LƯU MANH KẺ CHỢ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

CHOChợ. Người kẻ chợ. Nói chợ và người kẻ chợ như một văn minh của vùng, của xứ. Chợ là trung tâm giao lưu buôn bán. Chợ văn minh. Chợ buôn gian bán lận. Và cứ thế phát triển thành trung tâm “buôn gian bán lận”… văn minh.

Khi nhỏ tôi ở làng, đi chợ chỉ thấy vui. Vui với sản vật lạ, sản vật quen. Vui với người lạ, người quen. Và mặc cả để khỏi bị lừa. Nhưng dù mặc cả vẫn bị lừa. Vì người quê dù có khôn mấy cũng thua cái khôn của người kẻ chợ. 

Thực ra, chợ không phải là nơi làm chính trị. Nhưng khi nó phát triển, kẻ chợ lại chính là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa.

Nguyễn Tuân đi thực tế thường lấy chợ làm tâm điểm. Nhưng ông cũng bị chính trị chốn kẻ chợ làm cho hoảng loạn, đến mức phải bức tử tác phẩm của mình, viết bài tự kiểm thảo tựa đề “Nhìn rõ sai lầm”, để “nhận tội” và chối bỏ Vang bóng một thời, ông “thú tội” bị ma dẫn lối, quỷ đưa đường, nên đã viết phần giữa, Chùa đàn, tức tâm sự của nước độc, trước 1945 theo mạch yêu (ma) ngôn… (TK).

Văn Cao về thủ đô làm cách mạng, viết ra Tiến quân ca (sau thành Quốc ca) cũng bị chính trị “giam lỏng” 30 năm, cho đến lúc Đổi mới, mới in ra tập thơ .

Ai đã làm nên những việc ấy chốn kẻ chợ? Đó chính là lực lượng “lưu manh chính trị”.

Bọn lưu manh chính trị không cần biết anh là thù hay là bạn, anh là ngu hay là thông… miễn là “chính” tao “trị” mày nếu mày không giống tao. Đó là bọn ăn cắp tài năng, ăn cắp nhân cách, ăn cắp cái gì mày làm ra mà tao có thể ăn được, cho mày trắng tay, mày èo uột, mày chết đi thì tao mới tồn tại.

Hôm kia, ngồi với một vị cố vấn, anh bảo tôi nên ủng hộ cho ông z. Tôi bảo ông z. cũng hay, cũng gian hùng như Tào Tháo. Tôi hỏi lại anh bạn, hay là nước ta đang cần một Tào Tháo? Anh bạn cười, bảo cần người hơn cả Tào Tháo. Ôi, gian hùng hơn cả Tào Tháo thì nước mình làm gì có?

Lại thấy một lũ súc sinh mấy tuần nay dạng mồm thành loa tố cáo đồng nghiệp với bọn lưu manh. Bọn này mong bọn lưu manh lưu ý đến để có thể kết nạp vào hội lưu manh, nhưng anh cố vấn nói với tôi, cái bọn súc sinh ấy quá giàu trí tửơng bở. Vì bọn súc sinh chưa biết chính trị là gì.

Chính trị phải biết nói năng lịch sự, cao siêu, nói 1 hiểu 10, nói mười lấy 1. Cái bọn súc sinh thì nói nghìn cũng chỉ mong có xíu, một xíu xíu xoa đầu: Chú được đấy. Nhưng sau “được đấy” là gì? Là cứ bật loa cho nó sủa.

Tự dưng quay ngả nào cũng thấy chó sủa. Cổng ngõ nào của nhà người tử tế cũng khóa cả, sao chó cứ sủa. Thì ra không phải chó nhà sủa, mà, chó ngoài cổng sủa.

Cả cái chợ đầy tiếng chó sủa. Mà không phải sủa trăng. Đêm nay tối mịt.

Thì ra chốn kẻ chợ quá nhiều bọn lưu manh tự sủa mình.

Chiều buồn buồn, 6.8.2013

16 bình luận

  1. Hay lắm ,thật là thâm thúy, bác ạ!

    • Kẻ chợ. Con buôn. Xưa các cụ vẫn gọi thế cho đúng.
      Xưa, các cụ có làm quan ở kinh, hết quan lại phục viên, tức về lại quê, không sống chung với kẻ chợ.
      Mình bây giờ ai cũng cố về HN. Cả tôi và anh đều thế.

  2. Thâm thúy quá nhà thơ ơi !

  3. Thực ra thì như này : Con chó bec sủa thì cả đàn chó nhách sủa, tất cả đều “nghe nói… nhìn thấy”. Chó bec chỉ sủa một tiếng thôi, thậm chí gừ gừ trong họng và im.

  4. bây giờ còn buồn hơn thời bác viết “Tản mạn thời tôi sống”, bác ạ!

  5. rằng hay thì thật là hay….
    tai trâu thật uổng công ai khảy đàn….

  6. Bài viết quá hay ;không thể thêm dù là một chữ

  7. Bài viết của ông rất thâm thúy, nhưng cũng chỉ là đàn khảy tai trâu.

  8. Bực lũ chóa quá nó sủa làm mất cả ngủ, tiếc rằng hôm nay mới đọc bài này của bác, nếu đọc từ hôm qua em đã đi làm món RTC rùi

  9. – Hàng ngày, người ta cần nước sạch, rau sạch và xã hội cần một nền chính trị sạch. Có nhiều cách để nhận biết một nền chính trị trong sạch hay thối nát. Chẳng hạn, nhìn vào cách xử án của quan tòa, nếu thấy phù phép bẻ cong công lý, bảo vệ lợi ích quan lại, thì đích thị là chợ búa rồi.
    – Nhân bác Nguyễn trọng Tạo nói đến Văn Cao, em xin chép một bài thơ Về một con người, ông viết năm 1960, sau vụ NVGP:
    “Tôi đã gặp lại anh
    Im lìm như một bức ảnh
    Người anh dẹt như một con dao
    Gây nhiều vết thương cho bạn hữu.

    Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
    Đâu là cái cuối cùng
    Chỉ còn hai con mắt
    Trắng dã không thể dối lừa”.
    (Nguồn: Nhà văn công an, tác giả tác phẩm, 2005)
    Vũ Xuân Tửu

  10. Ôi Bác Tạo ơi – Thật là khâm phuc bác quá trời . Nếu mỗi tuần mà bác viết được một bài như thế này thì có lẽ đất nước ta sẽ nhanh chóng thoát khỏi lũ lưu manh kẻ chợ đó thôi – Xin hết lòng đa tạ bác

  11. Đúng là tư cách người quân tử.

    TM

  12. Rất thâm thúy và quá hay. Cám ơn bác Tạo.

  13. Một người nói nhiều người khen hay ..chỉ thế thôi ư…
    Hay ,sâu săc ,uyên bác đi nữa… nhiều nhiều người khen… nhiệt huyết đi nữa… mới chỉ là thế năng..Rung đùi.. hay hay…khà..(tốn tửu)
    Phải là động năng mới sinh ra công.. công mới cải thế!

    • Động năng mà gặp lực cản lớn thì sinh ra phản lực nguy hiểm vô cùng . Cần phải biết đoàn kết để các động năng hợp lực lại ngiền nát tất cả chúng nó mới chiến thắng được

Bình luận về bài viết này