BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1409. Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết

Posted by adminbasam trên 23/11/2012

Lao động cuối tuần

Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết

 Nguyễn Quang A

Khái niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân là hư vô, nhà nước đại diện chủ sở hữu là mâu thuẫn. Đó là nội dung cơ bản của ý kiến của đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) tại phiên thảo luận về dự thảo Luật đất đai ngày 19-11-2012.

Ý kiến này không khác ý kiến của ông Dương Trung Quốc đã nêu ra từ lâu trên diễn đàn Quốc hội: quyền sở hữu toàn dân là hư quyền. Trong phiên thảo luận trên có 52 đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến. Tuyệt đại đa số đồng ý với quy định hiện hành, được khẳng định lại trong dự thảo Luật đất đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Cũng có một số đại biểu có vẻ nhất trí với sở hữu toàn dân trong câu mào đầu nhưng nội dung phát biểu lại toát ra là về cơ bản họ cũng nghĩ như đại biểu Hà Sĩ Đồng. Đó là các ý kiến của các đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu), Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình). Ý kiến của ông ông Hà Sỹ Đồng chiếm chưa đầy 2%, nếu tính cả 3 vị sau cũng chỉ đạt 7,7% số ý kiến. Nếu ông Dương Trung Quốc vẫn giữ ý kiến của mình, thì những người có ý kiến như các ông vẫn chiếm thiểu số rất nhỏ.

Nhưng ý kiến đa số, dẫu là tuyệt đại đa số, hoàn toàn không có nghĩa là ý kiến đó đúng, đại diện cho ý chí của nhân dân. Lịch sử thế giới và lịch sử nước ta đã chứng kiến vô vàn ý kiến đa số là sai.

Nhận ra tầm quan trọng của Luật đất đai, nên phiên thảo luận ngày 19-11-2012 của Quốc hội đã được truyền hình trực tiếp và người ta cũng hứa sẽ lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.

Phải nhắc lại, khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai là khái niệm xa lạ, mới chỉ được biết đến ở Việt Nam từ ngày 18-12-1980 (Điều 19 Hiến pháp 1980). Trước đó khái niệm ấy không tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam và cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Khái niệm này được vay mượn từ Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã khoảng một thập kỷ, và mới chỉ tồn tại ở nước ta 31 năm qua. Ở Việt Nam trước đây và ở hầu hết các nước trên thế giới, thường có 3 loại quyền sở hữu đất rạch ròi: sở hữu nhà nước (chứ không phải toàn dân); sở hữu cộng đồng; sở hữu tư nhân (của cá nhân và tổ chức tư nhân).

Việc thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn đã gây ra quá nhiều hệ lụy. Ảnh: TL

Chỉ có các thể nhân và pháp nhân (nói nôm na là các đối tượng có thể bị kiện) mới có thể là chủ sở hữu của bất cứ thứ gì. Nhà nước, các tổ chức có tư cách pháp nhân là các pháp nhân, các cá nhân là các thể nhân và họ có thể và chỉ họ mới có thể là các chủ sở hữu. Toàn dân nghe có vẻ cao sang nhưng không là pháp nhân cũng chẳng là thể nhân nên không thể là chủ sở hữu được. Phần rất lớn đất đai, hầm mỏ thuộc sở hữu nhà nước, hãy ghi nhận điều đó và đừng đánh tráo khái niệm thành sở hữu toàn dân. Như thế ông Dương Trung Quốc và ông Hà Sỹ Đồng hoàn toàn đúng và đa số thì sai.

Nhiều người cho rằng giữ nguyên quy định cũ là hợp với Hiến pháp, hợp với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Rất đáng tiếc chúng ta chưa có hiến pháp theo đúng nghĩa, tuy có một văn bản gọi là Hiến pháp do Quốc hội thông qua. Cần có những thảo luận sâu rộng về Hiến pháp, về lập hiến và chủ nghĩa hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đặt vấn đề phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp.

Hãy để cho nhân dân quyết định và việc phúc quyết phải được tổ chức theo các thủ tục minh bạch, có các lựa chọn khả dĩ được trình bày mạch lạc, được thảo luận công khai trong một khoảng thời gian đủ để người dân tham gia và hình thành quyết định của mình. Thiếu sự thảo luận, thiếu các lựa chọn khả dĩ được trình bày mạch lạc, và nhất là thiếu thủ tục bỏ phiếu minh bạch, thì mọi sự “phúc quyết” đều vô nghĩa.

Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thật sự coi trọng quyết định của nhân dân, tôi đề nghị hãy để dân quyết định về sở hữu đất đai với 2 lựa chọn khả dĩ: a) đất đai thuộc sở hữu toàn dân (như dự thảo Hiến pháp và dự thảo Luật đất đai); và b) có đất thuộc sở hữu nhà nước, có đất thuộc sở hữu cộng đồng và có đất thuộc sở hữu tư nhân (của cá nhân, tổ chức tư nhân).

Tương tự, một số điều hết sức căn bản khác của Hiến pháp mà nhiều người cho là “nhạy cảm” cũng nên để nhân dân thảo luận rộng rãi, hình thành các lựa chọn khả dĩ khác nhau được trình bày thật mạch lạc và sau đó đưa ra trưng cầu dân ý (về từng lựa chọn) để nhân dân phúc quyết. Nếu chỉ có một lựa chọn thì nêu rõ: đồng ý hay không đồng ý.

Những lựa chọn nào được đa số cử tri tán thành được ghi vào hiến pháp, những lựa chọn bị đa số nhân dân bác bỏ thì không được đưa vào dưới bất cứ hình thức trá hình nào.

Về thủ tục phúc quyết, quan trọng nhất là vấn đề bỏ phiếu và kiểm phiếu. Phải công khai, minh bạch, có sự giám sát mọi chi tiết (trình bày các lựa chọn; lập phiếu xin ý kiến nhân dân; tổ chức; kiểm phiếu; công bố kết quả; vân vân) bởi các đại diện khác nhau của nhân dân và báo giới (thậm chí của quan sát viên quốc tế, thí dụ của Liên Hiệp Quốc). Joseph Stalin đã từng nói đại ý “không quan trọng là những ai bỏ phiếu, quan trọng là ai là những người kiểm phiếu”. Chúng ta không nên và không thể “học” Stalin, Liên Xô về những thủ đoạn này.

Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Ai cũng nói như vậy. Hãy để người dân thực sự quyết định số phận của mình bằng cách tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận về Hiến pháp, về các luật cơ bản của đất nước chứ không chỉ riêng về luật đất đai.

Làm được như vậy hay chí ít có một lộ trình rõ ràng để làm như vậy sẽ khơi dậy các nguồn lực to lớn của nhân dân để xây dựng một “nhà nước của dân, do dân và vì dân” thực sự.

N.Q.A

Ghi chú: những chữ màu đỏ là bị cắt bỏ từ bản gốc khi biên tập.

37 bình luận to “1409. Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết”

  1. […] 1409. Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết […]

  2. Dân ngu nói said

    ÔI dào! cái chuyện đất đai nó “đơn giản như đang giởn”, vậy mà mấy chục năm rồi dưới sự lãnh đạo tài tình từ thời Bác và đảng, mà cho đến ngày hôm nay vẫn chưa giải quyết được, thì thật khó hiểu cho cái thiên đường XHCN này, do Bác mang từ Liên Xô và TQ về, thì nhân dân VN xây dựng cho đến bao giời mới xong? Ngày hôm nay đã là năm 2012 rồi mà : Nước bốn ngàn năm sao chẳng khá Dân nghèo vất vã chẳng đủ no
    Nói về chuyện đất đai ở VN ta nó rắc rối và đau đầu, từ khi mà Bác đem cái học thuyết Mác Lênin du nhập vào đất nước, thì chuyện đất đai nó cứ như “căn bịnh nan y” không có thuốc chửa.Năm 1953 với khẩu hiệu “người cày có ruộng”,Bác và đảng làm cuộc cách mạng “cải cách ruộng đất”, tức là lấy lại đất đai từ những người mà Bác và đảng, ghép vào thành phần phú nông và địa chủ chia cho người nghèo,với sự trợ giúp của các cố vấn TQ đã giết hàng ngàn người dân VN.Những nông dân nghèo VN đi làm thuê cho các phú nông,địa chủ,nay tự dưng được nhà nước phân chia cho ruộng đất, lòng khấp khởi mừng thầm trong bụng, từ nay mình đã được làm “chủ sở hửu” mãnh đất của mình,thoát khỏi cảnh phải đi làm thuê làm mướn cho các phú nông và địa chủ,mình nên một lòng theo Bác và đảng .Nhưng nổi mừng vui chưa được trọn vẹn, thì người nông dân lại được mang vào cổ mình cái tròng mới với danh nghĩa “hợp tác xã”,tức là đất đai được đưa lại vào “hợp tác xã”, chịu sự phân công và quản lý kiểu tập thể,dưới sự lãnh đạo của tập thể đảng và nhà nước.Thế là từ chổ ngày trước đi “làm thuê làm mướn” cho một ông phú nông hay địa chủ,chịu khổ cực để đổi lấy miếng ăn,thì nay mang tiếng là “người cày có ruộng”,thì lại nai lưng ra làm thê làm mướn không chỉ có một ông địa chủ, mà có đến cả một “tập thể địa chủ” đè đầu cởi cổ, từ anh ‘thư ký” cầm bút đi chấm công hàng ngày, cho đến tập thể các “cơ quan ban ngành hợp tác xã”.Rồi “của cải của hợp tác xã’ làm ra, lại trích ra một phần đem nộp vào ngân sách của nhà nước, để nuôi cả bộ máy lãnh đạo.Ôi thôi! Người nông dân đang làm thuê làm mướn cho một anh địa chủ đã thấy khổ rồi,nay được Bác và đảng phát động chiến dịch “người cày có ruộng” tưởng rằng mình đã được ‘đổi đời”,đã được làm chủ sở hửu mãnh đất do Bác và đảng ban phát,thì nay lại quay sang làm mướn cho cả một tập thể các “ban ngành hợp tác xã” và nhà nước.Đồng thời cái mãnh đất mà Bác và đảng ban phát đó lại được “nhà nước quản lý”,mình thì lại tiếp tục cái nghiệp làm “trâu đi kéo cài thuê” cho tập thể và nhà nước,nó còn khổ hơn cả thời địa chủ.Vì vậy người nông dân chỉ còn tự biết an ủi mình với phương châm “hy sinh đời bố cũng cố đời con”,góp công, góp sức vào cho Bác và đảng xây dựng nước VN tương lai sẽ trở thành “thiên đướng chủ nghĩa cộng sãn,làm theo lao động hưởng theo nhu cầu”,nghĩa là sức bạn ngày hôm nay chỉ làm ra được có ‘mười đồng”, nhưng nhu cầu của bạn là “một ngàn hay một vạn đồng’, thì xã hội vẫn chi cho bạn “một ngàn một vạn” để bạn tiêu sài thỏa mãn theo nhu cầu của bạn,đến như cỏi thần tiên còn phải ghen tỵ cái “thiên đường cncs” của Bác và đảng vạch ra cho nhân dân VN.
    Rồi sau ngày hòa bình thống nhất được vài năm đảng và nhà nước thấy “chiếc bánh đất đai” nó cho “nhiều lộc” thế là luật đất đai được quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân , nhà nước đại diện chủ sở hữu”,thế là người nông dân với danh xưng “người cày có ruộng”,nhưng mà là ruộng thì trên danh nghĩa của mình,lại do nhà nước quản lý,nói tóm lại người dân chẳng có quyền “tư hửu” nào về mãnh đất của mình cả. Thế là với luật đất đai như hiện nay đã đẻ ra “sâu lớn,sâu bé” nói chung cả “giồng họ nhà sâu”,”sâu lớn” thì ăn đất to “sâu bé” thì ăn đất nhỏ, chúng ta chia nhau cùng ăn,để không ai nói được ai,chỉ khổ cho dân đen “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vậy mà khi “sâu lớn,sâu bé” đến ăn đất chỉ còn biết cắn răng mà chịu vì biết kêu ai?Kêu hả gương Đoàn Văn Vươn đang ăn cơm tù chưa biết ngày ra,nông dân Văn Giang đó bị các đầy tớ của dân,trang bị súng ống tận răng đàn áp, đánh đập bắt bớ, dã man,còn nhiều, nhiều lắm trường hợp người dân bị áp bức đánh đập, trên khắp cái đất nước thiên đường XHCN này.
    Vậy thì với một “chiếc bánh béo bở là đất đai”, đảng và nhà nước đã dành phần cho mình, thì chuyện “Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết” mà Ts Nguyễn Quang A trình bày theo tôi là chuyện không thể “xảy ra” khi mà “cơ chế” này còn tồn tại?
    Nhưng dù sao cá nhân tôi cũng cám ơn Ts Nguyễn Quang A, đã mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình về luật đất đai của VN, mặc dù biết rằng ý kiến của Ts không được đảng và nhà nước này chấp nhận.Nhưng dù sao là một công dân có tâm và có tầm với đất nước, có tiếng nói đóng góp như Ts cũng là một điều rất đáng quý và rất đáng trân trọng,chúc TS và gia đình được bình an trong cuộc sống đầy nhiễu nhương này.

  3. Lê Huy. said

    Các ý kiến của bác Nguyễn Quang A trong bài này là hợp lẽ tự nhiên, hợp lòng dân…
    – Về đất đai, về Hiến pháp và các đạo luật liên quan trực tiếp (dễ nhận biết) đến quyền dân…NÊN và PHẢI để dân được toàn quyền quyết định ! Nếu không làm được Công khai – minh bạch như vậy thì Nhà cầm quyền sẽ tự biến Chính quyền thành Ngụy quyền – Gian trá và Không chính danh !
    Cảm ơn bác Nguyễn Quang A !

  4. Nguyen said

    The de nguoi Dan bieu quyet xem co nen delete XHCN ko? Theo toi thi nen.

  5. Dũng_Ninh Thuận said

    để dân phúc quyết vấn đề sở hữu đất đai. nếu dân đồng ý để nhà nước được đại diện quyền sh thì nhà nước có quyền đại diện, nếu dân khg đồng ý giao thì đất đai sẽ thuộc sở hữu của dân. vậy thôi.

  6. […] 1409. Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết (Nguyễn quang A /Anhbasam) […]

  7. […] Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết […]

  8. Trần Quốc said

    Nhớ là nhà văn Sơn Tùng có viết cụ Hồ làm tiến sĩ về vấn đề đất đai của nông dân châu Á thì phải, sau được phong giáo sư cụ không nhận. Có lần nói rồi, mọi chuyện đất đai phải căn cứ vào luận án của cụ thì mới bảo đảm.

  9. montaukmosquito said

    Nền tảng của nó ở đây nè

    1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

    Nếu các bác còn tin vào chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, lúc nào cũng đúng kể cả lúc sai, thì phải bảo vệ Đảng Cộng Sản như bảo vệ tính mạng mình . Còn không thì dẹp . Hễ còn kiên định chủ nghĩa thì còn “sở hữu toàn dân” về đất đai .

  10. Bèo dạt mây trôi said

    Các bác cứ yên trí đi, khi nào các quan cướp xong đất dân thì sẽ có sở hữu tư nhân về đất đai .

    • BSJ said

      Có người cùng quan điểm, rất vui !
      Vừa rồi, em là em định lên tiềng cảnh tỉnh chuyện này ! Bác Quang A thì nói bằng cái tâm của mình, nhưng bọn cá mập kia, tác nhân gây nên hàng triệu đơn khiến kiện , chúng nó đớp sạch xong bây giờ sẽ “ tìm cách” quay sang ủng hộ “chống lại chủ trương sở hữu toàn dân “ để hợp thức hóa của phi pháp. Những đơn kiện phải giải quyết thoả đáng trước. “Đất chính chủ” phải về lại tay của “chính chủ” trước, sau đó mới đến tranh đấu cho “ sở hữu tư nhân”!
      Nhưng chỉ mới nghĩ đến đã thấy rùng mình vì chồng chéo và loạn lạc ! Hic . Dường như Lê công Định xưa đã cảnh báo CSVN có thể chết vì các vần đề sở hữu đất đai? Với truyền thống “nông nghiệp lạc hâu” hơn 70% nông dân , điều ất rất có thể sẽ không có giải pháp, mà phải đợi bùng nổ . CSVN và CSTQ đều đang cùng nhau châm ngòi quả bom này !

  11. Bèo dạt mây trôi said

    Hoàn toàn tán thành ý kiến của TS Quang A .Hãy trả lại cho nhân dân cái gì muôn đời vẫn là của họ.

  12. Kane said

    Những thiên tài của dân Việt, các nhà lãnh đạo, người đống ý với việc ‘Đất đai là sở hữu toàn dân’ nên được Anh Ba Sàm đưa hình cho mọi người thấy mặt mũi… để biết nó tối tăm và gian xảo cỡ nào.

  13. Xóa điều 4 hiến pháp said

    Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thật sự coi trọng quyết định của nhân dân, thì xóa bỏ điều 4 hiến pháp.

  14. Long said

    Đất đai là sở hữu của toàn dân, như vậy nhà nước đã quốc hữu hóa đât đai. Tuy vậy, tại sao khi nhà nước vừa ban hành bản hiến pháp có quy định này thì chúng ta không kiến nghị, không phản đối? Khiến cho nhà nước hiểu là toàn dân đã HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC.

    Toàn dân ta đã có lỗi quá lớn với nhà nước rồi!!!

  15. nong dan said

    Cám ơn Bác A dám nói !
    Cám ơn Lao động cuối tuần dám đăng!
    Vậy là quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Quang A trái chiều với Tiến sĩ Nguyễn Đức Bình. Nhân dân chúng tôi rất mong :Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Đức Bình luận bàn về XHCN và được truyền hình trực tiếp trên phạm vi cả nước để nhân dân được SÁNG MẮT, SÁNG LÒNG.

  16. Trần Đông A said

    Đồng ý với TS Quang A. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải chỉ là quyền sở hữu ảo, là hư quyền mà thực sự nó là khái niệm dối trá dùng để lừa bịp nhân dân. Vì người chủ sở hữu gì mà muốn được sử dụng vật mình sở hữu thì phải đi xin (xin chính quyền cấp sổ hồng, sổ đỏ QSD…) và người xin có người được có người không, người được nhiều, kẻ được ít, người được nhanh người được chậm… , người quản lý (nhà nước và còn được gọi là đầy tớ) thì được quyền ban phát, quyền định đoạt, quyền ra quyết định cấp cho ai người ấy được….
    Sự dối trá này, nó xuất phát từ mệnh đề ” Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” do ĐCSVN sáng tạo ra vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
    Với thể chế được khai triển từ mệnh đề trên và thực tiễn chứng minh thì ĐCSVN với Nhà nước VN tuy hai mà một, chỉ còn nhân dân là lẻ loi, nên được phong cho “làm chủ” để bớt đi cảm giác cô thế và buồn tủi.
    Ông chủ “nhân dân” này đương nhiên bị hai tròng Đảng, tròng nhà nước lãnh đạo và quản lý.
    Ông Quốc hội cũng chỉ là những cái loa đa thanh, phát ra nhiều tiếng nói cho vui, nhưng thực sự thì là những cái máy bấm nút được lập trình bởi ông “Đảng CSVN” (cũng là “ông Nhà nước CSVN”) và cũng là thêm một lớp tuồng để lừa nhân dân mà thôi.
    Hiến pháp, luật đất đai… chỉ do ông “Đảng CSVN” quyết định cả.

    Khi thể chế này không thay đổi và nền chính trị Việt Nam không có ít nhất hai ông “Đảng” trở nên thì người dân Việt Nam khó có cơ hội được sở hữu thật mảnh đất của mình và thực sự được làm chủ đất nước mình.

  17. […] 1409. Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết […]

  18. Hoa said

    Các ông ,các bà nghị vô cảm quá .Đất đai thuộc sở hữu toàn dân gây ra bao hệ lụy ,bao cảnh bất công ,nào quan tham ăn đất đến bội thực ,nào là dân lao động bị cướp nhà cướp đất ,hoàn toàn trắng tay ,trở thành dân oan đi khiếu kiện liên miên…Vậy mà phần lớn họ vẫn biểu quyết là sao?Họ không biết hay cố tình mũ ni che tai ,ngậm miệng ăn tiền?

  19. Nhan said

    Trong tình hình xã hội bị lũng đoạn, rối ren – lợi ích nhóm, tội ác, tham nhũng tràn lan – đạo đức và luật pháp bị coi thường nghiêm trọng như hiện nay, thì việc bầu cử + bỏ phiếu tín nhiệm + bỏ phiếu bất tín nhiệm ở VN chỉ là những thủ đoạn bịp bợm về chính trị mà thôi.

  20. Vinh said

    Có gì thay đổi đâu mà các vị cứ tham góp dài dài …thói lừa bịp ,đánh lận dân đen từ lâu đã là kim chỉ nam trong hoạt động chính trường của tập đoàn lãnh đạo mang danh ĐảngCSVN.Chính cái tên gọi của nó đã thể hiện điều ấy.Cao kiến của Tiến sĩ A chân chính đúng đắn song đạt được bao nhiêu 0,…%,khi đa số sai nhưng đa số lại là “toàn dân” có Đảng trị tham tàn đứng mũi chèo chống ” vì dân ,do dân” .Những người không cùng chính kiến với Đảng đã bị ép tội ,chẳng qua do họ chỉ là “số ít” đó sao ?

  21. Lạc Việt said

    Lo gì các bác! Chúng ta còn đất đai rộng lớn ở hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Lưỡng Quảng) mà Trung Quốc đang quản lý hộ. Khi nào đòi được về Việt Nam thì Nhà nước sẽ chia hết cho dân. Cứ yên tâm đi các bác ơi!!!

  22. Đại_úy said

    “…Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thật sự coi trọng quyết định của nhân dân…”
    NẾU thế thi Viện IDS đã không phải tự ngưng hoạt động ! NẾU vậy thì Việt Nam đã không nát loạn như giờ đây ! NẾU không có vậy cá nhân tôi sẽ bỏ phiếu bầu Tiến sĩ làm Thủ Tướng Việt Nam !

  23. vy said

    Các vị đừng đùa nữa , để dân đen tôi làm ăn

  24. Tiểu Điền Địa said

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A dấn thêm một luồng âm thanh sấm sét vào các lỗ tai thực vật lãnh đạo đảng,nhà nước Việt Nam! Sự thật,sau 1975 đảng chưa nghĩ đến giành quyền sở hữu đất đai. Lúc này đang lo chiếm hữu chiến lợi phẩm như nhà,tivi,tủ lạnh,máy điều hòa và nhiều sản vật của VNCH để lại. 5 năm sau không còn gì chiếm hữu,thế là nghĩ ra đất,”nhà nước thống nhất quản lý”. Thế là cán bộ đảng,nhà nước được quyền sở hữu đất đai của cả nước Việt Nam. Ông giám đốc nhà máy bia Sài Gòn sở hữu 7 biệt thự. Đảng tự trả công cho mình bằng luật đảng sở hữu đất đai là quá cao so với công lao lãnh đạo;nhân dân thực hiện thành công cách mạng thì chỉ được quyền sử dụng có thời hạn theo quy định của đảng. Bất công quá! Đảng sở hữu đất đai là nguyên nhân chính tạo ra nhiều khu ổ chuột,gây nên ùn tắc giao thông. Đảng chỉ lo cắm đầu chiếm đất nội địa mà bỏ bê việc quy hoạch,không dành 20 – 25% đất cho giao thông như các nước văn minh đi trước. Đảng chỉ dành 5 – 7% đất cho giao thông,nay nó kẹt thì dùng biện pháp hành chính hành dân. Thời đại thay đổi vùn vụt,sao đảng không chịu thay đổi gì cả. Nghĩ mà chán ngấy cái đảng này. Có xứ nào mua 1 đô cũng bán quách cho khuất. Đồ ăn hại.

  25. Lú Phú Trọng said

    Cái gì chúng tôi làm với bất kỳ mục đích gì, và thường là mục đích phục vụ băng đảng chúng tôi, đều nhân danh Toàn dân… thì ai có thể “kiện” chúng tôi đây?! Bà con đừng nghe ông Quang A, ông ấy muốn đuổi chúng tôi khỏi “ngai vàng” đấy mà! Ông cứ cẩn thận đấy, miếng đất ông đang ở thuộc sở hữu toàn dân đấy, ông mà cứ “to mồm” thế này thì đừng trách chúng tôi tịch thu miếng đất đó cho Toàn dân nhé!!!

    • Lú Phú Trọng said

      Vừa mới chính thức đảm nhận cái chức trưởng ban phòng chống tham nhũng thôi mà cái điện thoại của Lú tôi hôm nay “bận rộn” hơn hẳn… Hahahaha, đời Lú lên hương rồi bà con ơi: các chức Tổng bí nghe thì “to” thật nhưng giá trị quy ra “thóc” thì kém lắm, nhưng lần này sẽ khác: đồng chí nào tham gia vào “phong trào tham nhũng” mà muốn “hạ cánh an toàn” hoặc “giơ cao đánh khẽ” bằng luật của đảng (chứ không phải luật áp dụng cho dân đen) đều sẽ phải qua tay tôi, lo gì đồng chí đó không “nôn” ra cho tôi… húp!!! Chờ lâu quá mới đến lượt mình đánh chén, không “làm tới” có họa quá ngu à?!

  26. anh chi em said

    Sohuu toandan Chi la hip bom

  27. Cụ Hồ cũng có nói về phúc quyết hiến pháp. Cưu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An cũng có nói về phúc quyết hiến pháp. Ông NQA cũng nói về phúc quyết hiến pháp. Ba người nầy sai à?

  28. nobody said

    Những khái niệm mơ hồ như: làm chủ tập thể, tập thể lãnh đạo, nhân dân làm chủ v.v. : là NOBODY và hậu quả là một hệ thống đảng, chính phủ, kể cả quốc hội tham nhũng tràn lan

  29. decom5555 said

    Lam gi DCS cho dan phuc quyet?
    Co ma trai dat no tung ngay!

  30. QuangPhong said

    Nhà nước Đại diện Chủ sở hữu , à thì là mà là …
    Cái Ông Chủ sở hữu chỉ có quyền sử dụng đất đai ( chỉ sử dụng thôi ) còn cái Ông Đại diện cho Chủ sở hữu có quyền định đoạt tất – quyền to hơn cả Ông chủ sở hữu- lạ thế đó , từ đó có lẽ mới sinh ra lắm chuyện đây .

  31. TEM cái chơi!

Bình luận về bài viết này