Bát nháo thị trường thuốc đông y (Kỳ 1): Truyền thông “bẩn” tiếp tay cho “thần y” dỏm

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Thời kỳ bùng nổ Internet, không khó để bắt gặp đâu đó những bài viết toàn lời hoa mỹ về các thầy thuốc y học cổ truyền với năng lực siêu phàm.

Những thầy lang này, theo mô-típ chung, đều là “lương y”, đều có những bài thuốc hoặc bí kíp gia truyền qua nhiều thế hệ, có thể thổi bay hầu hết các chứng bệnh, kể cả bệnh nan y mà khoa học hiện đại đã bó tay. Truyền thông bẩn đang tiếp tay cho thần y dỏm tạo thành thị trường thuốc đông y bát nháo.

Kỳ 1: Đột nhập vào hang ổ “rác thuốc”

Nhiều người còn tin rằng: Đông y lành tính vì toàn là thực vật, giá thành lại thấp hơn so với thuốc Tây nên cứ mua uống thử; khỏi thì tốt, không khỏi cũng chẳng sao, “không bổ ngang cũng bổ dọc”… Thực tế thì ra sao? Phóng viên Báo Lao Động đã sang tận Trung Quốc - nơi được cho là đầu mối của các loại dược liệu trên thị trường hiện nay để làm rõ vấn đề.

Một tuyến phố bán Đông dược nổi tiếng tại Hà Nội.
Một tuyến phố bán Đông dược nổi tiếng tại Hà Nội.

Từ thị trường tại Hà Nội

Theo khảo sát của nhóm PV Báo Lao Động, tại các tuyến phố bán Đông dược nổi tiếng như Thuốc Bắc, Lãn Ông hay xa hơn là khu chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), có thể dễ dàng ghi nhận tình trạng nhộm nhoạm trong lĩnh vực này. Tại đây, nhiều cửa hàng chỉ rộng khoảng chục mét vuông nhưng dược liệu chất cao như núi, cái gì cũng có. Từ cam thảo, ý dĩ, đẳng sơn... cho tới các loại sâm, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo... Thậm chí, có nhiều loại rễ cây, cỏ được bày tràn cả ra vỉa hè ngay cạnh cống thoát nước, trong đó có loại đã ngả màu nấm mốc. Không chỉ vậy, giá cả của những loại dược liệu tại đây cũng chẳng khác gì “ma trận”.

Một cây nấm linh chi đã bị chiết xuất hết tinh chất giá bán là 30.000 đồng cho mỗi kg.
Một cây nấm linh chi đã bị chiết xuất hết tinh chất giá bán là 30.000 đồng cho mỗi kg.

Theo đó, có những loại sâm hay nấm có giá thành lên tới hàng chục triệu đồng/kg nhưng cũng có không ít loại bán với giá rẻ chỉ vài chục nghìn đồng/kg. Nhiều chủ hàng khẳng định: “Muốn mua gốc, bán ngọn, muốn mua được Đông dược giá rẻ thì chỉ có thể sang Trung Quốc”. Đáng lo ngại hơn cả, phần lớn các loại dược liệu hay thuốc thành phẩm được bày bán tại các khu vực trên đều rất khó xác định nguồn gốc hoặc chất lượng. Nếu có cũng chỉ toàn chữ Trung Quốc nên người tiêu dùng khi mua cũng chẳng biết đường nào mà lần.

Hành trình của “rác thuốc”

Trong vai thương lái, qua các kênh tìm kiếm, chúng tôi được một người đàn ông Trung Quốc xưng tên là A Lực nhận chỉ dẫn trọn gói với kinh phí gần 10 triệu đồng. Nhiệm vụ của Lực là đón đoàn từ Lạng Sơn, làm cả thủ tục xuất nhập cảnh và chỉ dẫn, phiên dịch cho chúng tôi đến các khu chợ Đông dược nổi tiếng bên kia biên giới. Những người như A Lực ở Trung Quốc rất nhiều, gọi chung là “tai” - người dẫn đường. Họ kiếm sống bằng nghề hướng dẫn khách buôn từ khắp nơi trên thế giới đổ về Trung Quốc để mua gom hàng hoá. Ngoài “tai” thuốc, còn có “tai” quần áo, “tai” đồng hồ, “tai” đồ gia dụng…

Tiểu thương Trung Quốc đang dùng xẻng để hót những “rác thuốc” rồi đóng vào bao tải. Ảnh: PV
Tiểu thương Trung Quốc đang dùng xẻng để hót những “rác thuốc” rồi đóng vào bao tải. Ảnh: PV

Với kinh nghiệm của mình, A Lực bảo, nếu quý khách có nhu cầu, anh ta sẵn sàng nhận vận chuyển thuốc từ Trung Quốc về Việt Nam với giá thành từ 15.000 - 20.000 đồng cho mỗi kg. Thông thường, hàng về sau khoảng 1 tuần, nếu không xảy ra các sự cố thường được dân buôn lậu gọi là “tắc biên”, hay “đóng biên”.

Sau hành trình gần 1.000km từ biên giới, chúng tôi có mặt ở một khu chợ rất rộng lớn gồm nhiều dãy nhà sừng sững và hàng nghìn kiốt lớn nhỏ thuộc tỉnh Quảng Tây, có tên là Ngọc Lâm. A Lực bảo, Ngọc Lâm là chợ Đông dược lớn nhất nhì Trung Quốc và cũng nổi danh trên toàn thế giới. Ở đây, thượng vàng hạ cám thứ gì cũng có, giá nào cũng có, và đặc biệt, không ít trong số chúng xuất xứ từ Việt Nam.

Tại chợ Ngọc Lâm, có hàng ngàn ki-ốt lớn nhỏ bán Đông dược.
Tại chợ Ngọc Lâm, có hàng ngàn ki-ốt lớn nhỏ bán Đông dược.

Dẫn chúng tôi xuyên qua các dãy kiốt, A Lực chỉ tay vào nhiều vị thuốc được trưng bày trên các kệ gỗ trang trọng, nói rằng đều là thuốc quý từ Việt Nam qua. Rồi Lực lại hướng tay về phía những bao tải gồm lổn nhổn dược chất ở những góc khuất cáu bẩn, nói: Đó là “rác thuốc”. “Rác thuốc” là cách dân trong giới gọi nhưng vị thuốc đã được rút hết tinh chất sau quá trình chiết xuất từ các nhà máy sản xuất dược liệu hoặc đồ uống. Để đóng chúng vào các bao tải, người ta dùng xẻng hót như hót rác, giá rẻ như cho.

Biết chúng tôi là khách Việt Nam, như một thói quen, nhiều chủ hàng vội vã chỉ tay vào những đống “rác thuốc” để mời chào. Cùng là nấm linh chi, có ngoại hình và mùi hương giống hệt nhau, nhưng loại xịn có thể có giá 350 tệ/kg (trên 1 triệu đồng) nhưng nếu là “rác”, có giá 30.000 đồng/kg. Tương tự, kỳ tử cũng có nhiều loại, nhưng hàng thối mốc, hết đát thường chỉ “ưu tiên” bán ngược về Việt Nam.

A Lực chia sẻ, hơn 10 năm trong nghề, dẫn đường biết bao nhiêu đoàn, anh nhiều lần chứng kiến cảnh người Việt qua Trung Quốc để nhập “rác thuốc” với số lượng rất lớn. Sau đó, họ sẽ móc nối với các công ty vận chuyển để đưa hàng về tập kết ở khu vực biên giới giáp với Lạng Sơn. Từ đây, chờ thời điểm thích hợp, hàng sẽ được đưa trót lọt vào Việt Nam rồi về đến tận những địa chỉ được yêu cầu…

Theo thống kê của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm, ngành dược Việt Nam tiêu thụ từ 60.000 - 80.000 tấn dược liệu các loại mà trong đó, trên 85% có xuất xứ từ Trung Quốc. Vấn đề ở chỗ, chiếm tỉ trọng lớn lại là thuốc nhập lậu, thuốc đi tiểu ngạch hoặc trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Từ thực tế đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương từng lấy gần 400 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm. Kết quả, có tới 60% không đạt chuẩn chất lượng. Đặc biệt có 20% số thuốc bị trộn cát, ximăng, tạp chất, giả mạo hoặc tẩm ướp hóa chất độc hại.

Còn tại một hội nghị về Đông dược, ông Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền - thừa nhận, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu nhập khẩu còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, đa số dược liệu có xuất xứ Trung Quốc là kém chất lượng hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất.

(Còn tiếp)

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội quyết xử lý nạn mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả

Đặng Tiến |

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng dược liệu... Cục QLTT phối hợp cùng Chi cục QLTT Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra các cơ sở và cửa hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng này trên toàn TP.

3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng có nguy cơ buộc ngừng hoạt động

T.Linh |

Theo Nghị định 15 của Chính phủ, từ 1.7.2019, tất cả những cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP sẽ không được tiếp tục sản xuất.

Mập mờ quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc: Hành vi lừa người tiêu dùng

Thùy Linh |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định xử phạt hành chính số tiền gần 300 triệu đồng với 5 Cty có hành vi sản xuất, quảng cáo khi chưa được cấp phép, quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh. Đáng nói hơn, các đơn vị bị xử phạt lại là những “ông lớn” trong ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội quyết xử lý nạn mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả

Đặng Tiến |

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng dược liệu... Cục QLTT phối hợp cùng Chi cục QLTT Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra các cơ sở và cửa hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng này trên toàn TP.

3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng có nguy cơ buộc ngừng hoạt động

T.Linh |

Theo Nghị định 15 của Chính phủ, từ 1.7.2019, tất cả những cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP sẽ không được tiếp tục sản xuất.

Mập mờ quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc: Hành vi lừa người tiêu dùng

Thùy Linh |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định xử phạt hành chính số tiền gần 300 triệu đồng với 5 Cty có hành vi sản xuất, quảng cáo khi chưa được cấp phép, quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh. Đáng nói hơn, các đơn vị bị xử phạt lại là những “ông lớn” trong ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm.