Got a TV Licence?

You need one to watch live TV on any channel or device, and BBC programmes on iPlayer. It’s the law.

Find out more
I don’t have a TV Licence.

Tường thuật trực tiếp

Thời gian tính bằng giờ Anh

  1. An ninh thắt chặt tại Sài Gòn

    Việt Nam, biểu tình
    Image caption: Lực lượng an ninh được tăng cường ngày 17/6 tại Sài Gòn
  2. Giáo xứ miền Trung biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu

    Giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An và Giáo hạt Văn Hạnh xuống đường biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu sáng 17/06.

    Video content

    Video caption: Giáo xứ miền Trung phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu
  3. Người Việt tại Hàn Quốc xuống đường

    Người Việt tại Hàn Quốc xuống đường phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu sáng 17/06.

    Video content

    Video caption: Người Việt tại Hàn Quốc xuống đường
  4. Giáo xứ miền Trung biểu tình

    Sáng 17/6, một số giáo xứ miền Trung xuống đường biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu.

    Trong ảnh là giáo dân giáo xứ Văn Hạnh, Hà Tĩnh sáng 17/6.

    Vietnam, bieu tinh
    Image caption: Tuần hành sáng 17/6 tại Hà Tĩnh
    Vietnam, bieu tinh
    Image caption: Biểu tình tại giáo xứ Văn Hạnh, Hà Tĩnh sáng 17/6
    Vietnam, bieu tinh
    Image caption: Giáo xứ Văn Hạnh ở Hà Tĩnh biểu tình sáng 17/6
    Vietnam, bieu tinh
    Image caption: Giáo dân giáo xứ Văn Hạnh biểu tình sáng 17/6
  5. Giáo xứ miền Trung phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu

    Tin cho hay ngày 17/6, Giáo hạt Văn Hạnh thuộc Giáo phận Vinh ở Hà Tĩnh tổ chức thánh lễ cầu nguyện quốc thái dân an và hàng trăm giáo dân tham gia phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu.

    miền trung
    Image caption: Giáo hạt Văn Hạnh hôm 17/6
  6. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về biểu tình

    Truyền thông Việt Nam dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông, Hà Nội hôm 17/6: "Lợi dụng quy định cho thuê đất 99 năm trong Luật Đặc khu để nói Trung Quốc vào 99 năm là mất nước, kích động đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, dẫn đến làm việc chống đối, phá hoại. Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc khác, có bàn tay phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài."

    "Tất cả đều vì nước, vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây."

  7. Luật sư Phạm Công Út: "Không có luật cấm biểu tình"

    Luật sư Phạm Công Út ở TP.Hồ Chí Minh viết trên trang cá nhân: "Biểu tình có phải là hành vi gây rối trật tự công cộng hay không? Tôi cho là không. Vì biểu tình là quyền của công dân theo Hiến pháp nước CHXHCNVN.

    Và hiện nay chúng ta không có luật cấm biểu tình. Việc rủ rê, lôi kéo người khác cùng mình tham gia biểu tình do vậy cũng không có quy định cấm đoán theo bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam.

    Việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc thủ đoạn khác nhằm cản trở công dân thực hiện quyền biểu tình đều mang dấu hiệu tội phạm theo quy định tại điều 167 Bộ luật Hình sự 2015. Đối chiếu với các quy định trên, dựa vào thông tin từ báo chí đưa hôm nay, tôi cho rằng Williams Nguyễn, người tham gia biểu tình bị bắt giữ ngày 11/6/2018 đang có dấu hiệu bị hàm oan.

    Cơ quan tiến hành tố tụng cần đình chỉ vụ án, trả tự do và thực hiện việc xin lỗi bồi thường cho nạn nhân theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước."

  8. Biểu tình ở Tokyo

    Hàng chục người tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu tại Shibuya, Tokyo, Nhật hôm 17/6.

    nhật
    Image caption: Biểu tình tại Tokyo
  9. Biểu tình ở Warsaw, Ba Lan

    Nhà báo Mạc Việt Hồng cho hay: "Khoảng 60 người biểu tình trước nhà mà những người này tin là của đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân ở Warsaw, Ba Lan, để phản đối Luật Đặc khu và An ninh mạng. "Đi với Thân và bán nước", "Không an ninh mạng, không đặc khu", "Trả lại cho dân quyền tự do, quyền làm người", "Đề nghị điều tra việc song tịch", "Việt Tân trả tiền biểu tình đi".. là các thông điệp những người biểu tình đưa ra."

    ba lan
    Image caption: Biểu tình trước nhà mà người biểu tình cho là của đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân ở Warsaw, Ba Lan
  10. Đại học Yale đưa tin cựu sinh viên Will Nguyễn bị bắt giữ tại VN

    Việc Will Nguyễn, một cựu sinh viên của trường bị bắt giữ khi tham gia biểu tình hôm 10/6 ở Sài Gòn vừa được tờ Yales News đưa tin.

    Theo Yales News, hiện chưa biết Đại học có sẽ can thiệp với chính quyền Việt Nam để yêu cầu trả tự do cho Will hay không. Tuy nhiên báo này cho hay cô Mary-Alice Daniel viết trên trang Facebook của cựu sinh viên Yale vào đầu tuần này rằng cô đã gặp Will, "người bạn thân nhất của tôi trong 15 năm", chỉ hai tuần trước trong khuôn viên trường cho cuộc hội ngộ 10 năm. Sáu ngày sau, Nguyễn bị giam tại Việt Nam. Mary-Alice Daniel cho biết đã nhờ các vị dân biểu Hoa Kỳ Lou Correa, John Culberson và các thượng nghị sĩ Chris Murphy, Richard Blumenthal, và những người ủng hộ khác đang vận động để được giúp đỡ bạ̣n.

    Will Nguyễn, 32 tuổi, người Mỹ gốc Việt có mặt tại cuộc biểu tình ở TP HCM hôm 10/6
  11. Từ khóa 'biểu tình' bị chặn trên SMS?

    Ngày 14/4, Facebooker Bạch Hồng Quyền cho hay trên trang FB cá nhân rằng các tin nhắn qua điện thoại (SMS) có chữ 'biểu tình' đều không thể gửi đi.

    Sau một số cuộc biểu tình rầm rộ tại một số tỉnh thành trong hai ngày 10-11/6 với đỉnh điểm là cuộc bạo động ở Bình Thuận, tình hình có vẻ lắng xuống.

    Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn lan truyền lời kêu gọi 'xuống đường' ngày 17/6 để phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu.

    View more on facebook
  12. Nguyên nhân nào sau vụ bạo động ở Bình Thuận

    Tờ VnExpress ngày 14/6 đăng một video clip với tựa ̣"Những kẻ gây rối ở Bình Thuận khai bị kẻ xấu kích động."

    Theo nội dung của video, hơn 20 người đang bị tạm giữ sau vụ việc "gây rối" ở Bình Thuận. Trước đó hơn 200 người đã bị đưa về trụ sở lấy lời khai nhưng phần lớn được thả về ngay sau khi ký cam kết không tái phạm.

    "Theo cảnh sát địa phương, trong số những người quá khích tham gia đập phá, nhiều thanh niên là người địa phương không công ăn việc làm, nghiện hút, có tiền án tiền sự. Họ khai được người lạ cho tiền, cung cấp gạch và xăng để ném vào trụ sở."

    Bộ trưởng Công an Tô Lâm được VnExpress dẫn lời nói sự việc ở Bình Thuận vô cùng nghiêm trọng. Ông Lâm yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu vụ việc ở Bình Thuận.

    Trong khi đó, mạng xã hội có nhiều phản ứng trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng người dân Bình Thuận giận dữ vì nhiều năm nay bị mất đất, bị xử oan, biển ô nhiễm, đi biển thì bị 'tàu lạ' bắn chết...

    Facebooker Trần Bang đăng bài viết của CLB Lê Hiếu Đằng đưa ra ba yêu cầu ngỏ: Quốc hội khẩn cấp lập một Đoàn Thanh tra cấp quốc gia về Bình Thuận; Xử lý những kẻ trấn áp bằng bạo lực người biểu tình ôn hoà trước khi xử lý người biểu tình có hành vi bạo động; Quốc Hội, từ sự cố đáng tiếc này, nhận ra tầm quan trọng cấp thiết của Luật Biểu tình, thúc đẩy để có sớm nhất Luật này, nhằm bảo đảm cho người dân có thể thực hiện quyền hiến định rất căn bản của mình một cách ôn hoà, hữu hiệu.

    View more on facebook
  13. 'Luật An ninh mạng làm tổn hại nghiêm trọng kinh tế Việt Nam'

    Reuters trích lời Liên minh Internet châu Á (AIC) nhận định rằng Luật An ninh mạng sẽ cản trở tham vọng của Việt Nam về GDP và tăng trưởng việc làm trong nền kinh tế kỹ thuật số.

    "Những quy định này sẽ dẫn đến những hạn chế nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm bớt đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội phát triển kinh tế trong và ngoài Việt Nam của các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp vừa và nhỏ," Giám đốc điều hành AIC Jeff Paine cho biết.

    Trong bối cảnh biểu tình phản đối dự Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu còn căng thẳng tại nhiều tỉnh thành, Tờ Tuổi Trẻ cho hay ngày 12/6, "VN Index 'đo sàn', chứng khoán bốc hơi 3,6 tỉ USD".

    Phiên giao dịch ngày 12/6 đặt dấu chấm hết cho việc níu giữ đà tăng trưởng của thị trường kể từ đầu tháng Sáu, theo Tuổi Trẻ.

    Việt Nam, an ninh mạng
    Image caption: Bạo loạn tại Phan Rí ngày 11/6
  14. 'Dịch chuyển đám mây điện toán về Việt Nam'

    Ngày 12/6, phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam, tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh - cơ quan thẩm tra Luật An ninh mạng, nói:

    Hiện nay Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu thông tin người dùng Việt Nam tại Hong Kong và Singapore. Nếu luật này có hiệu lực, doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi!

    Ngay lập tức, trên mạng xã hội lan truyền biếm họa dịch vụ 'dịch chuyển đám mây điện toán'.

    Việt Nam, an ninh mạng
  15. 'Nên công khai nút bấm của Đại biểu Quốc Hội'

    Nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay ông là một trong 15 đại biểu bấm nút không tán thành việc thông qua dự thảo Luật An ninh mạng.

    Trả lời phỏng vấn VnExpress ngày 13/6, ông Quốc nói "nếu coi đây là biểu quyết công khai thì phải để người dân được biết thái độ từng đại biểu".

    Ông cũng nói qua nghiên cứu, ông "nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra".

    "Khi ứng dụng công nghệ bấm nút, lúc đầu ai cũng thích lắm bởi chỉ tích tắc là ra tỉ lệ phiếu thuận, phiếu không tán thành, phiếu trắng hiển thị trên màn hình; nghĩa là tiện lợi hơn, nhưng tôi nhận thấy như vậy đã mất đi tính cụ thể. Bấm nút thì chỉ có con số và tỷ lệ chung. Người dân không được biết đại biểu nào ủng hộ, phản đối hay không có ý kiến về một vấn đề nào đó mà cử tri quan tâm."

    "Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp... Công nghệ đang phát triển và thay đổi từng ngày, từng giờ. Ai biết trước chỉ một vài năm tới công nghệ thay đổi thì nhà chức trách sẽ quản lý ra sao? Hay khi đó lại phải sửa luật?"

    Ông Quốc cũng nhắc lại trường hợp Bộ Luật Hình sự 2015 vừa được Quốc hội thông qua thì đã phải hoãn thi hành do có nhiều sai sót.

    "Với tinh thần như vậy, tôi nghĩ rằng việc công khai nút bấm sẽ góp phần tích cực vào sinh hoạt nghị trường," ông Quốc nói.

    Việt Nam, an ninh mạng
  16. 'Doanh nghiệp Việt sẽ lụn bại nếu không sửa Luật An ninh mạng'

    Luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook cá nhân:

    "Ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật ANM vào 9h57 sáng thứ ba 12/6/2018, thị trường chứng khoán đã bị chao đảo, có lúc giảm gần 30 điểm (giảm gần 3%). Đến phiên chiều có hồi phục chút ít, nhưng cũng giảm 18 điểm (1,8%). Nói cách khác các nhà đầu tư đã khá hoảng loạn trước Luật An ninh mạng.

    "Hiện tôi đang nghiên cứu các điều khoản của Luật ANM, và rất tiếc phải thông báo với các bạn doanh nghiệp, đầu tư, khởi nghiệp rằng : Luật này sẽ gây chi phí rất lớn cho các bạn, nhiều rủi ro sẽ luôn rập rình. Các bạn sẽ là người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất, chứ không phải quyền tự do ngôn luận của các công dân mạng."

    View more on facebook
  17. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp với địa phương

    Trang web chính phủ Việt Nam ngày 12/6 đưa tin:

    "Chiều nay, 12/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp nhằm không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội ở một số địa phương như vừa qua."

  18. 'Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN'

    Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) lập tức ra thông cáo báo chí, trích phát biểu của bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của tổ chức:

    "Quyết định này có nguy cơ gây hậu quả tàn hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong bầu không khí tự do phát biểu bị kìm nén sâu sắc, không gian mạng là nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến mà ít lo ngại về sự chỉ trích của chính quyền."

    "Luật cho phép chính phủ một quyền hạn bao quát để giám sát hoạt động trực tuyến của người dân, cuộc bỏ phiếu này có nghĩa là hiện nay ở Việt Nam không còn chỗ an toàn nào để mọi người tự do nói chuyện."

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44449357