Biểu ngữ 'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar tồi hơn' gây sốt

Protest sign reading "I want a relationship not a dictatorship"

Nguồn hình ảnh, AFP

Khi người dân đổ ra đường trong ngày thứ tư ở Myanmar để bác bỏ một cuộc đảo chính quân sự, một số người biểu tình trẻ tuổi đang giơ cao những biểu ngữ phá vỡ các thông điệp truyền thống.

Đối nghịch với các phong trào chống đối trước đây, thế hệ này lớn lên trong một đất nước tự do hơn, với việc truy cập vào internet và kiến thức về văn hóa phương Tây cũng như những trào lưu meme gắn liền với nó..

Chúng tôi đã tổng hợp những hình ảnh về một số người tình hài hước dí dỏm, đôi khi nghịch ngợm của Gen Z (thường dưới 24 tuổi) đã thêm vào trong thông điệp ủng hộ dân chủ của họ dành cho những nhà lãnh đạo quân đội đã tiếm quyền vào tuần trước.

Quân đội tuyên bố mà không có bằng chứng rằng cuộc bầu cử tháng 11 đã đưa Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền là gian lận.

Tất nhiên, là BBC, chúng tôi đã phải làm mờ đi một số thứ nữa, những hãy xem đây là ngôn ngữ đầy sắc màu và những ý tưởng vẫn nằm đó.

'Đám cưới có thể đợi nhưng phong trào thì không'

OTHERS

Nguồn hình ảnh, OTHERS

Chụp lại hình ảnh, Một trong những hình ảnh gây sốt trên mạng xã hội trong cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ngày thứ 4 ở Myanmar

'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar còn xấu xa hơn'

"My ex is bad but Myanmar military is worse"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thế hệ Gen Z và mối quan hệ văn hóa thời thiên niên kỷ đang thể hiện mạnh mẽ trong các biểu ngữ.

Một biểu ngữ viết: "Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar còn xấu xa hơn", trong khi một bản khác e dè gợi ra "Tôi không muốn chế độ độc tài, tôi chỉ muốn bạn trai thôi".

"I don't want dictatorship. I just want boyfriend"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một thông điệp phổ biến khác là "Ah [đay nghiến] lại nữa", một meme phổ biến toàn cầu thường được nhắc đến trong một cảnh trong trò chơi điện tử Grand Theft Auto năm 2004.

Các cuộc biểu tình là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cà sa năm 2007 và đang chứng kiến ​​hàng chục nghìn người biểu tình ở các thành phố trên khắp cả nước.

Hôm thứ Hai, cảnh sát đã cảnh báo người biểu tình phải rời đi hoặc đối mặt với vũ lực.

Protest signs

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Nói 'không' với chế độ độc tài, nói 'có' với yêu đương

'Giỡn mặt với nhầm thế hệ rồi'

Những người biểu tình khác tỏ ra thẳng thắn hơn trong việc không thừa nhận cuộc đảo chính, giơ các biểu ngữ cho thấy quân đội đã khiếu chiến với nhầm người.

"Bạn đã [nói tục] với nhầm thế hệ", một biểu ngữ viết thể được nói lại một cách lịch sự là "bạn đã đùa giỡn với nhầm thế hệ".

"You [expletive] with the wrong generation" read one sign, suggesting that these young protesters won't accept the coup

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Và một biểu ngữ khác, được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, vốn dựa trên định kiến ​​phổ biến của thế hệ Millennials là một thế hệ không thể hòa nhập cuộc sống.

"Chúng tôi sẽ không bao giờ được phép hủy hoại tương lai của chính mình", biểu ngữ than van.

'Giấc mơ tôi còn cao hơn chiều cao của Mal'

Những người biểu tình khác đã chế giễu về chiều cao được cho là thấp bé của người chỉ huy quân sự Min Aung Hlaing (Mal).

Some placards made jokes about the height of

Nguồn hình ảnh, AFP

"Ca sĩ yêu thích của tôi, Ariana Grande, còn CAO HƠN cả [Mal]", một biểu ngữ khác nhắc đến ca sĩ nhạc pop của Mỹ - người được biết đến với vóc dáng nhỏ bé.

Nền âm nhạc Mỹ xuất hiện trong một tấm biểu ngữ khác, đề cập đến bài hát WAP của ca sĩ nhạc Rap Cardi B, đã trở thành một trào lưu và meme ngay lập tức vào năm 2020.

"Chúng tôi biểu tình ôn hòa", biểu ngữ viết.

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Bên cạnh đó, cộng đồng mạng cũng đã 'truy tìm' được cô gái với bức ảnh đang nhuộm tóc nhưng vẫn tham gia biểu tình gây sốt. Cô gái tên Nan Eainy TanSin Cho viết:

"Vâng, đó là tôi đây. Tôi không thể ngồi im và dửng dưng làm tóc khi nhìn thấy mọi người biểu tình chống lại độc tài. Đừng hỏi sao mặt tôi trong xấu vì không có trang điểm. Vâng, màu tóc có vẻ thảm hại nhưng xin đừng hỏi tại sao".

Chụp màn hình

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Bài viết của cô đã có hơn 25.000 lượt tương tác.

Presentational white space

Đọc thêm về đảo chính Myanmar: