Rừng Việt Nam mất nhiều sau 30 năm qua ảnh vệ tinh Google Earth

Rừng Việt Nam mất nhiều sau 30 năm qua ảnh vệ tinh Google Earth

Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nigeria (theo báo cáo của FAO năm 2005).

Tây Nguyên và Tây Bắc là hai khu vực chịu tác động nặng nề của nạn phá rừng.

So sánh hình ảnh lưu trữ từ Google Earth từ 1984 tới 2016 cho thấy nhiều mảng trắng trải dọc trên cả nước, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc.

Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp vào tháng 12/2015, từ năm 1975 đến cuối năm 2013, Tây Nguyên mất khoảng 32,8% diện tích rừng tự nhiên, giảm từ 3,8 triệu ha xuống còn 2,5 triệu ha.

Tuy diện tích rừng trồng mới có tăng nhẹ trong những năm gần đây, nhưng so với chất lượng rừng nguyên sinh bị mất đi “không thấm tháp vào đâu”.

Bộ TN-MT cho biết số lượng rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn. Phần lớn rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn lại là rừng nghèo.

Nguyên nhân chính của mất rừng trầm trọng do sự yếu kém và tham nhũng của chế độ hiện hành trong công tác bảo vệ rừng.

Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ.