CUỘC THI BÚT KÝ - PHÓNG SỰ VỀ 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH:

Cuộc đối thoại thú vị của hai vị tướng ở hai chiến tuyến

BÙI MINH TUỆ |

Kỷ niệm 50 năm giải phóng Khe Sanh (1968-2018), Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy kể lại cuộc đối thoại thú vị giữa ông với viên tướng nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 3 thủy quân Lục chiến Mỹ ở chiến trường Khe Sanh và câu chuyện quanh tấm ảnh ông bắt tay lãnh tụ Fidel Castro khi lãnh tụ Fidel vào thăm Quảng Trị cách đây 40 năm.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 9, Sư đoàn 304; nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Sư đoàn 325 - là người từng có nhiều năm gắn bó với chiến trường Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ.

Những câu hỏi tại sao?

Vào dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Khe Sanh (7.1998), một đoàn cựu binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất tới thăm lại chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị. Trưởng đoàn là Đại tướng Raymond David, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 3 thủy quân Lục chiến Mỹ, một đơn vị từng chiến đấu với Quân giải phóng tại Quảng Trị và đã bị đánh bại ở Khe Sanh năm 1968.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy kể lại những năm tháng trận mạc ở chiến trường Quảng Trị.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy kể lại những năm tháng trận mạc ở chiến trường Quảng Trị.

“Trong chuyến đi, chính tướng Raymond David đã đề nghị với Hội Cựu chiến binh Việt Nam được gặp một chỉ huy quân đội từng trực tiếp tham gia đánh sư đoàn thủy quân lục chiến của ông ta, và tôi đã được Trung ương Hội Cựu chiến binh mời tới tiếp chuyện đoàn cựu chiến binh Mỹ”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhớ lại.  

Trong cuộc trò chuyện kéo dài nhiều giờ tại một khách sạn ở Hà Nội, tướng Raymond David đã được người cựu binh (nguyên Tiểu đoàn trưởng 1, nguyên Tham mưu trưởng Trung đoàn 9 từng chiến đấu tại cứ điểm Làng Vây) giải đáp nhiều câu hỏi. Song, vẫn có những câu trả lời mà ở thời điểm ấy, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy chưa thể giúp đối phương thỏa mãn sự “tò mò”.

“Hồi đó, tại sao các ông lại có thể đánh thắng một lực lượng mạnh và vũ khí hiện đại hơn hẳn? Phải chăng chúng tôi không đánh giá hết tiềm năng quân sự và bản chất con người Việt Nam?”, Tướng Raymond David hỏi.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy mềm mỏng trả lời: “Công nhận là các ông rất mạnh, nhưng chúng tôi thắng vì chúng tôi am hiểu địa hình, am hiểu chiến trường. Hơn nữa, chúng tôi đã cố gắng đoán trước quân Mỹ sẽ làm gì và chuẩn bị phương án tấn công một cách kỹ càng. Khi cần, chúng tôi sẽ tấn công hoặc dùng giao thông hào để tiếp cận các ông mà không bị lộ”.

Giải mật về những cỗ xe tăng

“Có một việc mà 30 năm nay tôi vẫn thắc mắc: Không hiểu tại sao xe tăng của các ông lại có thể xuất hiện đột ngột trên chiến trường và bất ngờ tấn công quân Mỹ trong trận Làng Vây. Các ông đã làm cách nào vậy?”, Tướng Raymond David thắc mắc.

Năm 1998, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (thứ tư, từ trái sang) đã gặp lại tướng Raymond David (thứ ba, từ trái sang) – nguyên Tư lệnh Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ từng tham chiến ở Chiến dịch Khe Sanh Quảng Trị - ảnh do nhân vật cung cấp.
Năm 1998, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (thứ tư, từ trái sang) đã gặp lại Tướng Raymond David (thứ ba, từ trái sang) – nguyên Tư lệnh Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ từng tham chiến ở Chiến dịch Khe Sanh Quảng Trị. Ảnh: Do nhân vật cung cấp.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy trả lời: “Với chúng tôi, đó vẫn là một bí mật, chúng tôi cần đề phòng trong trường hợp phải dùng lại. Thực tế là chúng tôi có một tiểu đoàn xe tăng xung trận và được chia làm hai mũi vào cứ điểm Làng Vây, một mũi theo hướng sông Sê Pôn, một mũi tiến theo trục Đường 9…”.

Bây giờ thì điều bí mật ấy đã được công bố rộng rãi, nhưng khi sang Việt Nam cách đây hơn chục năm, các cựu binh Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ đã đưa ra nhiều phỏng đoán và giải thích khác nhau về những chiếc xe tăng “từ trên trời rơi xuống” trong trận đánh cách đó 30 năm.

Là người trong cuộc, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhớ rất rõ thời điểm chuẩn bị diễn ra trận Làng Vây đầu năm 1968, khi đó, ta có phương án đưa một tiểu đoàn thiếu (tức 2 đại đội xe tăng) vào trận. Loại xe tăng được sử dụng là loại xe lội nước. Những chiếc xe tăng đã được quân ta đưa qua sông Sê Pôn như những chiếc thuyền và một đại đội công binh có nhiệm vụ đẩy từng “chiếc thuyền” ấy từ Lào sang Việt Nam. Thời điểm ấy, do sông Sê Pôn đang cạn nên quân ta phải cất công dùng đất, đá chặn dòng để nước dâng cao tạo ra những “âu thuyền” cho xe tăng qua sông. Sau gần một tuần, việc vận chuyển và ngụy trang những chiếc “thuyền” ấy mới hoàn tất.

Trên bờ, ta làm sẵn một con đường từ bờ sông Sê Pôn hướng đến cứ điểm Làng Vây, tới cách Làng Vây 3km thì dừng lại để bố trí đội hình. Trên hướng Đường 9, lực lượng công binh của ta cũng tiến hành sửa ngầm và ngụy trang, dọn đường cho xe tăng tiến về cứ điểm Làng Vây. Khi trận đánh diễn ra, xe tăng mới bắt đầu tăng tốc và tiến vào trận địa.

“Dĩ nhiên là những công việc ấy được giữ bí mật tuyệt đối, chỉ những người trong cuộc hoặc cán bộ cấp trung đoàn trở lên mới được biết. Hôm gặp Tướng Raymond David, tôi chỉ trả lời chung chung là chúng ta có nhiều “mẹo” để đưa xe tăng vào”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy kể.

Theo ông, do chưa nắm rõ sự việc mà một thời gian dài sau đó, không chỉ đối phương mà một số cựu chiến binh hoặc báo chí đã đăng tải, thêu dệt những câu chuyện mang tính huyền thoại, nào là phía ta đã… tháo rời các bộ phận của xe tăng; nào là ta tìm cách chôn giấu, lấp kín xe tăng dưới lòng đất; thậm chí có người còn cho rằng ta đã bí mật sử dụng trực thăng hạng nặng của Liên Xô để vận chuyển...

Kỷ niệm khó quên trên vùng đất lửa

Ngồi ôn lại chuyện cũ, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy đã kể lại một kỷ niệm xúc động gắn với tấm ảnh mà ông đang gìn giữ như một kỷ vật quý. Ông kể: “Giữa tháng 9.1973, tại chiến trường Quảng Trị đã diễn ra lễ đón tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Fidel Castro với sự góp mặt của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực đang làm nhiệm vụ như các Sư đoàn: 304, 325, 324, 320, 312, 308… cùng lực lượng bộ đội địa phương.

Tại lễ đón, với cương vị là Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Sư đoàn 325 - một trong những đơn từng trực tiếp bảo vệ và giữ vững thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm, tôi đã vinh dự được đến báo cáo thành tích, bắt tay Chủ tịch Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng”. 

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy còn cho biết, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông đã thay mặt Sư đoàn 325 về báo công với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên (cũ). Ngày ấy, lãnh đạo địa phương đã bố trí cho ông được ngủ trên chiếc giường có chiều dài hơn 2m và chiều rộng gần 2m, đó chính là chiếc giường mà lãnh tụ Fidel Castro đã nghỉ tại Nhà khách Quảng Bình trong chuyến thăm chiến trường Quảng Trị năm 1973…

Bốn thập kỷ đã trôi qua, song tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc xúc động ngày ấy đã trở thành một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời quân ngũ của vị tướng trận mạc.

Đi qua 3 cuộc chiến

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931 tại vùng quê Ông Đình (Khoái Châu, Hưng Yên). Suốt 48 năm quân ngũ, ông đã trải qua ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

Tại chiến trường Khe Sanh rực lửa 50 năm trước, ông giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, sau đó là Tham mưu trưởng Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 304 làm nhiệm vụ chiến đấu tại cứ điểm Làng Vây. Sau Chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, với cương vị Trung đoàn phó Trung đoàn 9, Nguyễn Đức Huy được cấp trên chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Quân quản lâm thời thị xã Quảng Trị.

Khi được hỏi về thời điểm ông có mặt trong cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy kể: “Tháng 3.1985, khi đang là Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô, tôi nhận lệnh lên tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên. Lúc được cấp trên hỏi ý kiến về sự điều động này, tôi đã trả lời mình sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tuy nhiên nếu trong chiến đấu mà là cán bộ tăng cường thì sẽ rất khó làm việc, vì vậy tôi đã đề nghị cấp trên ra quyết định điều động tôi về hẳn Bộ tư lệnh Quân khu 2”.

Năm ấy, nguyện vọng của người lính trận mạc đã được chấp thuận. Ông được điều về làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 và phụ trách tác chiến tại Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), sau đó giữ cương vị Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, rồi quyền Tư lệnh Quân khu 2 cho tới khi nghỉ hưu.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy hiện trú tại phố Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội) và được đồng đội tín nhiệm bầu là Trưởng ban liên lạc Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên- Hà Giang toàn quốc.

 
 
 
 
BÙI MINH TUỆ
TIN LIÊN QUAN

Về một người anh hùng của trận đánh Khe Sanh

NGUYỄN NGỌC DIỄM |

“Đánh giặc xong là về nhà thôi. Tôi không nghĩ mình sẽ là anh hùng”.  Ông Nguyễn Văn Nhương (quê ở xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) nói chân thành như vậy khi nhìn lại cuộc đời gần 30 năm binh nghiệp của mình. Ông Nhương đã tham gia 175 trận đánh, bắn rơi 13 máy bay, diệt 2 xe tăng và 54 tên địch, trong đó có chiến công tại sân bay Tà Cơn, góp công vào chiến thắng Khe Sanh lịch sử.

Thể lệ cuộc thi “Bút ký - Phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh”

BBT BÁO LAO ĐỘNG |

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 23.3.2018. Thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi: 10.6.2018.

Người trở về từ chảo lửa Khe Sanh

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Đã 50 năm, đại úy Hồ Văn Xang (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn vẹn nguyên ký ức những ngày đạn lửa nơi chiến trường Khe Sanh ác liệt. Sau những năm tháng thanh xuân cùng với đồng đội làm nên chiến thắng hào hùng, ông trở về đời thường gây dựng lại màu xanh trên mảnh đất đã bị cày nát bởi bom đạn, say mê thổi những điệu khèn tình tứ của đồng bào Vân Kiều....

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Về một người anh hùng của trận đánh Khe Sanh

NGUYỄN NGỌC DIỄM |

“Đánh giặc xong là về nhà thôi. Tôi không nghĩ mình sẽ là anh hùng”.  Ông Nguyễn Văn Nhương (quê ở xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) nói chân thành như vậy khi nhìn lại cuộc đời gần 30 năm binh nghiệp của mình. Ông Nhương đã tham gia 175 trận đánh, bắn rơi 13 máy bay, diệt 2 xe tăng và 54 tên địch, trong đó có chiến công tại sân bay Tà Cơn, góp công vào chiến thắng Khe Sanh lịch sử.

Thể lệ cuộc thi “Bút ký - Phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh”

BBT BÁO LAO ĐỘNG |

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 23.3.2018. Thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi: 10.6.2018.

Người trở về từ chảo lửa Khe Sanh

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Đã 50 năm, đại úy Hồ Văn Xang (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn vẹn nguyên ký ức những ngày đạn lửa nơi chiến trường Khe Sanh ác liệt. Sau những năm tháng thanh xuân cùng với đồng đội làm nên chiến thắng hào hùng, ông trở về đời thường gây dựng lại màu xanh trên mảnh đất đã bị cày nát bởi bom đạn, say mê thổi những điệu khèn tình tứ của đồng bào Vân Kiều....