Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải "lội nước khi mưa" ít nhất hàng chục năm nữa!

Phan Anh - Thảo Anh |

Mưa lớn đã giảm nhưng nhiều xã ngoại thành vẫn sống chung trong biển nước. Ngập lụt là câu chuyện "đến hẹn lại lên" của Hà Nội. Trao đổi với PV báo Lao Động GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi nhận định, còn khá lâu nữa người dân ở đây mới hết cảnh ngập.

Toàn cảnh thôn Bùi Xá - Thị Trấn Xuân Mai - Quốc Oai - Hà Nội ngập chìm trong biển nước mênh mông. Video: Văn Thắng

Ngập là đương nhiên

Trao đổi với PV báo Lao Động, GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cho rằng, Hà Nội ngập là đương nhiên. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến ngập phải kể đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước không đáp ứng được yêu cầu.

Cụ thể, thường thì cơ sở hạ tầng (trong đó có cơ sở hạ tầng tiêu thoát) phải đi trước một bước, sau đó mới xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp thì sẽ không ngập, nhưng vì hạ tầng tiêu thoát chưa có các khu đô thị  đã lại đua nhau mọc lên nên dẫn tới việc tiêu thoát nước rất bất cập.

"Ta có thể chia cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước ra làm hai phần; thứ nhất hệ thống trục tiêu thoát nước chính, hai là hệ thống mương xương cá. Muốn giải quyết được ngập thì chúng ta phải đầu tư đồng bộ đồng bộ hai phần này.

Lí do là nông nghiệp yêu cầu tiêu rất thấp, thấp gấp mấy lần nội đô. Vì thế cứ mở rộng các khu công nghiệp, khu đô thị thì yêu cầu tiêu thoát nước sẽ lớn lên, vượt quá quy mô của trạm bơm tiêu cho nông nghiệp đang có." 

 
 Theo GS.TS Trần Viết Ôn, tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tiến trình phát triển đô thị.

Hàng chục năm nữa mới hết ngập

"Tôi nghĩ đây là vấn đề không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Suy nghĩ của một người lạc quan thì cũng phải mất đến hàng chục năm mới có thể giải quyết được vấn đề ngập của Hà Nội.

Những vướng mắc mà ta chưa thể giải quyết được ngập, đầu tiên phải kể đến là kinh phí quá lớn, kinh phí cho giải phóng mặt bằng, cho đầu tư cơ sở hạ tầng  của các hệ thống bao gồm kênh, ống, trạm bơm…", Phó Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi nhận định.

GS.TS Trần Viết Ổn cũng cho rằng, Công ty tiêu thoát nước Hà Nội chỉ có trách nhiệm tiêu thoát trong nội thành, các điểm ngập ngoại thành thường gắn với nông nghiệp, nên việc thoát nước hiện giờ cực kỳ khó khăn.

Nói về giải pháp khắc phục, GS.TS Trần Viết Ổn cho rằng từng cá nhân, từng địa phương sẽ không thể giải quyết được tình trạng ngập.

"Vấn đề này yêu cầu sự đồng bộ từ UBND TP Hà Nội. UBND TP Hà Nội không thể thoái thác được trách nhiệm này vì thành phố quản lí quy hoạch, phê duyệt hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng trong đó có cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước", Giáo sư đầu ngành Thủy lợi bày tỏ quan điểm.

Ông Bùi Ngọc Uyên – đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội:

"Khu vực ngoại thành công ty mới bắt đầu tiếp nhận từ năm ngoái theo phân cấp của thành phố. Hiện nay hệ thống thoát nước ở đây chưa được cải tạo gì. Việc thoát nước phụ thuộc rất nhiều vào sông, trục tiêu chính do bên nông nghiệp quản lý.

Khu vực ngoại thành, việc tiêu thoát nước đệm của các trục chính, sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy chưa có tiêu động lực, chủ yếu vận hành để nước chảy xuống khu vực Hà Nam, chảy xuống phía dưới. Mà khi hạ lưu nước dâng lên cao, do đó phía trên này cũng bị ngập, úng.

Phan Anh - Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Mưa úng nội đô, ngập ngoại thành: Công ty thoát nước phân trần "khó chấm dứt"

VƯƠNG TRẦN |

Ông Bùi Ngọc Uyên – Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay, việc thoát nước do mưa ngập tại thủ đô đang phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp.

Hà Nội ngập lụt: Bị cô lập vì nước lũ, hàng nghìn người dân Chương Mỹ chèo thuyền vào làng

Văn Thắng - Hà Phương |

Nước sông Bùi dâng cao khiến toàn bộ hơn 800 hộ dân với gần 4000 nhân khẩu ở xã Nam Phương Tiến ngập sâu trong biển nước. Nhiều gia đình nước bị đã ngập đến nóc nhà và người dân phải di dời sang địa điểm khác.

Chuyên gia nói gì khi Hà Nội cứ mưa là ngập?

Phạm Dung |

Dù Hà Nội đã có quy hoạch tổng thể đến năm 2030 nhưng tốc độ phát triển đã nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch không đi theo đúng lộ trình đã đề ra, dẫn đến tình trạng "Hà Nội cứ mưa là ngập". 

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Mưa úng nội đô, ngập ngoại thành: Công ty thoát nước phân trần "khó chấm dứt"

VƯƠNG TRẦN |

Ông Bùi Ngọc Uyên – Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay, việc thoát nước do mưa ngập tại thủ đô đang phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp.

Hà Nội ngập lụt: Bị cô lập vì nước lũ, hàng nghìn người dân Chương Mỹ chèo thuyền vào làng

Văn Thắng - Hà Phương |

Nước sông Bùi dâng cao khiến toàn bộ hơn 800 hộ dân với gần 4000 nhân khẩu ở xã Nam Phương Tiến ngập sâu trong biển nước. Nhiều gia đình nước bị đã ngập đến nóc nhà và người dân phải di dời sang địa điểm khác.

Chuyên gia nói gì khi Hà Nội cứ mưa là ngập?

Phạm Dung |

Dù Hà Nội đã có quy hoạch tổng thể đến năm 2030 nhưng tốc độ phát triển đã nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch không đi theo đúng lộ trình đã đề ra, dẫn đến tình trạng "Hà Nội cứ mưa là ngập".