Bản tin ngày 24-5-2019

Tin Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/5/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về tàu TQ cào nghêu phá hoại môi trường ở Biển Đông, Zing đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế như được nêu trong công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, theo đó khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tôn trọng quy định của các quốc gia về bảo vệ sinh thái biển”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phản đối Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm ở Hoàng Sa, theo VietNamNet. Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin từ ngày 22 đến 26/4, Trung Quốc đã tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 7 trong khu vực, từ đảo Tam Á (Trung Quốc) tới đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói:

“Việc Trung Quốc tiếp tục tổ chức cuộc thi thuyền buồm cup Ty Nam tại khu vực Hoàng Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, trái với thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo vấn đề giải quyết trên biển giữa 2 nước”.

Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, báo Tiền Phong đưa tin. Ngày 23/5, các thượng nghị sĩ Mỹ của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cho biết, họ sẽ tái đề xuất một dự luật về cam kết của chính phủ nhằm trừng phạt các cá nhân Trung Quốc liên quan đến các hoạt động phi pháp và nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio cho biết: “Dự luật này nhắc lại cam kết của Mỹ về việc duy trì tự do và mở cửa tại khu vực này cho tất cả các quốc gia, đồng thời buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động bắt nạt và ép buộc các quốc gia khác trong khu vực”.

Ngay sau đó, Bắc Kinh phản đối dự luật của Mỹ trừng phạt quan chức TQ gây hấn Biển Đông, theo VOA. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng nói: “Dự luật này vi phạm các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế, và tất nhiên phía Trung Quốc kiên quyết phản đối”.

Ông Khảng cho rằng, chuyện xây dựng trên các bãi đá ngầm trong khu vực đang có tranh chấp “là hoàn toàn phù hợp trong phạm vi” của “chủ quyền” Trung Quốc: “Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ không tiến hành thảo luận dự luật này, tránh không gây ra sự gián đoạn mới trong quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ”.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung có trao đổi về biển Đông tại Đối thoại Shangri-La? Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 23/5, có người hỏi, lần đầu tiên sau 8 năm, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, Việt Nam liệu có bàn đến vấn đề quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc tại diễn đàn hay không.

Bà Thu Hằng trả lời nhưng lái sang chuyện khác, không dám trả lời vào trọng tâm câu hỏi: “Việc Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Mời đọc thêm: Đề nghị Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HNM). – Cuộc đua thuyền cúp Ty Nam đã xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam (TTXVN). – Việt Nam phản đối Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tại Hoàng Sa (VNF). – Việt Nam đề nghị Trung Quốc không tái diễn đua thuyền buồm ở Hoàng Sa (TT). – Bộ Ngoại giao lên tiếng việc Trung Quốc đua thuyền buồm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (TG&VN).

Quốc hội Mỹ xem xét luật trừng phạt Trung Quốc ‘hành xử nguy hiểm và trái pháp luật’ trên Biển Đông (MTG). – Thượng viện Mỹ thúc đẩy dự luật trừng phạt TQ trên Biển Đông (Zing). – Mỹ xem xét trừng phạt hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (VNE). – Không chỉ thương mại, Mỹ-Trung vẫn đối đầu gay gắt ở biển Đông (NLĐ). – Sau khi lại gần Scarborough tàu chiến Mỹ nay qua eo biển Đài Loan (BBC).

Ngô Xuân Lịch có ‘bàn chuyện Biển Đông’ với Ngụy Phượng Hòa? (NV). – Việt Nam nêu mục tiêu chính tại Đối thoại Shangri-La (VNE). – Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La sau 8 năm (PL Plus). – Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc sẽ phát biểu tại Đối thoại Shangri-la (RFA).

Các vụ “ăn” đất

Báo Một Thế Giới có bài: Sai phạm tại dự án BT đổi 70ha đất vàng lấy 3,51km đường ở Hà Nội. Kiểm toán Nhà nước báo cáo với Quốc hội, chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án BT, xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương, có tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng, gây thất thoát ngân sách lớn.

Dự án đã lựa chọn chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tasco thiếu năng lực tài chính; thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Kiểm toán Nhà nước còn lưu ý, việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật Đất đai.

Chuyện ở Đà Nẵng: Loạt sai phạm đất công sản, KTNN kiến nghị Thủ tướng xử lý, theo báo Dân Việt. Đối với hàng loạt sai phạm liên quan đến đất công ở TP Đà Nẵng, KTNN kiến nghị UBND TP Đà Nẵng thu hồi, nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 8,2 tỉ đồng, thu hồi số tiền hơn 6 tỷ đồng, đồng thời xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm phát hiện qua kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Đà Nẵng thanh tra làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan việc giao, chuyển đổi, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Đà Nẵng và Công ty Cổ phần lương thực Đà Nẵng không đúng quy định.

Báo Pháp Luật Plus đặt câu hỏi: UBND Thành phố Sơn La cấp sổ đỏ sai đối tượng, hơn một thập niên người dân đội đơn kêu cứu? Bài viết bàn về đơn của bà Đàm Thị Tươi, con gái liệt sĩ Đàm Văn Tặng, ở phường Quyết Tâm, TP Sơn La, phản ánh về việc UBND thị xã Sơn La (nay là UBND TP Sơn La) ngang nhiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai đối tượng cho bà Nguyễn Thị Thu và 4 người con của bà Thu, như cấp đè lên phần diện tích mà gia đình bà Tươi đang quản lý và sử dụng hợp pháp.

Mời đọc thêm: Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi bị kiến nghị kiểm điểm (GT). – Nêu loạt vấn đề đất đai, kiểm toán kiến nghị Bình Định ‘rút kinh nghiệm’Vụ 2 lô đất của vợ nguyên Bí thư Quảng Nam: Không sổ đỏ, vẫn bán trót lọt? (DV). – Điểm mặt loạt sai phạm lớn của chủ đầu tư “khu đô thị bánh vẽ” Quảng Nam (GT). – Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất đai (BVPL). – Hà Nội: Đoạn đường 720 mét, ‘cõng’ 20 tòa chúng cư chứa 6,000 căn hộ (NV).

Cán bộ dùng bằng giả

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vừa phát hiện 4 cán bộ xã ở Hà Tĩnh dùng bằng giả, bằng của người khác, báo Giao Thông đưa tin. Nhóm cán bộ này gồm, bà Chu Thị Hiền, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Cẩm Dương, ông Phan Ngọc Dượng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, hai người này đều dùng bằng tốt nghiệp THPT giả, nhằm kê khai lý lịch, lập hồ sơ để được đi học lớp Trung cấp Lý luận Chính trị.

Còn ông Đặng Trọng Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người thân, sửa thành của mình để được đi học Cử nhân Luật, ông Chu Trọng Hòa, Trưởng Công an xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người thân, sửa thành của mình nhằm kê khai lý lịch, lập hồ sơ để được đi học lớp Trung cấp lý luận Chính trị.

Mời đọc thêm: Hà Tĩnh: Phát hiện 4 cán bộ xã không có bằng tốt nghiệp THPT (DS). – Hà Tĩnh: Phát hiện 4 cán bộ trong một xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả (KTĐT). – Hà Tĩnh: Một xã có 4 cán bộ dùng bằng giả để đi học và làm lãnh đạo (ĐSVN).

Tài xế vs BOT

Tài xế phản ứng quyết liệt, BOT T2 Cần Thơ liên tục xả trạm, VietNamNet đưa tin. Chiều 23/5/2019, nhiều tài xế đồng loạt đậu ô tô tại trạm BOT T2 trên quốc lộ 91, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, ở cả hai hướng từ Cần Thơ về An Giang và ngược lại để phản ứng việc thu phí bất hợp lý. Các tài xế phản đối quyết liệt, nhiều người chỉ chấp nhận trả phí 2000 đồng, nên đã có lúc BOT này phải xả trạm.

Các tài xế không đồng ý mua vé qua BOT T2 Cần Thơ vì cho rằng trạm đặt sai vị trí. Nguồn: VNN

Một trong các lý do để tài xế phản đối Trạm BOT T2: Lái xe bức xúc vì phải trả phí toàn tuyến cho đoạn 200m, theo Thông Tấn Xã VN. Ông Lê Thành Mẫn, Phó TGĐ Công ty Nguyễn Huệ cho rằng, cầu Vàm Cống thông xe giúp giao thông thuận tiện, nhưng các doanh nghiệp vận tải và tài xế đi tuyến Long Xuyên-Kiên Giang hoặc đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại rất bất bình trước chuyện phải trả tiền phí qua trạm BOT T2, trong khi chỉ sử dụng vài trăm mét đường của dự án.

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết: “Trạm BOT T2 nằm trên địa bàn phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ; là dự án cải tạo, nâng cấp QL91… Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh An Giang đã có đến 15 lần gửi kiến nghị v/v vị trí đặt BOT T2 không hợp lý. Cho rằng, chỉ sử dụng có vài trăm mét QL 91 – đoạn nâng cấp, nhưng phải đóng phí toàn tuyến!”

Cuộc họp giải quyết vướng mắc BOT T2: Họp nội bộ, PV không được dự, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Tổng Cục Đường bộ VN vừa có cuộc họp với Sở GTVT TP Cần Thơ, tỉnh An Giang và Đồng Tháp về trạm thu phí BOT T2. Nhiều PV các báo “lề đảng” đã tập trung ở UBND quận Thốt Nốt để tham dự, nhưng lại được thông báo “đây là cuộc họp nội bộ, báo chí không được tham dự”.

Báo Lao Động bàn về kết quả TC Đường bộ họp về Trạm BOT T2: Di dời trạm T2 không khả thi, tốn kém? Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang, cho biết, cuộc họp đặt vấn đề về việc di dời Trạm T2, nhưng các thành phần dự họp đều cho rằng phương án này không khả thi, tốn kém, vì còn quá nhiều giải pháp khác, nhưng ông Trí không nói rõ đó là giải pháp nào.

Các lãnh đạo, quan chức ngành GTVT khi bày ra mấy trạm BOT không hề nghĩ đến sự bất tiện, tốn kém mà người dân phải chịu đựng, bây giờ đến lúc dân phản ứng thì các quan chức chỉ nghĩ đến sự bất tiện, tốn kém của họ.

Mời đọc thêm: Cầu Vàm Cống khánh thành, bất cập ở Trạm thu phí T2 ‘nóng’ trở lại (TN). – Trạm BOT T2 liên tục bị ùn ứ do tài xế dừng xe không chịu mua vé (Bnews). – Tài xế trả 2.000 đồng, BOT T2 xả trạmAn Giang đề xuất thu theo mét đường qua trạm BOT T2 (PLTP). – Đề xuất nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc Trạm thu phí BOT T2 (GT). – Không nhất trí dời trạm BOT T2 gần cầu Vàm Cống (ĐSVN). – Dời trạm thu phí T2 sát cầu Vàm Cống là không khả thi! (TBKTSG).

Gian lận điểm thi

Infonet có bài: 26 đảng viên bị xem xét kiểm điểm vì liên quan đến gian lận thi cử tại Hòa Bình. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Quyết định số 1155 về chuyện xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý để xảy ra vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 ở tỉnh này.

Theo quyết định nói trên, có 26 người là đảng viên liên quan đến tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 trong diện kiểm tra. Tuy nhiên, thông tin về danh tính của 26 đảng viên vi phạm này vẫn chưa xuất hiện trên các báo “lề đảng”.

Mời đọc thêm: Hòa Bình: Thành lập đoàn kiểm tra xử lý sai phạm đối với đảng viên liên quan đến kỳ thi THPT năm 2018 (VH). – Gian lận thi cử ở Hòa Bình: 26 cán bộ, công chức vào ‘tầm ngắm’ (TP). – Hòa Bình kiểm điểm 26 đảng viên liên quan gian lận thi cử (TN). – Sửa điểm thi là việc tày trời, phụ huynh đừng nói không biết (GDVN). – Tiết lộ lý do chưa công bố danh sách thí sinh liên quan đến gian lận điểm thi THPT quốc gia (ĐS&PL).

Tin giáo dục

Vụ 42/43 học sinh đạt loại giỏi: Sở GD-ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu làm rõ, VOV đưa tin. Bà Trần Thị Ngọc Châu, PGĐ Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, sở này sẽ chỉ đạo Phòng GD&ĐT TP Vũng Tàu làm việc với hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình về thông tin 42/43 học sinh đạt loại giỏi được đăng tải trên mạng xã hội để giải thích cho dư luận hiểu rõ về thành tích học tập tại lớp học này.

Trước đó, một phụ huynh ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đăng tải thông tin về thành tích học tập của lớp học nói trên. Trong số 42 học sinh đạt loại giỏi, có cháu ruột của người này. Vị phụ huynh này hoài nghi thành tích của chính cháu ruột mình.

Báo Người Đưa Tin dẫn câu hỏi của ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: Vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu khi mỗi địa phương xử lý giáo viên vi phạm một kiểu? Bà Lan nói: “Đúng là việc xử lý giáo viên dùng bạo lực với học sinh không có sự công bằng giữa các địa phương. Vì thế, đòi hỏi vai trò chỉ đạo và điều phối của bộ GD&ĐT chứ không để mỗi địa phương tự quyết. Cần có một barem cho rõ ràng. Hành vi bạo lực với học sinh như thế nào là không chấp nhận được”.

Báo Giáo Dục VN đưa tin: Cảnh cáo Trưởng phòng Giáo dục huyện Châu Thành, Hậu Giang. Đại diện lãnh đạo huyện ủy Châu Thành vừa xác nhận, UBKT huyện kỷ luật cảnh cáo bà Trần Thị Thùy Linh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện. Bà Linh đã để xảy ra các sai phạm trong việc mở lớp thăng hạng cho giáo viên khi không có sự cho phép của Sở GD&ĐT tỉnh, chỉ đạo cho cấp dưới thảo luận với các cơ sở mua bán văn phòng phẩm trên địa bàn, kê khống 840 gram giấy A4.

Mời đọc thêm: Kỷ luật học sinh: ‘Không còn là thời của cái thước’ (Tin Tức). – Toàn cảnh sự việc cô giáo đánh tới tấp vào đầu nhiều học sinh lớp 2 ở Hải Phòng (VTC). – Vụ cô giáo tát liên tiếp học sinh ở Hải Phòng: Hiệu trưởng nhận kỷ luật khiển trách (ĐS&PL). – Thầy giáo cho học sinh diễn ‘cảnh nóng’ tiếp tục loay hoay vụ kiện (TN). – Hậu Giang: Kê khống giấy thi, Trưởng phòng Giáo dục bị kỷ luật cảnh cáo (ĐTCK).

Cả lớp 42/43 học sinh giỏi, Sở yêu cầu giải trình (VNN). – Cha mẹ có muốn con nhận nhiều giấy khen, điểm cao rồi ra đời thất bạiGiáo viên phát giấy khen hàng loạt và nỗi lo nhân tài ‘ảo’ (Zing). – Dừng mọi hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Viet Times).

***

Thêm một số tin: Trước Bùi Quang Huy, những kẻ bỏ trốn có kết cục thế nào? (GT). – Thu hồi 8.530 tỷ đồng từ vụ MobiFone-AVG, cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn (DV). – Vinapaco: ‘Mắc kẹt’ với Nhà máy Bột giấy Phương Nam, ‘chật vật’ với Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam (VNF). – Oan sai 40 năm ở Tây Ninh: Chậm trễ giải quyết bồi thườngGiành giật đồ khi siêu thị Auchan xả hàng: Bức xúc và xấu hổ (TN). – CĐM phẫn nộ với thói quen vô tư ăn thử đồ siêu thị của người Việt (KT). – Nước sông Sài Gòn chứa nhiều hạt vi nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe (Zing).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây