Theo Shrimp Alliance, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) vừa kết luận có đủ bằng chứng vi phạm luật thương mại của MSeafood Corporation (MSeafood) - một công ty con của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của vợ chồng ông Lê Văn Quang-bà Chu Thị Bình - khi nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và trộn lẫn với tôm Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ.

CBP xác nhận rằng Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã nhập tôm từ Ấn Độ và dùng trong quá trình xử lý tôm đông lạnh tại các cơ sở sản xuất. Cáo buộc cho rằng, tôm đông lạnh từ Ấn Độ được “chế biến ở mức tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam.

Minh Phú cũng không đưa ra được bằng chứng đáng tin cậy về những bước xử lý lượng tôm nhập từ Ấn Độ cho dù Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Mseafood đều khẳng định lượng tôm nhập từ Ấn Độ được bán cho các thị trường khác bên ngoài nước Mỹ.

Shrimp Alliance cho hay Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia khác trong năm 2005, nhưng vào tháng 7/2016, Mỹ đã đưa Tập đoàn Minh Phú ra khỏi danh sách bị áp thuế. Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chịu thuế 10,17%.

Cuộc điều tra của CPB nhắm tới Mseafood bắt đầu từ năm 2019, sau khi Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Mỹ (AHSTEC) gửi đơn cáo buộc lên CBP vào ngày 17/7/2019.

{keywords}
Vợ chồng ông trùm ngành tôm Lê Văn Quang.

CPB sẽ tiếp tục xem lượng tôm nhập khẩu của Mseafood là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ và sẽ đánh giá thuế đối với khoản mục này khi Bộ Thương mại Mỹ chỉ thị.

Theo kế hoạch, ông trùm ngành tôm Lê Văn Quang tính xuất khẩu gần 640 triệu USD thủy sản trong năm nay sau khi có sự hợp tác sâu rộng với đối tác đến từ Nhật. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp nhiều thuận lợi.

Cũng theo kế hoạch, lợi nhuận sau thuế của MPC kỳ vọng tăng gấp đôi so với năm trước lên 915 tỷ đồng, với phần lớn đến từ chế biến xuất khẩu tôm và nuôi tôm.

Trong năm 2019, Thủy sản Minh Phú ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 644 triệu USD và lợi nhuận của doanh nghiệp là 445 tỷ đồng. Như vậy, so với năm trước, mục tiêu xuất khẩu của Minh Phú không có nhiều thay đổi, đại dịch Covid-19 dường như không ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận của MPC được đặt ra giảm khá nhiều so với kế hoạch đưa ra hồi đầu năm. Theo kế hoạch ban đầu, MPC đặt mục tiêu lãi gần 1.400 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần thực hiện 2019. Kế hoạch được đưa ra chưa tính tới ảnh hưởng của Covid-19.

Thủy sản Minh Phú đang chịu áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp nhiều nước khác, nhất là từ Ấn Độ và Indonesia và các rào cản thương mại ngày càng lớn. Đại dịch Covid-19 tác động tới hầu hết các doanh nghiệp, nhưng với vị thế dẫn đầu ngành tôm tại Việt Nam, MPC có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu, kể cả khi dịch bệnh bùng phát.

Thị trường thủy sản Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu, nhất là sang một số thị trường như Canada tăng mạnh.

Hiện Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador lần lượt là các nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada. Về giá xuất khẩu trung bình, giá tôm Việt Nam cao nhất trong số các nguồn cung đối thủ trên thị trường Canada. Tỷ trọng tôm Ấn Độ và Việt Nam xuất khẩu vào Canada những năm gần đây tăng, trong khi tỷ trọng tôm Thái Lan và Trung Quốc ngày càng giảm.

Gần đây, nhiều cổ phiếu tăng mạnh sau khi Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA. Hiệp định này được kỳ vọng góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm bình quân từ 2,18-3,25% (giai đoạn 2019-2023) và mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, thủy sản,... nhiều cơ hội.

Khi EVFTA có hiệu lực, 50% số sản phẩm thủy sản sẽ được lập tức giảm thuế nhập khẩu về 0%, 50% còn lại sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình từ 3-7 năm. EU đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17-18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. 

Đối với sản phẩm tôm, EU chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến từ Việt Nam. Theo cam kết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu của nhiều loại tôm nguyên liệu sẽ ngay lập tức giảm về 0% và chỉ có một số loại sẽ giảm về 0% trong vòng 5 năm.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 23/10, chỉ số VN-Index tăng tục tăng và đã lên trên ngưỡng 955 điểm.

Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo tươi sáng hơn.

Theo MBS, thị trường bứt phá mạnh mẽ qua vùng tích lũy đã kéo dài 5 phiên vừa qua với độ lan tỏa rộng khắp. Điểm đáng chú ý trong phiên tăng này đã có sự tham gia của nhóm cổ phiếu Vingroup, bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng vốn là nhân tố dẫn sóng trong nhịp tăng này. Về kỹ thuật, VN-Index đã có phiên break thành công khỏi vùng tích lũy để xác nhận xu hướng tăng tiếp diễn, khởi đầu cho một con sóng lớn. Với mức thanh khoản như hiện nay, thị trường hoàn toàn có thể về lại thời điểm đầu năm ở 965 điểm trong các phiên tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/10, VN-Index tăng 10,87 điểm lên 949,9 điểm; HNX-Index tăng 0,88 điểm lên 140,86 điểm. Upcom-Index giảm 0,11 điểm xuống 63,64 điểm. Thanh khoản đạt 8.100 tỷ đồng.

V. Hà