Bản tin ngày 28-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: Tàu sân bay tự chế mới của Trung Quốc “trúng đòn” Mỹ.  Ngày 27/11, báo South China Morning Post dẫn tin từ quân đội Trung Quốc, tiết lộ “tiến độ đóng tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc đang bị chậm lại vì căng thẳng với Mỹ và cải tổ quân đội đã khiến ngân sách bị ảnh hưởng”.

Hải quân Trung Quốc thừa nhận: “Cho tới nay Trung Quốc vẫn thất bại trong việc phát triển một chiến đấu cơ trên sân bay tân tiến và mạnh mẽ hơn để phù hợp với tàu sân bay Type 002”. Trung Quốc nuôi tham vọng triển khai ít nhất 4 tàu sân bay vào năm 2030, nhưng tham vọng này đang bị chững lại.

Báo Người Lao Động bàn về ASEAN và bài toán Ấn Độ – Thái Bình Dương. Theo đó, các nước ASEAN vẫn đang đắn đo giữa lựa chọn đứng về liên minh Mỹ – Nhật – Ấn – Úc trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, hoặc lựa chọn nghiêng về phía Trung Quốc. “Một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương theo ‘hòa bình kiểu Mỹ’ hoặc ‘hòa bình kiểu Trung Quốc’ đều không bền vững và sẽ đối mặt sự phản đối”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc sẽ xây căn cứ trí tuệ nhân tạo dưới đáy Biển Đông (VOA). –  Căn cứ trí tuệ nhân tạo dưới Biển Đông: Nước cờ đầy toan tính lãnh thổ của Trung Quốc (Sputnik). – Canada tăng “tuần tra hiện diện” ở Biển Đông (DT). – Philippines dùng ‘chiến thuật bầy đàn’ đối phó mục tiêu lớn trên biển (VNE).

“Củi” Tất Thành Cang

Trong buổi tiếp xúc cử tri chiều 27/11, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân thông báo, Bộ Chính trị quyết định mức kỷ luật ông Tất Thành Cang trong tháng 12, theo VnExpress. Trước đó, cử tri TP HCM đã nhiều lần hối thúc và đặt câu hỏi tại sao người có sai phạm nặng nề như ông Tất Thành Cang vẫn chưa bị xử lý.

Phát biểu của ông Nhân góp phần xác nhận rằng, vụ Thủ Thiêm nói riêng và chuyện “đốt lò” ở miền Nam nói chung đang có dấu hiệu chững lại. Trước đó, dù đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật thích đáng, ông Tất Thành Cang vẫn có thể cùng một số lãnh đạo TP HCM triệu tập một phiên họp bất thường chiều 26/11. Phiên họp đó đã quyết định “thay máu” một loạt nhân sự, đồng thời bầu Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.

Báo VnExpress có clip: Cử tri TP HCM băn khoăn về quan lộ của ông Tất Thành Cang

Báo Xây Dựng có bài: Phải thay ngay những “mắt xích” hỏng! Bài viết lưu ý: Qua hơn nửa nhiệm kỳ của Đại hội XII, trong 59 cán bộ cấp Trung ương quản lý, có 13 Ủy viên Trung ương, cựu Ủy viên Trung ương và một Ủy viên Bộ Chính trị phải “vào lò”. Nhiều người “buộc phải loại ra khỏi bộ máy, chịu xử lý của pháp luật. Có thể thấy chưa có nhiệm kỳ nào cán bộ bị xử nhiều như vừa qua”.

Đó là dấu hiệu cho thấy toàn bộ hệ thống CSVN đã xuống tới gần giới hạn cuối cùng, cho nên mạnh ai nấy phá, vơ vét về cho cá nhân mình được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cả hệ thống tới lúc hỏng thì có bỏ được một mắt xích hỏng cũng không thể sửa chữa được cái máy này.

Nhà báo Mặc Lâm có bài: Mày cần đất hay cần mạng?’ Bài viết dẫn câu hỏi của cô Nguyễn Thị Thùy Dương, tố cáo tội ác của lực lượng cưỡng chế trong loạt sai phạm liên quan đến dự án Thủ Thiêm: “Chính lực lượng công an nhân dân đã kề súng vào đầu con trai của cô đó và nói rằng ‘mày cần đất hay cần mạng?’ vậy công an nhân dân để làm gì, bảo vệ cái gì?”

Mời đọc thêm: Tháng 12, Bộ Chính trị quyết định mức kỷ luật ông Tất Thành Cang (VNN). – Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói về việc ông Tất Thành Cang bị kỷ luật (DT). – Bí thư Đà Nẵng: Ông Tất Thành Cang đang phải dự các cuộc họp xét kỷ luật (VTC). – Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Chống tham nhũng là “không có vùng cấm“ (VOV). – Bí thư Đà Nẵng nói về vụ án Vũ ‘nhôm’, xử lý ông Tất Thành Cang (TP).

Vụ án Vũ “nhôm” và DongA Bank

Báo Dân Trí có clip: Toàn cảnh ngày đầu tiên xử đại án DongaBank và Vũ “nhôm”

Cựu thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, tiếp tục bị xét xử vì liên quan đến sai phạm tại ngân hàng Đông Á. Đáng chú ý, Vũ “nhôm” khai có 2 quốc tịch, 3 tên, theo báo Người Lao Động. Trong phần thủ tục trước phiên xử, Vũ ‘nhôm’ khai nhận có 2 quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Antigua and Barbuda. Ngoài cái tên Phan Văn Anh Vũ, anh ta còn có hai tên khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ.

Vũ “nhôm” bị xét xử tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, do hành vi thông đồng với ông Trần Phương Bình, cựu giám đốc ngân hàng Đông Á chiếm đoạt 203 tỷ đồng của ngân hàng này. Vũ “nhôm” từng là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, nắm giữ gần 13% cổ phần tại ngân hàng Đông Á.

Xét về quá khứ của cựu thượng tá công an, khi 21 tuổi, Vũ “nhôm” từng bị khởi tố về tội “Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có”, theo báo Tri Thức Trẻ. Năm 1997, khi mới 21 tuổi, Phan Văn Anh Vũ từng bị khởi tố vì tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. “Vụ án này được Công an TP Đà Nẵng khởi tố. Tuy nhiên, VKSND TP Đà Nẵng sau đó không truy tố Vũ ra tòa vì cho rằng ông này phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo”.

Một người có tiền án nhưng vẫn dễ dàng có được tấm thẻ ngành công an với chức “thượng tá”, thêm bằng chứng đạo đức của ngành công an Việt Nam xuống dốc không phanh. Còn Vũ “nhôm”, với chức quyền và các thế lực chống lưng, đã tung hoành khắp nơi, cùng quan chức ăn chia hàng ngàn tỷ đồng tiền của nhân dân.

Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” được dẫn giải đến tòa. Ảnh: DT

Liên quan đến ngân hàng Đông Á, một cựu trung tá công an tất toán khống 1.900 lượng vàng, theo báo Tiền Phong. Ông Nguyễn Hồng Ánh, cựu cán bộ công an TPHCM đã cấu kết với ông Trần Phương Bình tất toán khống 1.900 lượng vàng, gây thiệt hại cho ngân hàng này trên 53 tỷ đồng. Ông Ánh bị đề nghị xử lý nghiêm do không hợp tác làm việc, chối tội, không khai báo.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Vũ ‘nhôm’: Vụ án này làm oan bị cáo quá. Cuối phiên xử chiều 27/11,  đại diện VKSND TP HCM “đã đọc gần xong cáo trạng dài 80 trang”. Dự kiến, trong phiên xử ngày 28/11, tòa sẽ cách ly ông Vũ “nhôm” trong phần xét hỏi. Trước đó, Vũ “nhôm” đã than: “Vụ án này làm oan bị cáo quá”, khi bị thẩm tra lý lịch.

BBC dẫn lời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa: ‘Quyết tâm rất lớn’ để xử Vũ ‘nhôm’. Ông Nghĩa cho biết, phiên xử sai phạm ở DongA Bank đang diễn ra chỉ là vụ xử thứ hai trong loạt ba vụ xử mà phe “đốt lò” dự kiến dành cho Vũ “nhôm” và các đồng phạm: “Còn vụ thứ ba là lạm dụng chức vụ quyền hạn, vụ này có liên quan trực tiếp Đà Nẵng”. Ông Nghĩa nói thêm: “Với quyết tâm của Đảng, chính phủ, các vụ án như Vũ nhôm sẽ được xử đến nơi đến chốn. Tới đây, không xa lắm, cử tri sẽ thấy các bước tiếp theo”.

Mời đọc thêm: An ninh thắt chặt tại phiên xử Vũ ‘nhôm’ ở TP.HCM (Zing). – Xét xử Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình trong đại án DongA Bank (TN). – Vũ “nhôm” cười tươi tại phiên tòa liên quan đến Ngân hàng Đông Á (LĐ).Vũ nhôm: kẻ thâu tóm đất công, lũng đoạn ngân hàng (Zing).  – Dự kiến công bố kết quả thanh tra các dự án đất đai ở Đà Nẵng (RFA). 

Bí thư Đà Nẵng nói về vụ án Vũ ‘nhôm’, xử lý ông Tất Thành Cang (TP). Bí thư Đà Nẵng: Vũ ‘nhôm’ phải ra tòa ít nhất trong 3 vụ án (PLTP). – Bí thư Đà Nẵng: Vụ Vũ “nhôm” rất phức tạp! (DT). – Bí thư Đà Nẵng: Đang thu hồi tài sản của Vũ ‘nhôm’ do phạm tội mà có (Zing). – Vũ ‘nhôm’ nộp 13 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của CQĐT (TP). – Bí thư Đà Nẵng: “Vũ “nhôm” sẽ được xử đến nơi đến chốn, ông Cang đang phải dự các cuộc họp kỷ luật” (Tin Mới).

– Bí thư Trương Quang Nghĩa: Vũ ‘nhôm’ liên quan Bộ Công an nhưng làm đến nơi đến chốn (Sputnik). – Tình tiết bất ngờ về nhân thân của Vũ ‘nhôm’ (24h). – Phan Văn Anh Vũ khai có thêm quốc tịch nước ngoài (VOV). – Tòa bác tài liệu quốc tịch Antigua and Barbuda của Vũ Nhôm (VNE). – Vũ ‘nhôm’ bị bác chứng cứ mới có tiếng nước ngoài (Zing).

Mobifone mua AVG: Kỷ luật Bùi Quang Vinh

Bước tiếp theo của Ban Bí thư Trung ương đảng CSVN đối với đại án MobiFone-AVG: Khiển trách ông Bùi Quang Vinh, theo BBC. Ngày 27/11/2018, Ban Bí thư “quyết định thi hành kỷ luật ông Bùi Quang Vinh bằng hình thức khiển trách sau một phiên họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật ông Vinh và một số quan chức khác thuộc Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Dư luận đồn đoán đây là bước tiến nữa của ngài Tổng – Chủ để đến gần hơn cửa nhà “đồng chí X”. Ông Bùi Quang Vinh, cựu bộ trưởng Bộ KH-ĐT, “được mô tả là chịu trách nhiệm ký một công văn của bộ này đề nghị Thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Mobifone mua AVG”. Nhưng cũng có thông tin cho rằng, “đồng chí X” đã nộp tiền vào kho bạc, để không bị biến thành “củi”.

Mời đọc thêm: Cựu bộ trưởng đầu tư bị ‘khiển trách’ vì vụ Mobifone-AVG (VOA). – Khiển trách nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (RFA). Vụ Mobifone mua AVG: Khiển trách cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (PLTP). Nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách (VOV). – Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Quang Vinh (TTXVN).

Xử “đường dây” hỗ trợ Trịnh Xuân Thanh

VOA đưa tin: Một tổng GĐ dầu khí bị bắt do dính líu đến vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Theo đó, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an Việt Nam bắt giữ ông Đường Hùng Cường, lãnh đạo một công ty dầu khí ở Nghệ An do “liên quan đến đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài”. Đáng lưu ý, vụ bắt giữ diễn ra ngày 21/11/2018 nhưng đến ngày 27/11 mới có một số báo “lề đảng” hé lộ tin, nhưng chỉ trong thời gian ngắn thì gỡ bài.

VOA cho biết, đã “cố liên lạc với Cục Cảnh sát Hình sự để xác nhận tin này song họ không phản hồi”. Tuy nhiên, một nguồn khả tín ẩn danh từ báo chí ở Việt Nam khẳng định với VOA rằng, việc bắt giữ “chắc chắn đã diễn ra”, và nhận định rằng có thể báo Tuổi Trẻ phải rút lại tin vì “đường dây liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh nó lớn thế nào đó”.

Mời đọc thêm: Tổng Giám đốc dầu khí Nghệ An giúp đưa Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài bị bắt (RFA). – Vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát: Vừa mở màn chiến dịch hồi tố! (VOA).

Tin nhân quyền

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết: Cưỡng chế công khai nhưng cấm quay phim chụp hình. Sáng 27/11, “đoàn cưỡng chế quận Bình Tân đã thực hiện xong việc tháo dỡ khu nhà của bà Phạm Thị Nha. Trong hôm qua, Công an quận viết 2 giấy triệu tập yêu cầu bà 8h sáng nay lên quận vì chống người thi hành công vụ”.

Ông Danh lưu ý: “Thực ra cưỡng chế (nếu đúng pháp luật) rất cần báo chí quay phim chụp hình để cảnh báo người dân. Tuy nhiên, hôm nay không một ai có thể tiếp cận hiện trường. Tôi đếm một đoạn ngắn có 6 chốt bảo vệ với rất nhiều áo xanh áo vàng và khẩu trang xanh”.

Một tấm ảnh chụp buổi cưỡng chế được gửi lén ra. Nguồn: FB Trương Châu Hữu Danh

Mời đọc thêm: Có hay không việc 13 lãnh đạo báo Thanh Niên bị thôi chức vì không phải đảng viên Cộng sản? (RFA).

Cường hào, ác bá đỏ

Báo Tiền Phong đưa tin: Lạm quyền bán đất, cán bộ xã lĩnh án tù. Các bị cáo là cựu cán bộ xã đã bán 118 lô đất, diện tích hơn 69.000m2 (bao gồm đất nông nghiệp và đất xây dựng cơ sở giáo dục, thu tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Số tiền thu được các bị cáo trả nợ của chính quyền và chi trả tiền xây dựng cơ sở hạ tầng. Cựu bí thư và cựu chủ tịch xã bị tuyên mỗi người 2 năm tù, tội “Lạm quyền trong thi hành công vụ”.

Báo Đại Đoàn Kết đưa tin: Y án 5 năm tù đối với cựu Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Nguyên. Phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dương Quang Hợp, cựu Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Nguyên về tội “Ra quyết định trái pháp luật”, y án 5 năm tù giam. Bị cáo Hợp đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục, ký 10 quyết định hủy bỏ lệnh kê biên tài sản và trả vật chứng giá trị 11,6 tỷ đồng cho bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 183 tỷ đồng.

Mời đọc thêm:  Kỷ luật 3 cán bộ vụ làm CMND siêu nhanh: Tin mới (ĐV). – Dùng công nghệ kiểm soát tài sản cán bộ: Vẫn lo (ĐV). – Hà Nội chỉ có 1 người kê khai tài sản không trung thực (TT). – Trung tâm đào tạo lái xe “biến ảo” giấy khám sức khoẻ cho học viên (CL&XH). – Môi trường kinh doanh hay chính quyền hành doanh nghiệp? (DNVN). – ‘Lùm xùm’ bổ nhiệm cán bộ, Tổng cục Đường bộ nhận thiếu sót (DV). – Kỷ luật cán bộ gây tiêu cực thi tuyển giáo viên ở Quảng Ngãi chưa công bằng (GDVN).

Quỹ BHXH: liệu sẽ còn cho bao nhiêu cho sổ hưu?

Báo Nhịp Cầu Đầu Tư có bài: Quỹ Bảo hiểm xã hội: Áp lực ngày càng lớn. Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy mô khoảng 27 tỷ USD, chiếm gần 13% GDP. Tuy quy mô không nhỏ, nhưng quỹ BHXH đang được quản lý bởi chính quyền tham nhũng “không từ một thứ gì”. Các lãnh đạo tuyên bố chuyện đầu tư của BHXH vẫn “tuyệt đối an toàn” và họ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu chính phủ.

Nghe có vẻ an toàn, nhưng Chính phủ CSVN đang đưa tình hình kinh tế đất nước đi vào thảm họa, Quỹ BHXH khó thoát khỏi tương lai ảm đạm. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cảnh báo, Việt Nam cần cải cách thận trọng, nhất là hệ thống hưu trí.

Báo Người Việt có bài: Người lao động còn lại gì từ Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Bài viết đưa ra dẫn chứng về những dấu hiệu bất ổn của quỹ BHXH trong vụ sai phạm của công ty Cho Thuê Tài Chính II (ALC II), thuộc Agribank. Đến nay, tình hình thu chi của BHXH Việt Nam vẫn là ẩn số, không hề có báo cáo tài chính hàng năm. Có đến gần 85% số tiền cho vay của quỹ BHXH được dùng để cho chính phủ vay bằng hình thức trái phiếu. 

Mời đọc thêm: Ngành BHXH rốt ráo hoàn thành nhiệm vụ cuối năm (GT). – Còn nhiều điểm yếu trong thu ngân sách nhà nước (VnEconomy).

Nền giáo dục không chấp nhận phản biện

Vụ cô phạt học sinh 231 cái tát: Hãy dạy trẻ phản biện, theo báo Tuổi Trẻ. Có 30 học sinh lớp 6 tại TPHCM được khảo sát, trong đó có 16 em cho biết, nếu gặp tình huống bị cô tát sẽ không biết phải làm sao. Nếu bị buộc phải tát bạn 10 cái, thì có đến 50% học sinh được hỏi, trả lời rằng sẽ “làm theo lệnh cô giáo”. Kết quả thật đáng buồn, dù học tới lớp 6, những đứa trẻ vẫn chưa biết được quyền lợi tối thiểu của mình.

Nền giáo dục cộng sản không cho phép dạy học sinh được phép phát triển tư duy phân tích, phản biện. ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh cho rằng, “nguyên nhân sâu xa của sự việc 231 cái tát là tất cả học sinh không dám phản ứng chính là hậu quả của thói quen giáo dục một chiều”.

Báo VietNamNet có bài: Cái tát và triết lý giáo dục. Bài viết nhận định, “xứng đáng ban bố trình trạng khẩn cấp cho tình trạng giáo dục Việt Nam hiện nay”. Theo đó, hiện tượng bạo hành trong nhà trường chỉ là “hệ quả của các biện pháp giáo dục đang thi hành trong nhà trường, mà không ít trong số đó đi ngược với tinh thần giáo dục nhân văn, hướng thượng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần ngọn”.

Báo Người Việt có bài: Trọn vẹn bức tranh giáo dục của Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam đang được phơi bày. Nền giáo dục mà chủ nghĩa thành tích chi phối, áp lực biến cô giáo và học sinh trở thành những con người không nên hình, nên dạng. “Chuyên chế và độc tài nhiễm vào giáo dục với vô vàn biểu hiện và quan hệ. Trong quan hệ thầy trò, nó hiện ra thành lối giáo dục áp đặt, áp chế. Cô bảo trò phải nghe. Nhất nhất. Cấm cãi”. Nền giáo dục như trại nhục hình tập trung, thậm chí là bức tranh thu nhỏ của chính xã hội CS nơi người ta tố giác, hãm hại lẫn nhau.

Mời đọc thêm:  Vụ cô giáo tát học sinh 231 cái: Sao không kỷ luật cả hiệu trưởng? (NLĐ). – Bắt trẻ tát bạn 231 cái và chuyện không tôn trọng nhân phẩm học trò (Zing). – ‘Cô giáo bắt học sinh tát bạn phơi bày bệnh thành tích trong giáo dục’ (Zing). – Tát bạn, các em cũng là những nạn nhân (TT&VH). – ‘Cái tát’ vào bệnh thành tích: Không ‘tung hô’ những thứ không có thật (TN). – Sự sợ hãi (VNE). – Từ 231 cái tát nhớ về một cú đạp — Những cái tát (VOA).  

Ô nhiễm môi trường

Báo Một Thế Giới có bài: Việt Nam nằm trong các quốc gia có chất lượng không khí kém. Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Việt Nam nằm trong các quốc gia có chất lượng không khí kém trên thế giới, trong đó ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm”. Chỉ riêng, Hà Nội, theo thống kê năm 2018, dân số khoảng 8 triệu người, 6 triệu xe gắn máy, 600 ngàn ôtô, với mặt trái của tiến trình đô thị hóa nhanh, “cùng với việc tiêu thụ 40 triệu Kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu mỗi ngày… đã gây ra nguồn phát thải khí nhà kính”.

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Việt Nam muốn thành rồng nhưng sẽ ra sao nếu toàn bụi điện than?  Trong tình hình quan chức CSVN tiếp tục nhập khẩu “công nghệ” điện than từ “bạn vàng”, ông Bruno Angelet, đại sứ liên minh châu Âu tại Việt Nam, phản bác: “Quan niệm giá than rẻ là không đúng. Ở nhiều quốc gia quan điểm đó không được chấp nhận, bởi nếu tính chi phí bên ngoài như xây dựng hạ tầng vận chuyển, trợ cấp xây dựng nhà máy điện, chi phí tổn hại sức khỏe… thì hơn nhiều”.

Mời đọc thêm: Kiên quyết xử lý các nguồn xả thải vào sông Đáy (LĐTĐ). – Bí thư Hà Nội: Giải quyết ô nhiễm sông Đáy là vấn đề rất lớn nhưng phải làm (ANTĐ). – Ô nhiễm môi trường, một thách thức phát triển Thủ đô (ĐCSVN). – Xưởng luyện chì ở Bản Tặc gây ô nhiễm môi trường (ND). – Bà Rịa, Vũng Tàu: Xử phạt Công ty Tôn Hoa Sen gây ô nhiễm môi trường (PL Net). – Ông Hoàng Trung Hải: Các huyện phải quản lý chặt rừng phòng hộ (VOV). – Năm 2050, đại dương sẽ nhiều rác hơn sinh vật biển (Kênh 14). – Sau mưa bão, nhiều dịch bệnh nguy hiểm rình rập cộng đồng (DT).

***

Thêm một số tin: Bị Đại sứ Nhật cảnh báo vì nợ, VN nói ‘Tiền có sẵn, chỉ đợi QH duyệt’ — Cây cầu ở Sài Gòn hơn 100 tuổi sắp bị tháo bỏ (VOA). – QH VN: Các ấn tượng và vấn đề tài sản cán bộ ‘không rõ nguồn gốc’ (BBC).Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay? (VNN). – Đà Nẵng: Điều tra 38 người Trung Quốc thuê cả khách sạn, 55 máy tính làm việc (VTV).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây