Bản tin ngày 22-10-2019

Tang lễ cố Thứ trưởng Lê Hải An

Hàng ngàn người viếng ông Lê Hải An, dư luận cảm thương, bàng hoàng, BBC đưa tin. Lễ truy điệu cố Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đã diễn ra sáng Thứ Hai 21/10/2019 tại Hà Nội. “Rất đông các đồng nghiệp, sinh viên, giáo viên và bạn bè tới viếng ông Lê Hải An, người qua đời khi mới 48 tuổi, tại Nhà tang lễ quốc gia Hà Nội”.

Trong bài điếu văn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ gọi ông An là “một nhà giáo tận tụy, một nhà khoa học say mê nghiên cứu và một nhà quản lý giáo dục tâm huyết, trách nhiệm”.

Thân quyến của Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An cùng đại diện các cơ quan ban ngành, trường đại học, đồng nghiệp, học trò cũ xếp hàng chờ vào viếng. Ảnh: Zing

Anh trai ông An là Lê Hải Khôi viết trên Facebook: “Hải An ơi, em ra đi khi tuổi đời còn đang trẻ, khi sự nghiệp chỉ mới bắt đầu … Gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp … vô cùng thương tiếc em … R.I.P. Vĩnh biệt nhé, em trai yêu quí …”

Mời đọc thêm: Hàng ngàn người tiễn biệt cố Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An (TT). – Đồng nghiệp, sinh viên tưởng nhớ Thứ trưởng Lê Hải An (Zing). – Lời nhắn nhủ đẫm nước mắt của anh trai Thứ trưởng giáo dục Lê Hải An (TP). – Xúc động những dòng sổ tang tiếc thương Thứ trưởng Lê Hải An (LĐ). – Thầy An đã truyền cảm hứng để em không bỏ học (GDVN).

Tin nhân quyền

Nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa tin về những dân oan bị mất đất ở miền Nam ra Hà Nội khiếu kiện và bị ngược đãi hôm qua 20/10. Ông viết: “Họ không còn nước mắt để thương tiếc cho một cán bộ cấp cao đột tử – là câu chuyện lớn của dư luận, vì nước mắt của họ đã cạn khô trong những ngày lăn lộn chờ công lý.

Tôi nhìn người đàn ông với chiếc điện thoại trên tay run rẩy vì tức giận, chợt nghĩ. Có lẽ ông ta cũng đang run rẩy tuyệt vọng vì còn rất nhiều số phận như ông đang bị đám đông lãng quên trên đất nước. Ở Việt Nam lúc này, nước mắt đã xa xỉ đến mức không còn đủ cho số phận con người nói chung, nên có lẽ phải tỉnh táo để dành những giọt lệ quý báu cuối cùng còn lại của mình cho những nỗi đau rất hiện thực, đang bị quên lãng“.

Mời xem clip:

Mời đọc thêm: Người dân biểu tình ‘bị giải tán’ ngày Quốc hội khai mạc (VOA). – TNLT Nguyễn Văn Đức Độ tuyệt thực phản đối trại giam Xuân Lộc bán thức ăn giá “trên trời” (RFA). – Hoàn cảnh khiến VNCH chọn ‘dân chủ một phần’, dân thấy ‘bị phản bội’ (VOA).

Sử dụng luật rừng, Đàm Vĩnh Hưng bị điều tra

Vụ video clip hai năm trước, ghi lại hình cảnh Đoàn Văn Tí, (cư ngụ tỉnh An Giang, ở trọ tỉnh Tiền Giang) say rượu đánh con trai nhỏ, ngày 17/10 ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng treo thưởng 20 triệu đồng trên Facebook, cho những người nào “tát vào mặt ông bố liên tục y chang như vậy”. Ngay sau đó, có khoảng 100 người tìm đến nhà trọ của Đoàn Văn Tí, tự nhận đi “bảo vệ trẻ em”, rồi cưa khóa lao vào nhà, đánh tới tấp ông Tí, quay clip đưa lên mạng.

Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra Facebooker Đàm Vĩnh Hưng nghi kích động bạo lực vụ cha đánh con, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tối 21/10, một lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang xác nhận “đã nắm về việc thông tin trang Facebook được cho là của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng xúi giục cộng đồng mạng đánh người khác và treo thưởng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, trang Facebook trên đã gỡ status liên quan đến vụ ông bố bạo hành con”.

Cán bộ công an trên cho biết thêm: “Chúng tôi đang tập trung điều tra vụ anh Tí bạo hành con trai và bị một số người hành hung. Sau khi có kết luận điều tra, chúng tôi sẽ xem xét, làm rõ vụ việc liên quan đến Facebook được cho là của Đàm Vĩnh Hưng”

Trước đó, nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết: Đàm Vĩnh Hưng báo cáo Facebook để “bịt miệng” Báo Sạch. Trang Báo Sạch là một trong số các trang tin mạng xã hội đầu tiên phê phán hành vi treo thưởng của Đàm Vĩnh Hưng, nên bị báo cáo: “Một báo cáo từ fanpage Đàm Vĩnh Hưng Oficial đến facebook đã khiến bài viết dưới đây bị gỡ. Chúng tôi đã khiếu nại với facebook về trường hợp này và yêu cầu khôi phục. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đăng tải lại bài viết để rộng đường dư luận”

Đến sáng 22/10/2019, trang Đàm Vĩnh Hưng Official tuy không còn lưu bài viết treo thưởng, nhưng vẫn còn một status thể hiện giọng ngầm chống đối luật pháp CSVN: “Lúc trẻ con bị bạo hành thì sao ta? Hay là đợi đến con nhà mình bị thì lúc đó mới thôi không làm thánh nhân nữa?” Điều đáng lưu ý là trong hơn 1.100 lượt bình luận, có không ít bình luận của fan ủng hộ Đàm Vĩnh Hưng.

Mời đọc thêm: Facebooker Đàm Vĩnh Hưng bị cho là xúi giục bạo lực (VNN). – Cần triệu tập Facebooker Đàm Vĩnh Hưng để làm rõ vụ kích động bạo lực (Zing). – Đàm Vĩnh Hưng kêu gọi đánh người và “quyền lực” người của công chúng (LĐ). – Kích động bạo lực, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị xử lý thế nào? (GT).

Vụ nước sông Đà bị nhiễm độc

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi về vụ xả thải nước sông Đà: Chủ tịch công ty có dầu thải nói gì? Công an lấy lời khai của các nhân vật Lý Đình Vũ, Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám. Họ khai nhận, dầu thải dùng để đổ vào nước sông Đà đã được lấy từ Công ty Gốm sứ Thanh Hà. Ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT công ty này xác nhận, số dầu thải trên có nguồn gốc từ công ty mình, nhưng khẳng định ông đã yêu cầu cấp dưới gom số dầu lại và thuê công ty Môi trường xanh xử lý.

Bộ Công an làm việc với công ty gốm sứ vụ đổ dầu thải xuống sông Đà, VietNamNet đưa tin. Ông Nguyễn Đức Truyền thừa nhận, hai nhân viên của công ty là Nguyễn Thị Huyền Trang, nhân viên phòng kinh doanh, cũng là con gái ông Truyền, và Trần Thành Trung, nhân viên phòng vật tư, bị Công an Hòa Bình mời lên làm việc liên quan vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà. Biên bản kiểm tra của Bộ Công an nhận định: “Qua kiểm tra thực tế và hồ sơ do công ty cung cấp, bước đầu xác định công ty vi phạm trong quản lý và chuyển giao chất thải nguy hại”.

Báo Pháp Luật VN đặt câu hỏi: Công ty Thanh Hà nói gì về thông tin thuê người đổ dầu thải xuống sông Đà? Ông Truyền cho biết nhân viên Trần Thành Trung là cán bộ phụ trách vật tư liên quan đến việc cung cấp dầu thải, còn con gái ông là Huyền Trang thì không hề biết Lý Đình Vũ là ai. Trước đó, Vũ khai với công an rằng, anh ta được bà Trang thuê đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà. 

Báo Tiền Phong đặt vấn đề: Hà Nội có bao nhiêu nhà máy cấp nước, làm thế nào để phá thế độc quyền. Ông Nguyễn Xuân Lai, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Nước sạch và Môi trường VN nhận định, “mặc dù nước là loại hình đặc thù nhưng không phải vì thế mà chỉ cho 1 doanh nghiệp làm, khiến người dân không có quyền lựa chọn. Như vậy khi xảy ra sự cố, người dân chỉ có 2 phương án: Một là ngưng dùng nước, hai là chấp nhận dùng nước không an toàn”.

Vấn đề phá thế độc quyền trong lĩnh vực cung cấp nước về bản chất cũng tương tự đòi hỏi phá thế độc quyền trong cung cấp điện, xăng, dầu. Ngày nào các thế lực “tư bản đỏ” còn dựa vào chính quyền độc đảng để lộng hành thì ngày đó tình trạng độc quyền trong việc cung cấp các mặt hàng này vẫn tồn tại.  

Dòng suối bị ô nhiễm dầu thải chảy xuống khu vực hồ chứa của nhà máy nước mặt sông Đà. Ảnh: Ng. Khánh/ TT

Viet Times dẫn lời quan chức Sở Xây dựng Hà Nội: Đã có thể dùng nước sạch sông Đà để ăn, uống! Ông Lê Văn Du, Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật của sở này khẳng định,  các kết quả xét nghiệm mẫu nước trong những ngày qua tại các vị trí, từ đầu nguồn cấp, nhà máy, các bể chứa tăng áp, đến hộ dân đều đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. 

Nếu muốn thuyết phục dân, thay vì nói suông thì các quan chức CSVN hãy dùng nước sông Đà để ăn uống, hãy chọn một nhà dân ngẫu nhiên để thực hiện chứ đừng bày trò dàn xếp để trình diễn như Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và đoàn tùy tùng, diễn màn ăn cá, mực ở biển Hà Tĩnh sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra. 

Mời đọc thêm: Vụ đổ trộm dầu thải: Khó hiểu thông tin bất nhất từ Công ty Gốm sứ Thanh Hà (GT). – Công ty gốm sứ CTH giao dầu thải cho cá nhân không có chức năng xử lý (PT). – Vụ nước sông Đà nhiễm styren: Vì sao số dầu thải đi lòng vòng, ai là “bà Trang”? (KTĐT). – Con gái giám đốc gốm sứ Thanh Hà liên quan thế nào vụ đổ dầu thải? (Zing). – Vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: Triệu tập 2 người của Công ty gốm sứ Thanh Hà (SGGP). – Gốm sứ Thanh Hà lên tiếng về vụ đổ trộm dầu thải làm ô nhiễm nước sông Đà (TL). – Công ty Gốm sứ Thanh Hà: “Số dầu thải đó đúng là của chúng tôi” (DV). Thông tin bất ngờ vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sạch sông Đà (PLTP).

Hành trình bắt giữ nhóm người đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà (VTC). – Từ vụ nước sạch sông Đà: Quá nhiều lỗ hổng an ninh nguồn nước (TT). – Sự cố nước sạch sông Đà: Cần truy cứu trách nhiệm kiểm soát nguồn nước (TN). – Cử tri bất bình với nạn ô nhiễm môi trường ở đô thị (Zing). – Cử tri đề nghị xử nghiêm hành vi xả chất thải trực tiếp ra môi trường (Thanh Tra). – Chất lượng nước sạch Sông Đà tiếp tục đạt quy chuẩn (LĐTĐ).  Công ty gốm sứ: Lý Đình Vũ liên hệ nữ cán bộ nhận dầu thải theo quan hệ cá nhân (TT).

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến trước ngày bị miễn nhiệm

Bên lề kỳ họp thứ 8 của QH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi “trải lòng” với báo chí “lề đảng” trước thời điểm bị miễn nhiệm. Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Bản thân bị thị phi, nhưng cơ quan chức năng sẽ làm công minh”.

Bà Kim Tiến nói: “Có một số vấn đề đang giải quyết mà bản thân mình cũng bị thị phi. Có thông tin có thể không trung thực, chính xác qua mạng ngoài lề, nhưng cơ quan chức năng sẽ làm công minh”. Hy vọng cơ quan chức năng sớm làm rõ, có hay không chuyện bà cấp giấy phép nhập thuốc ung thư giả, cũng như vai trò của em chồng và con trai bà trong vụ này.

Báo Người Đưa Tin có clip: Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng trước khi nghỉ hưu theo chế độ

Mời đọc thêm: Bà Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng trước khi rời cương vị bộ trưởng (LĐ). – Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: ‘Tôi bị thị phi’ (TT). – Bà Nguyễn Thị Kim Tiến: ‘Tôi đã nỗ lực giải quyết bức xúc về bệnh viện’ (VNE). – Bà Nguyễn Thị Kim Tiến chấm cho mình mấy điểm sau 8 năm làm Bộ trưởng Bộ Y tế? (VTV). – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: ‘Tôi chưa biết người kế nhiệm’ (Zing).

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ‘sở hữu’ loạt phát ngôn dậy sóng dư luận (KT). – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Đây có thể là kỳ họp cuối cùng tôi gặp các nhà báo ở Quốc hội” (DS). – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến còn tiếc nuối điều gì sau 8 năm làm Bộ trưởng? (GDVN). – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ điều tâm đắc và trăn trở nhất trong 8 năm đứng đầu ngành y tế (ANTĐ). – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến tuổi nghỉ hưu chưa? (KT).

Lạm dụng tài sản công

Zing đưa tin: Nhiều ôtô biển số xanh chở cán bộ dự tiệc tân gia nhà nuôi yến. Chiều 20/10/2019, ông Hồ Minh Tuấn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang xác nhận, vụ một số xe biển xanh đậu xung quanh nhà nuôi chim yến của em trai ông vào ngày 19/10 là có thật.

Ông Tuấn kể: “Tôi còn khoảng 1 năm nữa sẽ nghỉ hưu nên sẵn dịp tân gia nhà nuôi chim yến, mời bạn bè đến dự tiệc ‘chia tay trước’. Khi nghỉ hưu, tôi sẽ về quê, ở dưới tầng trệt, những tầng trên nuôi chim yến. Còn xe biển số xanh đậu quanh nhà nơi nuôi chim yến của em tôi, cách nhà tôi vài chục mét”

Một trong những xe biển số xanh xuất hiện ở vùng U Minh Thượng, chở cán bộ đi dự tiệc tân gia nhà nuôi chim yến. Ảnh: H.H/Zing

VietNamNet dẫn lời Chủ nhiệm UB Kiểm tra tỉnh mở tiệc khai trương nhà nuôi yến: Tôi không vụ lợi. Sáng 21/10, ông Hồ Minh Tuấn tiếp tục trả lời báo “lề đảng”, cho biết, do ông đang đi công tác ở Phú Quốc nên chưa thể yêu cầu 2 cấp phó của mình làm tường trình báo cáo vụ việc: “Tiệc tôi làm khoảng 10 bàn, trong đó công nhân làm nhà đã 2 bàn, với những công nhân kỹ thuật nuôi yến, còn lại là bà con, hàng xóm của tôi. Những cán bộ tôi chỉ rủ miệng đến chơi, hoàn toàn không có chuyện mời thiệp. Tôi làm rất đơn giản, hoàn toàn không vụ lợi bất cứ gì”.

VTC đặt câu hỏi vụ nhiều xe công dự khai trương nhà nuôi yến: Tỉnh ủy Kiên Giang nói gì? Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang thông báo: “Tỉnh ủy đang chờ báo cáo để đưa ra hướng xử lý và thông tin kết quả cho báo chí. Hiện tôi đang rà soát lại rồi sau đó sẽ ban hành văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh việc sử dụng xe công trên toàn tỉnh”.

Mời đọc thêm: Kiên Giang: Xác minh việc dùng xe công đi dự tiệc ở nhà cán bộ tỉnh (MTG). – Đi xe công dự tiệc khai trương nhà nuôi yến của Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang (SGGP). – Xe biển xanh, đỏ đến khai trương nhà yến của Chủ nhiệm UBKT Kiên Giang: Ai đi, sai phạm gì? (KT). – Xe biển xanh đi khai trương nhà nuôi yến: Đã dặn rồi… (ĐV). – Yêu cầu giải trình việc dùng xe công dự tiệc mừng nhà nuôi yến của Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy (TĐ).

“Oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng

Báo Dân Trí đặt câu hỏi: Chưa kết luận về nghi vấn trục lợi trong hoạt động “thỉnh vong” tại chùa Ba Vàng? Ủy ban Trung ương MTTQ VN báo cáo QH kết quả hoạt động giám sát của cơ quan này thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 9/2019. Vụ  “thỉnh vong”, “giải oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng, Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN nhận định, “các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo đã chủ động vào cuộc khi sự việc được các cơ quan truyền thông đăng tin, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, đúng pháp luật”.

Khen được mấy dòng, thì Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN lại phê phán “những tác động trái chiều của truyền thông” trong vụ này, “đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh tốt đẹp và lòng tin của người dân đối với Phật giáo, ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền, nói xấu chế độ”.

Báo Lao Động dẫn một kết luận của Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN về vụ “thỉnh vong” ở chùa Ba Vàng: “Trả nợ cho vong” ở chùa Ba Vàng là trái Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi trái luật, trục lợi tâm linh nhưng vẫn diễn ra, do “chưa có sự nhắc nhở, tỏ thái độ với các biểu hiện, việc làm sai. Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước ban đầu còn lúng túng, đến nay vẫn chưa có kết luận có sự ép buộc, trục lợi hay không”.

Mời đọc thêm: UB Trung ương MTTQ Việt Nam thông tin về nghi vấn trục lợi trong hoạt động “thỉnh vong” tại chùa Ba Vàng (TĐ). – Hoạt động ‘thỉnh vong’ không đúng tinh thần Phật giáo (VNE). – “Thỉnh vong”, “giải oan gia trái chủ” là không đúng tinh thần của Phật giáo (ĐT). Vụ “thỉnh vong”, “giải oan gia trái chủ” chùa Ba Vàng: Không đúng tinh thần cứu khổ cứu nạn của Phật giáo (GĐ).

Gian lận thi cử

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang: Có bỏ lọt hành vi của vợ Chủ tịch tỉnh? Bài báo bàn về nhân vật có tên “bà Nga” là “người đầu tiên và cũng là người nhắn tin nhiều nhất” đến số điện thoại của bị cáo Triệu Thị Chính nhờ giúp đỡ. Cơ quan công tố tỉnh Hà Giang khẳng định, các tin nhắn giữa hai người này được cung cấp bởi VNPT và được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, thể hiện rõ là “nhờ nâng điểm chứ không phải xem điểm”, nhưng trong số những người bị triệu tập đến tòa lại không có “bà Nga”. 

Lý do nhân vật “bà Nga” không bị triệu tập: “Người phụ nữ tên Nga nhắn tin đến điện thoại của bị cáo Triệu Thị Chính là bà Nguyễn Thị Nga, chuyên viên Phòng Tài chính – Hành chính sự nghiệp Sở Tài chính Hà Giang. Bà Nga là vợ của ông Nguyễn Văn Sơn, đương kim Chủ tịch UBND tỉnh này”.

Trang Người Đưa Tin có đồ họa: Những phát ngôn gây sốc trong phiên xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang.

Mời đọc thêm: Cách nhờ ‘xem điểm’ của phụ huynh Sơn La (VNE). – Kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc xảy ra gian lận thi cử (VOV). – Cử tri mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, xử lý gian lận thi 2018 (TP). – Lý do vợ chủ tịch UBND tỉnh ‘lọt lưới’ vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang (DV). – Miệng nhà quan trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang (GDVN).

Tin giáo dục

Zing đưa tin: Lan truyền clip nữ sinh bị bạn đấm đá tới tấp ở Bình Dương. Bài báo bàn về clip được chia sẻ trên mạng xã hội, ghi lại cảnh hai nữ sinh túm tóc, đấm đá tới tấp một nữ sinh khác, “rất nhiều học sinh cả nam và nữ đứng xung quanh chứng kiến nhưng không ai can ngăn. Một vài em còn cổ vũ và quay clip”

Ngày 21/10, ông Lê Minh Vũ, Phó trưởng phòng GD&ĐT thị xã Bến Cát, Bình Dương cho biết, Ban giám hiệu trường THCS Lê Quý Đôn, ở phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát đang làm việc với các học sinh xuất hiện trong clip đánh nhau, lan truyền trên mạng xã hội để tìm hiểu, làm rõ vụ việc.

Báo Giáo Dục VN có bài: Nói như ông Huỳnh Minh Tâm thì ông chả liên quan gì đến số mệnh cả trăm nhà giáo. Đó là vụ ông Huỳnh Minh Tâm, Trưởng phòng giáo dục huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, có văn bản gửi UBND huyện để giải trình một số vấn đề báo chí phản ánh về thực hiện chế độ phụ cấp đối với nhà giáo vào ngày 8/10/2019, trong đó cho rằng, cơ quan này không có trách nhiệm gì về vụ một cô giáo bị bắt nghỉ hưu sớm. 

Bài báo nhận định, “mặc dù đã có gần 20 năm (2000-2019) trong cương vị Trưởng phòng giáo dục, nhưng nay ông Tâm thản nhiên phủi trắng trách nhiệm trong việc nhà giáo bị cắt chặn chế độ bằng một cách thật nhẹ nhàng và đầy tinh quái”.

Mời đọc thêm: Phát hoảng với clip nữ sinh bị bạn đấm đá tới tấp ở Bình Dương (PLTP). – Nữ sinh trường THCS ở Bình Dương bị đánh hội đồng: Bạn bè không dám can ngăn (TP). – Nữ sinh đánh nhau chỉ vì không ưa nhau màu sắc đôi giàyBình Dương: Xử lý nghiêm vụ nữ học sinh đánh nhau gây xôn xao (VOV).

Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội đề cập về giáo và đào tạo năm 2019 ra sao? (GDVN). – Tha hồ giật tít, câu view, hình ảnh thầy cô trở thành ‘đao phủ’ (TT). – Giật mình với học sinh tiếp sức cho Tấm trừng trị mẹ con CámMẹo giúp giáo viên không bị tinh giản biên chế (GDVN). – Hội EFTP và nhịp cầu nối tương lai cho học sinh nghèo Việt Nam (NV).

***

Biểu tình ở Hồng Kông: Biểu tình Hong Kong: Người biểu tình ném bom xăng vào cảnh sát (BBC). – Lãnh đạo Hồng Kông xin lỗi vì vụ xịt vòi rồng vào đền thờ Hồi giáo (RFI). – Truyền thông Trung Quốc: phương Tây biểu tình ầm ầm do học theo Hong Kong (TT). – Phong trào biểu tình trên thế giới qua ống kính phóng viên (BBC). Phải chăng Hồng Kông đang sống những ngày tự do cuối cùng? (RFI).

***

Chính trường Mỹ: Nghị sĩ Cộng hòa muốn về hưu sau khi ủng hộ luận tội Trump (VNE). – Cựu Thống Đốc CH Kasich: Hãy Luận Tội Trump (VB). – Đảng Dân chủ công bố tài liệu nêu bằng chứng buộc tội Tổng thống Trump (TTXVN). – Pelosi gởi ra Factsheet, tố cáo Trump “phản bội lời thề nhậm chức” (Cali Today). – Chánh văn phòng Nhà Trắng phạm sai lầm liên tiếp, khiến ông Trump khốn khổ (TP).

TT Trump ‘ngạc nhiên’ vì dư luận chống việc dùng khu nghỉ mát của ông để tổ chức họp G-7 (NV). – Trump: “Điều khoản Thù lao giả tạo” (Cali Today). – Tổng thống Trump viết sai tên Bộ trưởng Quốc phòng (TN). – Mỹ: Lộ diện ứng viên thế chỗ Bộ trưởng Năng lượng từ chức (VOA). – Bà Hillary đăng thư chế giễu ông Trump (VNN). – Đằng sau “thiện ý” của ông Trump đối với Trung Quốc (BNews). Bắt các nước ASEAN bỏ Trung Quốc sẽ ‘phản đòn’ với Mỹ (VOA).

***

Căng thẳng Trung Đông: Hệ lụy khôn lường sau quyết định gây sốc của ông Trump (VNN). – Chiến sự rối ren, Tổng thống Trump sẽ để quân Mỹ ở Syria? (VOV). – Ông Trump đắn đo hai lựa chọn rút hay để lại quân ở Syria (PLTP). – Mỹ rút quân ra khỏi phía bắc Syria – “Cờ” đang đến tay Nga (VOV). – Tổng thống Trump: Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có thể được kéo dài (VOV). – Quân chính phủ Syria bao vây quân Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria (PLTP). – 100 năm và 8 lần người Kurd bị nước Mỹ phản bội (Zing).

***

Thêm một số tin: Chuyện hy hữu: Thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo điều tra, 9 tháng sau công an mới nhận được (TT). – Đề nghị Chính phủ phê bình 11 tỉnh (PLTP). Và tự phê bình luôn chính phủ khi chính phủ khi Việt Nam định vay thêm gần nửa triệu tỷ đồng để bù bội chi, mặc dù Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới nhưng không chịu kiếm tiền, chỉ biết đi vay.

Vụ ‘trung tá công an đánh nhau với dân’: Kiểm điểm, điều chuyển công tác (TN). – Xét xử đường dây “Logo xe vua”: Hủy án, điều tra 80 cán bộ (NLĐ). – Vụ OceanBank chi lãi ngoài: Truy tố cựu trưởng Ban Kiểm soát (LĐ). – Giai đoạn 2 vụ án Hà Văn Thắm: Truy tố nguyên Trưởng ban Kiểm soát OceanBank (HNM). – Đồng Nai: Xây trái phép công trình 22.000m2 vì ‘không nắm được quy trình’ (MTG). – Phó chủ tịch HĐND Thủ Đức và người thân xây không phép (PLTP). – Phúc thẩm vụ án có bị cáo tự tử để lại thư kêu oan (PLTP). – Đưa thông tin sai sự thật, bệnh nhân phải bồi thường 13 triệu đồng (NLĐ).

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Người mất là anh rể của tay ủy viên bộ chính trị – trưởng ban tctu. Cuộc đấu phe phái trở về hình thức cổ xưa – giống trường hợp giáo sư Nguyễn Văn Bông thời VNCH

  2. Mời pa con và các vị nhân sĩ trí thức vào mà xem clip dân oan biểu tình. Hay nhiều quá r thành ra nhàm chán

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây