Đôi lời trao đổi với nhà báo Mai Ngọc, đài PT&TH Thanh Hóa

Thái Hạo

2-2-2024

Trong sự kiện học sinh được phân công “cúi chào ô tô” giữa gió rét căm căm ở trường THCS Trần Mai Ninh (TP. Thanh Hóa) và đã gây bão dư luận những ngày qua, bên cạnh nhiều giáo viên, học sinh tham gia công kích, chửi bới những người nêu ý kiến trên mạng thì còn có cả phụ huynh – phóng viên.

Hình bên dưới là ảnh chụp status của phóng viên Mai Ngọc (mảng Văn hóa, đài PT&TH Thanh Hóa), đặc biệt, chị lại đang có con theo học trường THCS Trần Mai Ninh, như chính lời chị khẳng định.

Và bài viết đã được nhiều phụ huynh cùng đồng nghiệp của chị nhiệt liệt hưởng ứng và tán thưởng. Là một người quan tâm tới văn hóa, báo chí và đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, tôi thấy cần trao đổi đôi điều về bài viết mà tôi cho là nhiều nguy hại này.

Trước hết, phóng viên Mai Ngọc đã tráo đổi bản chất vấn đề để đưa ra đánh giá và dẫn dắt nhằm làm lạc hướng nhận thức của bạn đọc. Cái được ông Hoàng Tuấn Công đăng lên mạng và có ý kiến không phải là việc chào hỏi như một nét văn hóa tự nhiên, lành mạnh và thông thường giữa người với người – điều đó không có gì phải bàn bạc và tranh cãi cả; mà ở đây là chuyện học sinh được phân công trực cổng và phải cúi chào mỗi khi có ô tô ra vào. Tại sao lại có những phân công và nhiệm vụ kỳ quặc như vậy, xưa nay người ta chào nhau một cách tự nhiên chứ không ai đi chào cái ô tô cả!

Việc học sinh làm nhiệm vụ gập người liên tục mỗi khi có ô tô giáo viên ra vào cổng trường, gợi lên hình ảnh của cung vua phủ chúa, là thân phận bề tôi với vua quan, là tôi tớ với chủ nhân, chứ không phải hình ảnh thân thương ấm áp trong tình thầy trò. Sự việc càng trở nên tồi tệ hơn khi nó làm ra hai hình ảnh tương phản nhau chát chúa: Giữa một bên là học sinh phong phanh giữa trời mưa rét và liên tục gập người với một bên là giáo viên ngồi trong ô tô sang trọng, đóng kín cửa, lù lù qua lại một cách lạnh lùng.

Xin hỏi, có thầy cô giáo nào biết yêu thương học trò mà khi đi qua một cánh cổng như thế, trông thấy các em đang đứng co ro trong rét mướt hàng tiếng đồng hồ và gập người chào mình, lại không mau chóng tiến lại mà bảo các em “hãy lên lớp đi, đừng đứng đây nữa”? Thậm chí cần phải cấm các em làm như thế nếu đó là hành động tự nguyện của chính chúng nó. Chỉ có những trái tim lạnh ngắt vì đã đóng băng mới có thể thản nhiên đi qua một hình ảnh gây xót xa như thế.

Phóng viên Mai Ngọc thay vì nhìn nhận đúng bản chất của sự việc [nhiệm vụ chào ô tô] để có tiếng nói trung thực thì lại bẻ sang một vấn đề khác hẳn [văn hóa chào hỏi], hòng dẫn dắt dư luận, điều đó thật khó chấp nhận với tư cách một nhà báo.

Phóng viên Mai Ngọc viết tiếp, “mình tin là không có bất cứ ai bắt hay xui các con. Hôm ấy nhà trường có sự kiện, khách ra vào nhiều, các con cúi chào, đó là phản ứng tự nhiên mà lâu nay các con vẫn làm”. Nếu ở trên là đánh tráo bản chất vấn đề thì đến đây phóng viên Mai Ngọc đã đi thêm một bước dài: Bịa đặt thông tin. Việc trực cổng và cúi chào ô tô này là nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày của học sinh được phân công cụ thể và đã diễn ra nhiều năm nay, mà chính hiệu trưởng cũng đã xác nhận với báo chí, chứ không phải vì “Hôm ấy nhà trường có sự kiện, khách ra vào nhiều”. Lịch phân công trực cổng của trường THCS Trần Mai Ninh:

Ảnh chụp lịch công tác, trong đó có lịch trực cổng, phân công cho học sinh của trường THCS Trần Mai Ninh.

Việc phân công nhiệm vụ trực và cúi chào này là công khai và chắc chắn nhiều phụ huynh cùng toàn thể học sinh nhà trường đều biết, nay một phóng viên thản nhiên nói dối như thế trước cả thế giới thì các cháu còn biết tin vào ai? Lưu ý, học sinh THCS hiện nay hầu hết đều có dùng Facebook, cô Mai Ngọc không sợ các cháu đọc được hay sao?

Chúng ta giáo dục thế hệ trẻ trước hết phải bằng sự trung thực của chính mình, nhưng nay một người lớn, lại là phụ huynh nhà trường và đồng thời là một phóng viên mà có thể đổi trắng thay đen ngay trước cả nghìn con mắt học sinh như thế thì rõ ràng đang trực tiếp hủy hoại đi các giá trị nền tảng nhất, khiến các em cũng sẽ trở thành những người nói dối không biết ngượng khi nào không hay.

Nghiêm trọng hơn nữa, là một phụ huynh và biết đây là nhiệm vụ hàng ngày của học sinh chứ không phải “Hôm ấy nhà trường có sự kiện, khách ra vào nhiều” nhưng tại sao phóng viên Mai Ngọc lại cố tình lái sang vấn đề khác và bịa đặt ra một thông tin để bao biện như thế? Điều này chỉ có thể giải thích được khi chính cô cũng đã thấy rằng việc “cúi chào ô tô” trong hoàn cảnh ấy là sai và phản cảm, vì thế cô mới có chủ ý lái vấn đề đi chỗ khác.

Vậy là từ việc sử dụng tiểu xảo (đánh tráo vấn đề) rồi đưa thông tin sai sự thật thì đến đây, phóng viên Mai Ngọc đã thể hiện một động cơ có chủ đích, là thay vì phản ánh trung thực sự việc, cô đã quay ra bảo vệ cái sai và chỉ trích những người lên tiếng.

Đến đây, có thể thấy, bài viết của phóng viên Mai Ngọc không phải là một sự nhẹ dạ, bồng bột hay thiếu hiểu biết, mà còn hơn thế: Chủ ý sử dụng ngòi bút và năng lực viết lách của mình cho mục đích “không trong sáng”. Oái oăm thay, trong những bình luận trả lời bạn đọc dưới bài viết của mình, phóng viên Mai Ngọc lại chụp lên đầu những người lên tiếng là có “động cơ”, “động cơ xấu”, là “toan tính”, là “lái dư luận”, là “lợi dụng mạng xã hội để câu like câu view vì động cơ cá nhân”…

Bảo vệ nhà trường hay ai đó, trước hết phải là để bảo vệ học sinh. Bảo vệ sức khỏe, bảo vệ một môi trường giáo dục chuẩn mực, thân thiện và nhân văn để các em được phát triển và hoàn thiện nhân cách, đó nên là tôn chỉ của bất cứ ai đang làm công việc xã hội.

Trước mỗi sự kiện xã hội, bất cứ ai cũng có quyền nói ra quan điểm của mình và thẳng thắn tranh luận nếu muốn, nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc văn hóa cơ bản mà điều đầu tiên là sự trung thực (không bịa đặt thông tin, không bóp méo và đánh tráo vấn đề, không bẻ cong quan điểm của người khác…), thứ đến là ý thức tìm kiếm sự thật và cuối cùng là hướng vào việc xây dựng các giá trị tiến bộ chung cho xã hội. Tiếc thay, tất cả những điều phải làm và cần làm nhất này đều vắng bóng trong bài viết của phóng viên Mai Ngọc.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết của phóng viên Mai Ngọc rất hay . Hay là khi ta tưởng tượng các con đang chào mọi người . Nhưng hóa ra , các con đang chào cái ô tô có người ở trong . Không biết Cái Ô tô có cảm nhận đạo đức của các con mà phóng viên Mai Ngọc ca tụng không nhỉ , nếu cái ô tô có tâm và có hồn .

  2. Lễ phép & khiêm tốn là đức tính, theo tớ (khá) cần thiết trong hoàn thiện nhân cách của bất kỳ ai, và (phải) nên bắt đầu từ tuổi thơ . Đọc “trí thức” ngày nay, theres some serious lack, more like a void, an absence, of those qualities. Đọc “trí thức” ngày nay chỉ thấy ai cũng nghĩ mình là epitome của tri thức, đạo đức & những thứ của khỉ như vậy . Tất nhiên, họ hổng (ngu gì) nói mình là như vậy, nhưng trong cách họ lên án người khác, ví dụ trong bài này … i mean Holy Xít! Trích “phải tuân thủ những nguyên tắc văn hóa cơ bản mà điều đầu tiên là sự trung thực (không bịa đặt thông tin, không bóp méo và đánh tráo vấn đề, không bẻ cong quan điểm của người khác…), thứ đến là ý thức tìm kiếm sự thật và cuối cùng là hướng vào việc xây dựng các giá trị tiến bộ chung cho xã hội”

    Có thể Thái Hạo nghĩ những điều này thiếu vắng trong bài của Nhà Báo Mai Ngọc, nhưng có (những) người khác nghĩ chúng chưa (bao giờ) hiện diện trong TẤT CẢ những bài viết của Thái Hạo . Cùng 1 lò ra cả, Sêm Xít thui

  3. “Chúng ta giáo dục thế hệ trẻ trước hết phải bằng sự trung thực của chính mình”

    Có nghĩa khi đi dạy học, Lường Tú Tuấn tin vào những điều mình dạy ?

    Holy Xít! thats all i can say.

    “sự trung thực” của Thái Hạo chắc chắn hổng thể hiểu theo nghĩa thông thường, điều này đã được chính Thái Hạo chứng minh hổng dưới 1 lần .

  4. Gác cổng là công việc của người lớn,của phu trường.Học sinh chỉ trục gác,công việc của học sinh.Nhà trường tiếc kinh phí,lạm dụng quyền lực, buộc trẻ em học sinh làm công việc của người lớn là vì phạm pháp luật.Đáng thương thay cho học sinh của trường này.Phụ huynh học sinh không thấy đau lòng sao.Không ai phản đối,tôi cực lực phản đối việc này.

  5. CS gác tại các bốt gác trên trục đường GT, khi thấy xe biển xanh, điều phải đứng nghiêm chào cái ô tô dạng này!!!

  6. 1) Triệu Tài Sáng (03/02/2024 at 5:16 am) trích ở đâu cái câu do mình tự ý viết ra (dưới)?
    Học và làm theo ông Hồ :” nói dối mà có lợi cho đảng thì được phép nói”.

    2) Trong các lễ kỷ niệm lớn, đơn vị tổ chức thường phân công một “đội” đón tiếp khách quý ngay từ khi khách mới tới cổng.
    Khách đi ô tô lại càng được đối xử trang trọng.
    Chuyện các cháu chịu rét để chào cái ô tô là vậy. Nếu các cháu tự thấy vinh dự, cần phê phán khác với nếu các cháu than “khổ”.
    Nhà trường đã theo cách đón tiếp tổng thống của một quốc gia, để đón tiếp những cấp trên trực tiếp của mình.
    Hãy đặt vị thế của ban giám hiệu trong hành xử. Họ làm để nịnh bợ (cầu lợi) hay để được an toàn?

    • Nếu Đảng áp dụng những lời chối bay chối biến của trí thức cho mình thì rất có lợi cho Đảng

  7. Cái nọc độc “dối trá” của chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê đã được Đảng Cộng sản Việt Nạm tiêm vào đầu người Việt hàng mấy chục năm nay. Dối trá để ngu dân, dối trá để Đảng CSVN độc quyền tự tung – tự tác.
    Đa số người Việt đều bị nhiễm nọc độc “dối trá”, chất độc phát tán, mà chính họ cũng không nhận thức ra.
    Nhưng cũng may cho dân tộc khi còn có một số ít người có đủ sức đề kháng để ngăn chận cái thứ nọc độc “dối trá” đó.

  8. phóng viên Mai Ngọc là loại người xứ nịnh chuyên nghiệp để kiếm ăn thành thói quen nghề nghiệp- chính loại người này làm cho xã hội không phát triển những mặt tốt mà dung dưỡng cái xấu – rất độc hại!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây