Điểm đến

Ngôi chùa thần bí và huyền thoại dưới chân núi, bên trong phát hiện cổ vật vạn năm, chuyên gia phải hét toáng lên vì vui mừng

Quỳnh Như 11/12/2023 16:00

Không giống với vẻ về ngoài có phần đơn sơ, ngôi chùa này đang cất giữ nhiều báu vật vô giá khiến không ít khách thập phương phải thốt lên trầm trồ.

Chùa Nhẫm Dương là một địa danh gắn với Thánh Tổ Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt - Thủy Tổ của phái Tào Động Việt Nam. Chùa có tên chữ là Thánh Quang, dân gian quen gọi là chùa Nhẫm, nằm lọt thỏm trong khu hang động núi đá vôi Nhẫm Dương thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi hệ thống núi đá, hang động và bạt ngàn cây cối xanh mát quanh năm.

Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi hệ thống núi đá, hang động và bạt ngàn cây cối xanh mát quanh năm.

Điều kỳ lạ là dường như tất cả các dãy núi đá trùng trùng điệp điệp vây quanh chùa đều có đỉnh hướng về ngọn núi Nhẫm Dương – nơi chùa Thánh Quang tọa lạc. Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225 -1400). Có thể nói đây là khu di tích có lịch sử xuyên suốt từ thời tiền sử đến nay. Đặc biệt đây còn là nơi trụ trì của Thánh Tổ Đạo Nam Thông Giác Thuỷ Nguyệt ̣(1637-1704)­, Đệ nhất tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam ở thế kỷ XVII, XVIII.

Ngôi chùa gắn với Thánh Tổ Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt.

Ngôi chùa gắn với Thánh Tổ Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt.

Theo ghi chép thì đây là một ngôi chùa lớn được hưng công xây dựng vào thời Trần, đến thời Lê thì được tu bổ tôn tạo lớn. Theo tấm bia Thánh Quang Thiền Tự còn lưu giữ tại chùa cho biết, vào năm Tự Đức thứ 12 (tức năm Kỷ Mùi – 1859) đã trùng tu ngôi chùa này. Đến năm 1952, chùa Nhẫm Dương bị thực dân Pháp tàn phá và hư hại nặng nề, nhưng chỉ ít lâu sau, nhân dân địa phương đã dựng lại ngôi chùa bằng tranh tre tạm thời để thờ Phật. Năm 1996, chùa xuống cấp nghiêm trọng, ni sư Thích Diệu Mơ đã đứng lên vận động Phật tử xa gần phát tâm xây dựng lại trên nền đất cũ.

>> Cung điện nơi 'rồng bay lượn', được coi như trái tim của Hoàng thành Huế, nơi chứng kiến 13 đời vua triều Nguyễn lên ngôi

Ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần.

Ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần.

Hiện chùa có quy mô khá bề thế với kiến trúc nhà chữ Công thuần Việt gồm 5 gian tiền đường, 2 gian ống muống, 3 gian hậu cung. 5 gian tiền đường thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông (đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm), thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam) và thiền sư Tông Diễn (đệ nhị tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam). Ngoài ngôi chính điện, trong khuôn viên chùa Nhẫm Dương còn có nhà thờ tổ, vườn tháp, vườn mộ…

Chùa Thánh Quang bị phá hủy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chỉ còn lại 2 tháp mộ chất liệu đá chứa xá lị của 2 thiền sư thuộc phái Tào Động (1 tháp chứa xá lỵ của thánh tổ đệ nhất Thủy Nguyệt, thế kỷ XVII tại phía sau chùa; 1 tháp chứa xá lỵ đệ nhị tổ Tông Diễn trên núi đất sau nhà tổ).

Ngôi Bảo Tháp tại chùa Nhẫm Dương.

Ngôi Bảo Tháp tại chùa Nhẫm Dương.

Bên cạnh đó, chùa có khoảng gần 30 hang động lớn nhỏ bao quanh tạo thành một cảnh Phật toàn bích. Nổi bật nhất là tại động Thánh Hóa, nơi Sư Tổ Thuỷ Nguyệt viên tịch.

Không chỉ được bao bọc bởi hệ thống núi đá, hang động, chùa Nhẫm Dương còn được phủ xanh bởi gần 250 loại thực vật khác nhau. Tại đây vẫn còn nhiều loài thú tự nhiên sinh sống, trong đó đáng chú ý là đàn khỉ lên tới hơn 30 con vẫn đang được ni sư Thích Diệu Mơ chăm sóc, bảo tồn.

Trong chùa, ở dãy nhà bên trái là nơi trưng bày hàng chục tủ kính là nơi cất giữ các hiện vật vô giá được chia làm 4 nhóm gồm: đồ gốm, đồ đồng, đồ đá và các hóa thạch xương người, xương động vật thời tiền sử có niên đại từ 3-5 vạn năm. Cụ thể, có rất nhiều công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt bằng đá (rìu, bôn), kim loại (rìu, vòng, gương, chuông, giáo, cuốc, qua, kiếm, thố), hàng nghìn đồng tiền cổ của Trung Quốc, Việt Nam.

>> Ngôi già lam cổ tự niên đại hơn 1.000 năm giữa làng cổ bí ẩn, nổi tiếng một thời ở mảnh đất Kinh kỳ, được vua chúa thường xuyên ghé thăm

Trụ trì Thích Diệu Mơ bên những báu vật vô giá.

Trụ trì Thích Diệu Mơ bên những báu vật vô giá.

Phong phú hơn cả là hàng trăm đồ gốm cổ có niên đại trải dài suốt từ thế kỷ I-XX, trong đó nhiều đồ gốm vẫn còn nguyên vẹn, rất có giá trị trong nghiên cứu cuộc sống của người Việt cổ trên mảnh đất này. Cũng trong quá trình khảo cổ, các nhà khoa học còn tìm được cả răng vượn Pôngô hóa thạch.

“Trời ơi! Răng Pôngô! PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã vui mừng hét toáng lên khi tôi đưa cho ông ấy chiếc răng hoá thạch của đười ươi. Có 3 vị khách nước ngoài cũng đến đây mê mẩn với những hiện vật trưng bày tại chùa”, ni sư Thích Diệu Mơ kể.

Di cốt người cổ đại, một trong những hiện vật có giá trị nhất trong kho tàng cổ vật tại chùa.

Di cốt người cổ đại, một trong những hiện vật có giá trị nhất trong kho tàng cổ vật tại chùa.

Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, rất ít địa điểm khảo cổ học có giá trị đặc biệt như Nhẫm Dương. Nơi đây có chứa nhiều hiện vật minh chứng cho một quá trình lịch sử kéo dài, liên tục suốt hậu kỳ Cánh Tân, qua thời đại đá cũ, đá mới, kim khí đến tận thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn.

Động Thánh Hóa chứa đựng nhiều hóa thạch xương động vật, răng người Việt cổ, tiền cổ.

Động Thánh Hóa chứa đựng nhiều hóa thạch xương động vật, răng người Việt cổ, tiền cổ.

Các công trình nghiên cứu khảo cổ học thông qua các cuộc thám sát điền dã, nhất là hệ thống hiện vật khảo cổ đều khẳng định động Thánh Hoá và Hang Tối thuộc núi Nhẫm Dương là các di chỉ khảo cổ học quan trọng rất cần được bảo vệ, khai quật để nghiên cứu nhằm phát huy hết những giá trị đặc biệt của khu di tích này...

Với những giá trị đặc biệt to lớn về lịch sử Phật giáo và khảo cổ học, ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là Di tích quốc gia đặc biệt.

>> Bí ẩn ngôi cổ tự gần 2.000 năm tuổi biết 'hô mưa gọi gió': Độ nổi tiếng không khác gì Thiếu Lâm Tự

Ngôi chùa thanh tịnh rộng 10.000m2 'hướng sông Hương, tựa núi Ngự', được khách du lịch ví như 'bồng lai tiên cảnh nơi trần thế'

Tỉnh thành có tên gọi ‘kho chứa bạc của nhà vua’, được mệnh danh là ‘xứ sở chùa vàng’ Việt Nam với pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời lớn nhất cả nước

Ngỡ ngàng ngôi chùa có ngọn nến 1.300 năm không tắt, thu hút du khách thập phương tìm về chiêm bái

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-than-bi-va-huyen-thoai-duoi-chan-nui-ben-trong-phat-hien-co-vat-van-nam-chuyen-gia-phai-het-toang-len-vi-vui-mung-d112797.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngôi chùa thần bí và huyền thoại dưới chân núi, bên trong phát hiện cổ vật vạn năm, chuyên gia phải hét toáng lên vì vui mừng
POWERED BY ONECMS & INTECH