánh Văn phòng nhiều đoàn ĐBQH (NĐT). – Hàng loạt lãnh đạo văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội bị nhắn tin tống tiền: Đề nghị Bộ Công an xác minh (VTC). – Vụ nhắn tin dọa Văn phòng đoàn ĐBQH: Đề nghị Bộ Công an vào cuộc (VNN).

Dân Thủ Thiêm lại được xin lỗi

Sáng qua, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với người dân Thủ Thiêm. Ngoài ông Phong, còn có Chủ tịch HĐND TP là bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương.

Buổi gặp diễn ra trong không khí căng thẳng. Không phải tất cả dân oan Thủ Thiêm đều được gặp mặt các vị lãnh đạo này, chỉ những người có giấy mời mới được vào gặp các lãnh đạo. Zing đưa tin, chỉ có khoảng 30 hộ dân Thủ Thiêm được mời vào bên trong phòng họp, các phóng viên được sắp xếp ở một phòng khác, theo dõi buổi tiếp xúc qua màn hình.

Hội trường còn nhiều ghế trống, nhưng dân không được cho vào, dù chỉ quan sát qua màn hình. Ảnh: Lê Quân/ Zing

Báo Dân Việt đưa tin, bà Lê Thị Nga là người đang kiện đất ngoài ranh và đòi bồi thường chưa được giải quyết, nhưng không được mời vào họp. Bà Nga la lên từ ngoài cổng: “Chúng tôi cũng là hộ dân Thủ Thiêm chưa được giải quyết quyền lợi, sao không cho chúng tôi vào? Ở đây có gì bí mật không mà ngăn cản người dân?”.

Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao giới hạn số người dân Thủ Thiêm được tiếp xúc các lãnh đạo? TPHCM nghèo đến mức không đủ tiền để thuê hội trường lớn hơn, có đủ chỗ cho tất cả những người dân oan Thủ Thiêm được gặp lãnh đạo thành phố, hay là vì họ sợ dân?

Nhiều người dân gào khóc khi bị lực lượng chức năng ngăn cản, không cho vào. Ảnh: H.V/ DV

TTXVN đưa tin: Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh: “Tôi xin lỗi người dân Thủ Thiêm”. Ông Nguyễn Thành Phong nói: “Thay mặt chính quyền thành phố của các thời kỳ, từ tận đáy lòng mình, tôi xin lỗi người dân Thủ Thiêm trong quá trình thực hiện dự án, chia sẻ những khốn khó mà người dân phải gánh chịu cũng như những hy sinh của những hộ gia đình vì sự phát triển của thành phố mà phải rời bỏ nơi ở đã từng gắn bó“.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh bình luận: “Chuyện anh Cang, anh Nhựt làm mà bắt anh Phong, anh Tuyến, ông Nhân đứng ra hứng búa rìu dư luận, tui thấy lãng nhách à. Nhìn anh Phong, anh Tuyến xin lỗi, người ghét thì bảo không thật tâm, người không ghét thì thấy vô lý. Giờ bắt nhốt mấy ông làm bậy thì sau đó giải quyết cho dân mà có hẹp một chút dân cũng dễ thông cảm (anh Cang xung phong đi). Trước khi bị xử, những người này cần phải xin lỗi dân đàng hoàng. Nhứt là anh Cang, nội cái tội phá không biết bao nhiêu nhà dân, phải tự miệng của anh phát âm ra từ xin lỗi“.

Đã lỡ cướp đất của dân không chịu trả, bây giờ lãnh đạo TP HCM đề xuất phương án hoán đổi đất cho người dân Thủ Thiêm, theo VnExpress. Trong buổi làm việc với 30 hộ dân có nhà đất nằm ngoài quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm nhưng vẫn bị cưỡng chế, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng giới thiệu “giải pháp” này.

Mời đọc thêm: Sau kết luận sai phạm, TP HCM lần đầu đối thoại người Thủ Thiêm (VNE). – Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong xin lỗi người dân Thủ Thiêm (LĐ).  – Chủ tịch TPHCM xin lỗi người dân Thủ Thiêm (DT). – Người dân Thủ Thiêm trưng bản đồ tại cuộc gặp lãnh đạo TP.HCM —  TP.HCM loay hoay, chưa xác định được ranh khu 4,3 ha ở Thủ Thiêm? (Zing). – TP HCM sẽ họp bất thường giải quyết chính sách cho dân Thủ Thiêm (KT). – Dân Thủ Thiêm căng băng rôn yêu cầu xử lý dứt điểm sai phạm, đền bù thỏa đáng (VTC). Người dân Thủ Thiêm không “mặc cả” với lãnh đạo (GDVN).

Vì sao dân phản đối dự án nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm? (Sputnik). – ĐBQH TP.HCM “giục” Sở Văn hóa cung cấp hồ sơ nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm (Infonet). – TS.Nguyễn Đình Cung: Cách giải trình về nhà hát Thủ Thiêm chỉ làm bức xúc thêm (MTG). – Dự án Nhà hát giao hưởng dự kiến thực hiện từ 2018-2022 (TT). – Nhà hát giao hưởng 1.000 chỗ ở Vĩnh Phúc thường xuyên đóng cửa (VNE). – Giữa “tâm bão” Nhà hát Giao hưởng tại Thủ Thiêm, TP.HCM khởi công xây dựng Bệnh viện Truyền máu Huyết học 1.000 tỷ đồng (TQ). – Khu đất dự kiến xây quảng trường Thủ Thiêm 2.000 tỷ (XD). – Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Sẽ có cầu đi bộ từ quận 1 qua Thủ Thiêm (Zing).

Rừng phòng hộ bị xâm phạm

Báo Người Lao Động dẫn lời GS Đặng Hùng Võ bình luận vụ nhà ca sĩ Mỹ Linh và các villa “băm” rừng phòng hộ Sóc Sơn: “Phải cương quyết phá bỏ”. Cô ca sĩ này từng lên tiếng ủng hộ xây nhà hát ngàn tỉ trên đất Thủ Thiêm rồi phê phán những người phản đối, giờ đã hoàn toàn lộ bản chất của kẻ phá rừng, lại muốn dạy bảo người dân.

VTC có bài: Còn lâu mới phá được nhà trái phép của Mỹ Linh ở Sóc Sơn. Nếu phá nhà Mỹ Linh thì phải xử lý luôn cả hàng ngàn lâu đài, biệt phủ đã được xây trái phép trên vùng đất này, đồng thời xử lý chính quyền làm sai luật, đụng chạm đến không ít lãnh đạo, quan chức. Theo bài viết, đó là việc bất khả thi trong thời điểm này, nhưng nếu vậy thì lãnh đạo cộng sản làm ra cả đống luật môi trường, quản lý đất rừng để làm gì?

Báo Zing có bài: Đào núi, lấp hồ xây biệt thự trong rừng phòng hộ Sóc Sơn. Bài báo cho biết: “Tình trạng đào núi, lấp hồ, băm nát rừng phòng hộ đã biến khu vực này vốn thanh bình nay trở thành đại công trường với cảnh xây dựng diễn ra tấp nập”. Nhiều công trình xuất hiện bất chấp lệnh cấm của chính quyền.

Mời đọc thêm: Xây biệt phủ trên đất rừng ở Sóc Sơn: Sai phạm kéo dài gần hai thập kỷ chưa giải quyết xong! — Nhà ca sĩ Mỹ Linh và các villa “băm” rừng Sóc Sơn: Rừng phòng hộ là “bất khả xâm phạm” (LĐ). – Biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh sai phạm: “Có sự tiếp tay của chính quyền địa phương” (NĐT). – Có “vi phạm lớn”, nhà của ca sỹ Mỹ Linh có thể bị xử lý ra sao? — Nguyên Chủ tịch xã nói gì về sai phạm nhà ca sĩ Mỹ Linh ở Sóc Sơn? (DV). – Xóa biệt thự ở rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội có “quân lệnh như sơn”? (DNVN).

Vụ án Vũ “nhôm”

Báo Tiền Phong có bài: Vũ ‘nhôm’ nộp tiền tỷ, cựu trung tá bất ngờ nhận tội. Về sai phạm của Vũ “nhôm” trong vụ Ngân hàng Đông Á, gây thiệt hại cho ngân hàng 200 tỷ đồng, ngày 7/9, anh trai của Vũ “nhôm” đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra 13 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho Vũ “nhôm”.

Ông Nguyễn Hồng Ánh, cựu trung tá, đội trưởng một đội nghiệp vụ công an TP HCM, đã “thừa nhận hành vi ký chứng từ nộp khống 1.200 lượng vàng tại DongABank”, gây thiệt hại cho ngân hàng này khoảng 53 tỉ đồng. Ngày 30/8 vợ ông Ánh khắc phục hậu quả bằng cách nộp 500 triệu đồng vào tài khoản của Cục Cảnh sát Điều tra.

Ông Phan Văn Anh Vũ – Vũ “nhôm” tại một phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Mời đọc thêm: Cựu trung tá công an liên quan đến vụ án Vũ ‘Nhôm’ nhận tội (RFA). Vũ ‘nhôm’ khai những thủ thuật chiếm đoạt tiền của sếp lớn DAB (NNVN). – Chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng, Vũ “nhôm” khắc phục hậu quả 13 tỷ đồng (Soha).

Lỗi hệ thống

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trà Vinh Lâm Minh Đằng giải thích vụ cựu Chủ tịch TP bị kỷ luật lại làm Giám đốc sở: Do tìm không ra người, theo VietNamNet. Ông Đằng nói: “Đối với trường hợp của ông Tám bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng nhưng vẫn còn chức vụ tỉnh ủy viên và Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh. Đây chỉ là việc ‘điều động ngang’ vì chức Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh tương đương chức Giám đốc Sở”.

Trước đó, ông Phạm Văn Tám, khi còn làm Chủ tịch UBND TP Trà Vinh, đã “ủy quyền cho Phó chủ tịch ký 131 quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất với số tiền hơn 18,3 tỉ đồng. Trong số này có 46 trường hợp miễn giảm sai quy định với hơn 11,1 tỉ đồng”.

Mời đọc thêm:  Vừa bị kỷ luật, cựu Chủ tịch TP Trà Vinh được điều động làm giám đốc Sở (ĐS&PL). – Sau khi bị kỷ luật, cựu Chủ tịch TP Trà Vinh được làm Giám đốc Sở (Zing). – Cắt ghép chữ ký Phó bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối bị kỷ luật (VNN). – Kỷ luật Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Tiền Giang (BVPL). – Cựu phó giám đốc sở ở Bình Định khiếu nại việc xóa đảng tịch (PLTP).

Vụ nhà báo bị dọa giết

Báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Nhà báo Trần Đại nói gì về việc bị cháu bé 15 tuổi dọa giết? Ông Đại cho biết: “Tuy nhiên, tôi không thể ngờ một vụ việc với chứng cớ rành rành như thế (toàn bộ file ghi âm gốc cuộc gọi điện thoại dọa giết) mà phải mất hơn 4 tháng, phòng PA 03, Công an Thanh Hóa mới trao đổi kết quả với tôi. Chưa kể, nhiều nội dung trao đổi, đến người dân bình thường đọc qua văn bản cũng thấy …phi lý”.

Mời đọc thêm: Nhà báo bị bé trai 15 tuổi dọa giết nói gì? (PLTP). – Vụ nhà báo bị dọa giết ở Thanh Hóa: Đã xác định được thủ phạm (Infonet).

***

Thêm một số tin: Vụ trưởng Vụ Tiền lương lập khống hồ sơ bòn rút tiền ngân sách (DV). – Nghi đường dây bán thận hàng trăm triệu: Bệnh viện Việt Đức lên tiếng (VNN). – Thủy điện sông Bung 2 chưa được tích nước sau sự cố vỡ hầm dẫn dòng (VNE). – Trại heo “khủng” không phép xây dựng bên hồ Trị An sẽ bị tháo dỡCát tặc ngang nhiên lộng hành trên sông Đồng Nai: Ai bảo kê? (BVPL). – Rối tung vì quản lý gas kiểu… quản lý heo! (PLTP). – Yêu cầu báo cáo vụ dân chặn đường, ngăn xe chở đất của Tập đoàn Phúc Lộc (TN). – Samsung: Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất màn hình và điện thoại thông minh (Sam Sung). – Việt Nam học được gì từ TQ về khởi nghiệp? (BBC).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây