02/03/2020 15:06 GMT+7

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc

MAI VINH - PHAN TẤN ĐẠT
MAI VINH - PHAN TẤN ĐẠT

TTO - Sẽ là không đầy đủ nếu chỉ đi qua Mèo Vạc nhanh như một cái liếc mắt, và nhầm tưởng rằng những ngọn núi đá kỳ vĩ trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, dòng Nho Quế, đỉnh Mã Pí Lèng là tất cả Hà Giang.

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 1.

Những cụm nhà của người H'Mông nằm sâu trong những núi đá, xung quanh nhà là vùng canh tác của người dân, toàn đá và đá.

Nếu dừng chân ở Mã Pí Lèng, chụp vài bức ảnh dạng "check-in" theo rồi xuôi theo những con dốc quanh co trên cung đường Hạnh Phúc rời Mèo Vạc, du khách dễ bỏ qua "đặc sản" của Mèo Vạc: cuộc sống diệu kỳ trên những ngọn núi đá cao chót vót, điệp trùng, choáng ngợp mọi tầm nhìn. 

Ở đó, cheo leo nơi những ngọn núi đá xám xịt có những bản làng sống hiền hoà, cần mẫn, bằng sức lực và sự kiên nhẫn khiến đá nở hoa.

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 2.

Những con đường nhỏ men theo ngọn núi đá dẫn vào những bản làng cách xa trục đường chính

Ngắm nhìn những người đồng bào bản địa cheo leo trên núi đá trong hành trình vun đắp sự sống trên cao nguyên đá, tôi nhận ra họ chính là hoa nở từ đá: mãnh liệt, bền bỉ và có khả năng làm sáng một không gian chỉ toàn đá và đá. 

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 3.

Người H'Mông cắt cỏ một ở những kẻ đất trên núi đá về cho gia súc

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 4.

Người dân bản địa trèo những sườn núi chót vót, tận dụng những thảm mùn trên núi đá để trồng lương thực như đậu, bắp

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 5.

Gia súc nuôi trên núi chủ yếu là dê. Phân dê là nguồn phân bón chính để người dân trồng rau màu ở những đụn đất nhỏ trên núi đá

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 6.

Những em bé H'Mông trên đường lên núi để phụ cha mẹ giữa trời lạnh khoảng 10 độ C

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 7.

Hầu như ngôi nhà nào trên núi đá cũng có một cây đào và một cây mận. Màu trắng, hồng mận, đào làm sáng không gian xám màu núi đá

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 8.

Hoa mận nở trên núi đá

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 9.

Người dân bản địa trên đường đi làm về

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 10.

Trên núi đá, loại rau được trồng nhiều nhất là là cải. Cây cải giống nở hoa làm không gian núi đá trở nên mềm mại

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 11.

Nơi canh tác hoa màu là những đụn đất mỏng, nhỏ nằm xen giữa lởm chởm đá

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 12.

Bà cụ gom cỏ đốt làm ấm những đụn phân dê trước khi bón rau

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 13.

Những lớp cỏ được bóc ra khỏi sườn núi đá, và sau đó hoa màu được những bàn tay kiên nhẫn "phủ" lên

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 14.

Canh tác trên những sườn núi cheo leo là việc bình thường ở Mèo Vạc trong hành trình tự cung tự cấp rau, lương thực

Cuộc sống diệu kỳ ở nơi đá nở hoa Mèo Vạc - Ảnh 15.

Bản làng tuyệt đẹp nằm sâu trong những thung lũng đá mà chỉ có thể vào bằng cách đi bộ hoặc xe máy

Lá đỏ rực rỡ Đà Lạt - Lang Bian khiến du khách ngẩn ngơ Lá đỏ rực rỡ Đà Lạt - Lang Bian khiến du khách ngẩn ngơ

TTO - Vườn hồng ăn quả có nhiều ở vùng ngoại ô Đà Lạt và các xã Đạ Sar, Đa Nhim (huyện Lạc Dương) có sự chuyển màu rất đặc biệt khiến những người may mắn đến cao nguyên dịp này có kỷ niệm khó quên.

MAI VINH - PHAN TẤN ĐẠT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên