Đài Loan lược sử – Kỳ 1: Thân phận thuộc địa

Hòn đảo Xinh đẹp từng có một quá khứ rất nhọc nhằn.

Đài Loan lược sử – Kỳ 1: Thân phận thuộc địa
Thiết kế: Luật Khoa. Ảnh: Wikimedia Commons.

Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF đề ngày 6/10/2022.


Người Việt Nam ngày nay biết tới Đài Loan như là mảnh đất lành cho lao động phổ thông và cho cả những cô dâu Việt Nam. Nhiều người cũng biết Đài Loan có một mối quan hệ căng thẳng và phức tạp với Trung Quốc, và rằng Đài Loan là một nước dân chủ thịnh vượng.

Nhưng hòn đảo xinh đẹp này từng có một quá khứ rất nhọc nhằn. Sử gia J. Bruce Jacobs tổng kết rằng tồn tại một góc nhìn lịch sử Đài Loan thời kỳ trước năm 1988 là lịch sử thuộc địa, khi hòn đảo này chịu sự cai trị của sáu thế lực thực dân, bao gồm cả chế độ độc tài của Quốc dân Đảng. [1] Góc nhìn này đặc biệt được nhiều người Đài Loan bản địa chia sẻ, trong đó có nhà đấu tranh nổi tiếng Su Beng, người được mệnh danh là cha đẻ của phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. [2] Còn với người Trung Quốc di cư từ đại lục sang vào cuối thập niên 1940 thì dĩ nhiên là không.

Các nghiên cứu địa lý cho thấy Đài Loan từng gắn liền với châu Á lục địa, cùng với cả đảo Hải Nam. Tuy vậy, quá trình tan băng sau Kỳ Băng Hà cách đây 12 ngàn năm đã khiến mực nước biển dâng cao và chia cắt vùng này với phần còn lại của châu Á. [3]

Trước năm 1624, Đài Loan - dù chỉ là một hòn đảo nhỏ - không phải là một dân tộc thống nhất, mà bao gồm rất nhiều bộ tộc sinh sống rải rác khắp nơi, chủ yếu sống bằng nghề săn bắn, trồng trọt. Nhiều bộ tộc trong đó có cùng gốc gác ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) với người Cham ở miền Trung Việt Nam cũng như nhiều sắc dân khác ở Đông Nam Á, châu Đại Dương và châu Phi. [4] Vào thời kỳ đó, Việt Nam đã bắt đầu cuộc chia ly và huynh đệ tương tàn giữa nhà Trịnh ở Đàng Ngoài và nhà Nguyễn ở Đàng Trong, còn vương quốc Champa của người Cham thì đang trên đà diệt vong. [5]

Bộ tộc Bunun ở Đài Loan, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia.
Bộ tộc Bunun ở Đài Loan, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia/TaiwanNews.

Tàu bè phương Tây qua lại ở vùng biển Đài Loan gọi hòn đảo này là “Ilha Formosa”, tức “Mỹ Lệ Đảo”, hay “Hòn đảo Xinh đẹp”. (Nếu bạn đang thắc mắc thì đúng, công ty Hưng Nghiệp Formosa ở Việt Nam - một cơ sở của tập đoàn Formosa - có tên xuất phát từ Ilha Formosa.)

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.