BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1290. Sự thất bại của mô hình Tập đoàn kinh tế

Posted by adminbasam trên 05/10/2012

Ghi chú: Một bài phỏng vấn giữa phóng viên Lao động với TS Nguyễn Quang A, đã được biên tập và đăng chính thức. Xin đưa dưới đây cả bản gốc ban đầu và bản được biên tập để tiện cho độc giả theo dõi.

Bản đầu tiên là bản gốc, những đoạn màu đỏ sẫm được biên tập thay thế bằng nội dung khác, còn những đoạn màu đỏ tươi đã bị lược bỏ ở bản được biên tập.

Sự thất bại của mô hình Tập đoàn kinh tế

Giải pháp cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là chúng phải thuộc quyền quản lý của một Công ty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân, Công ty này hoạt động theo một luật riêng do QH đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước CP, trước QH và quan trọng nhất là trước công chúng. TS Nguyễn Quang A trao đổi với Lao động xung quanh việc 2 Tập đoàn VNIC và HUD kết thúc mô hình tập đoàn.

PV: Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD)đã kết thúc hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế. Thưa TS, đây là một biểu hiện cho thấy sự thất bại của mô hình tập đoàn kinh tế? Hay đây là vấn đề quản lý tập đoàn?

TS Nguyễn Quang A: Đây là thất bại của mô hình tập đoàn (TĐKT), nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản dù cả 2 cơ chế đều dở cả. Từ năm 2006, tôi đã có ý kiến đặt vấn đề sự hợp pháp hay không của mô hình, và dự đoán thế nào mô hình này cũng thất bại. Tất nhiên, sự thất bại của HUD và VNIC có nguyên nhân từ việc quản lý, nguyên nhân này cũng lớn nhưng không phải là nguyên nhân chính.

PV: Thiếu sự cạnh tranh phải chăng là nguyên nhân chính cho sự thất bại của VNIC, của HUD nói riêng và mô hình DNNN nói chung, thưa TS?

TS Nguyễn Quang A: Tập đoàn là việc học tập theo kiểu sao chép các mô hình TĐKT từ những năm 60 thế kỷ trước của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là TĐKT Nhật, Hàn đều là những công ty tư nhân phải cạnh tranh. Yếu tố tư nhân khiến các TĐKT Nhật, Hàn có động lực về lợi nhuận, động lực phát triển rất lành mạnh. Và điều quan trọng là chúng phải cạnh tranh, cả trong và ngoài nước. TĐKT Việt Nam thì không những không phải cạnh tranh mà còn “được” ràng buộc bởi ngân sách mềm. Thiếu vốn thì được cấp vốn. Nợ nần thì được khoanh, giãn nợ. Thua lỗ thì được “tái cơ cấu”. Sai thì được sửa. Điều này tạo cho TĐKT tư tưởng, suy nghĩ luôn có thể nhờ vả. Nói hình tượng, nó giống với đứa con hư của một nhà trọc phú.

Về lý thuyết, DN sẽ không hiệu quả khi không phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách mềm. Lý thuyết này người ta đã viết thành sách từ 50 năm nay và cũng được kiểm chứng cả nửa thế kỷ rồi.

Tất nhiên, ngay cả khi có cạnh tranh lành lạnh, bị ràng buộc ngân sách cứng thì cũng chưa đủ cho đảm bảo cho DNNN hoạt động hiệu quả. Chúng vẫn có thể thất bại vì nếu vấn đề quản lý kém. Nếu DN không những ít bị áp lực cạnh tranh, có ràng buộc ngân sách mềm và cùng với quản lý kém thì thất bại là dễ hiểu (có DNNN phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách cứng có thể hoạt động hiệu quả, thí dụ điện thoại di động).

Về mặt thực tế, từ 10-15 năm trước người ta phản đối mạnh cơ chế bộ chủ quản, Bộ vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý ngành dọc. Đây là cơ chế không hay vì tất cả quan chức đi làm kinh tế trong khi động lực của họ là động lực chính trị chứ không phải động lực kinh tế. Bộ chủ quản tức cơ quan hành pháp lại đi làm kinh tế, nên hỏng từ gốc. Nhưng thà để TĐKT chuyển về mô hình bộ chủ quản, vì dẫu sao chúng còn chịu sự quản lý của Bộ, hơn là mô hình TĐKT khi chức năng giám sát kiểm tra quản lý của các Bộ khác bị vô hiệu hóa.

PV: Thưa TS, vấn đề tái cơ cấu DNNN đang được bàn thảo tại Hội nghị TƯ 6, DNNN cần quản lý thế nào để chúng thực sự mang lại hiệu quả?

TS Nguyễn Quang A: Muốn giải quyết cần có một Công ty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân, hoạt động theo một luật riêng do QH đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước CP, trước QH và quan trọng nhất là trước công chúng. Tại sao nhà nước phải nắm các DN xây dựng, xi măng, dệt may? Theo tôi, những gì Nhà nước không cần phải nắm thì cần tư nhân hóa một cách triệt để. Bởi tư nhân hóa không có nghĩa là giao, mà là bán một cách sòng phẳng cho tư nhân, đưa tiền vào kho bạc để NN trả nợ, đầu tư hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế. Những gì Nhà nước nắm thì cũng phải buộc các DNNN thực hiện như DN tư nhân. Ông chủ làm đúng chức năng ông chủ. Cơ bản nhất là cơ chế để DNNN phải cạnh tranh, thậm chí thôn tính nhau, bởi chỉ có cạnh tranh mới có thể tạo ra động lực và phải buộc chúng đối mặt với ràng buộc ngân sách cứng.

PV: Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn hôm qua đã đánh giá: Việc thí điểm hình thành 2 tập đoàn này “khi thực tiễn chưa đặt ra yêu cầu, đòi hỏi một mô hình tổ chức như vậy”. Trong bối cảnh “Quan hệ sản xuất đi trước một bước nên việc thí điểm 2 tập đoàn này không thành công? Vấn đề là tính thời điểm, thưa ông?

TS Nguyễn Quang A: Đây là một cách nhìn khó có thể thấy rõ được nguyên nhân thất bại của mô hình nói chung, chứ không phải chỉ 2 TĐKT này. Việc phát triển thành TĐKT là quá trình phát triển tự nhiên của DN, quá trình này phải gắn kèm với phát triển quy mô và đào tạo nhân lực, chứ không thể Nhà nước muốn ép thế nào cũng được. Muốn gọi là gì thì gọi, nhưng đó là việc của DN chứ không phải của Chính phủ.

PV: Phát biểu trước QH, ĐBQH Lê Thị Nga đánh giá: Ngay từ đầu chúng ta đã thí điểm mô hình TĐKT trên phạm vi rất rộng, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, xương sống của nền kinh tế. Ngay cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ, ngay cả khi chưa có tổng kết thí điểm, lại có thêm 4 tập đoàn mới được thành lập. Phải chăng Chính phủ đã quá nóng vội, thưa TS?

TS Nguyễn Quang A: Nếu xét thêm quan điểm kinh tế- chính trị học điều này không khó lý giải. Chính phủ muốn tạo ra các quả đấm, muốn nắm được nhiều quyền lực kinh tế càng tốt. Về phía DN, họ cũng muốn thuộc quyền Thủ tướng để có tiếng nói, có nguồn lực…Vấn đề đáng lẽ phải có sự kiềm chế, giám sát, kiểm soát và cân bằng chứ không thể để quyền lực kinh tế tập trung như vậy. 13 TĐKT hiện nay chiếm bao nhiêu nguồn lực quốc gia, bao nhiêu tín dụng, bao nhiêu đất đai. Chắc ½ của DNNN rồi.

PV: Thưa TS, mô hình Ban KT TƯ đang được xúc tiến tài lập, liệu đây có phải là một kênh kiểm soát hữu hiệu?

TS Nguyễn Quang A: Đây là một mô hình “đặc thù Việt Nam” dù trên thế giới, đảng nào cũng có bộ phận nghiên cứu kinh tế. Theo tôi, nếu lập lại mô hình này và nó hoạt động tốt sẽ tạo ra được một kênh kiểm tra, giám sát, và như thế sẽ tốt hơn là không có nó. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ là một Ban của Đảng, không có quyền kiểm tra, giám sát, đề xuất thì việc thành lập cũng vô nghĩa.

Xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Quang A

Đào Tuấn (thực hiện)

——-

Lao động

Cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp cạnh tranh minh bạch. Ảnh: Giang Huy

Cn mt cơ chế đ doanh nghip nhà nước phi cnh tranh

Thứ sáu 05/10/2012 05:19

“Giải pháp cho các tập đoàn, TCty nhà nước là chúng phải thuộc quyền quản lý của một Cty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN Cty này hoạt động theo một luật riêng do Quốc hội đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, Quốc hội và nhất là trước công chúng” – TS Nguyễn Quang A trao đổi với Lao Động xung quanh việc kết thúc thí điểm mô hình tập đoàn của VNIC và HUD.

Tp đoàn Công nghip Xây dng VN (VNIC) và Tp đoàn Phát trin nhà và đô th Vit Nam (HUD) đã kết thúc thí đim mô hình tp đoàn kinh tế. Thưa TS, đâu là nguyên nhân?

– Kết thúc hoạt động của HUD và VNIC có nguyên nhân từ việc quản lý, nguyên nhân này cũng lớn nhưng không phải là nguyên nhân chính.

Tập đoàn là việc học tập theo kiểu sao chép các mô hình TĐKT từ những năm 60 thế kỷ trước của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là TĐKT Nhật, Hàn đều là những Cty tư nhân phải cạnh tranh. Yếu tố tư nhân khiến các TĐKT Nhật, Hàn có động lực về lợi nhuận, động lực phát triển rất lành mạnh. Và điều quan trọng là chúng phải cạnh tranh, cả trong và ngoài nước. TĐKT VN thì không những không phải cạnh tranh mà còn “được” ràng buộc bởi ngân sách mềm. Điều này tạo cho TĐKT tư tưởng luôn có thể nhờ vả.

Về lý thuyết, DN sẽ không hiệu quả khi không phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách mềm. Lý thuyết này người ta đã viết thành sách từ 50 năm nay và cũng được kiểm chứng cả nửa thế kỷ rồi.

Tất nhiên, ngay cả khi có cạnh tranh lành mạnh, bị ràng buộc ngân sách cứng thì cũng chưa đủ đảm bảo cho DNNN hoạt động hiệu quả. Chúng vẫn có thể thất bại vì nếu vấn đề quản lý kém.

Về mặt thực tế, từ 10-15 năm trước người ta phản đối mạnh cơ chế bộ chủ quản, bộ vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý ngành dọc. Đây là cơ chế không hay vì phần lớn quan chức đi làm kinh tế trong khi động lực của họ là động lực chính trị chứ không phải động lực kinh tế. Bộ chủ quản tức cơ quan hành pháp lại đi làm kinh tế, nên đây là một nghịch lý.

Việc phát triển thành TĐKT là quá trình phát triển tự nhiên của DN, quá trình này phải gắn kèm với phát triển quy mô và đào tạo nhân lực, chứ không thể Nhà nước muốn ép thế nào cũng được. Muốn gọi là gì thì gọi, nhưng đó là việc của DN chứ không phải của chính quyền.

Thưa TS, có th mô hình Ban Kinh tế Trung ương được xúc tiến tái lp, liu đây có phi là mt kênh kim soát hu hiu?

– Đây là một mô hình “đặc thù VN” dù trên thế giới, đảng nào cũng có bộ phận nghiên cứu kinh tế. Theo tôi, nếu lập lại mô hình này và nó hoạt động tốt sẽ tạo ra được một kênh kiểm tra, giám sát và như thế sẽ tốt hơn. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ là một ban của Đảng, không có quyền kiểm tra, giám sát, đề xuất thì không mấy hiệu quả.

Thưa TS, vn đ tái cơ cu DNNN đang được bàn tho ti Hi ngh T.Ư 6, DNNN cn qun lý thế nào đ chúng thc s mang li hiu qu?

– Muốn giải quyết cần có một Cty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN, hoạt động theo một luật riêng do Quốc hội đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, trước Quốc hội và quan trọng nhất là trước công chúng. Theo tôi, những gì Nhà nước không cần phải nắm thì không nên nắm. Những gì Nhà nước nắm thì phải buộc các DNNN thực hiện như các loại hình DN khác. Cơ bản nhất là cơ chế để DNNN phải cạnh tranh, thậm chí thôn tính nhau, bởi chỉ có cạnh tranh mới tạo ra động lực và phải buộc chúng đối mặt với ràng buộc ngân sách cứng.

– Xin trân trng cm ơn!

Nguồn: Lao Động

17 bình luận to “1290. Sự thất bại của mô hình Tập đoàn kinh tế”

  1. Hai Mập said

    Tôi nhất trí với ý kiến của tác giả Nguyễn Quang A khi ông cho rằng: việc thành lập các “Tập đoàn là việc học tập theo kiểu sao chép các mô hình TĐKT từ những năm 60 thế kỷ trước của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là TĐKT Nhật, Hàn đều là những công ty tư nhân phải cạnh tranh. Yếu tố tư nhân khiến các TĐKT Nhật, Hàn có động lực về lợi nhuận, động lực phát triển rất lành mạnh. Và điều quan trọng là chúng phải cạnh tranh, cả trong và ngoài nước. TĐKT Việt Nam thì không những không phải cạnh tranh mà còn “được” ràng buộc bởi ngân sách mềm. Thiếu vốn thì được cấp vốn. Nợ nần thì được khoanh, giãn nợ. Thua lỗ thì được “tái cơ cấu”. Sai thì được sửa. Điều này tạo cho TĐKT tư tưởng, suy nghĩ luôn có thể nhờ vả”. Chính vì vậy, mặc dù với việc thành lập các TĐKT, Chính phủ muốn tạo ra các quả đấm, muốn nắm được nhiều quyền lực kinh tế càng tốt. Về phía DN, họ cũng muốn thuộc quyền Thủ tướng để có tiếng nói, có nguồn lực… nhưng các TĐKT đã không đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng đó. Công bằng mà nói, các TĐKT cũng có đóng góp lớm cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, là công cụ trong tay chính phủ để cân đối, điều hành kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, so với tiềm lực, sự ưu ái, đầu tư về mọi mặt: con người, vốn, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, đất đai… như vậy thì sự đóng góp của các TĐKT là không tương xứng. Mặt khác những tham nhũng,thất thoát, lãng phí, tiêu cực do các TĐKT gây ra là vô cùng to lớn. Vấn đề đáng lẽ phải có sự kiềm chế, giám sát, kiểm soát và cân bằng chứ không thể để quyền lực kinh tế tập trung như vậy. Điều đó đã và đang làm suy yếu nền kinh tế của đất nước, làm giảm niểm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính phủ. Điều quan trọng bây giờ là phải nhanh chóng đánh giá những mặt tích cực, đặc biệt là những hạn chế, bất cập của mô hình này để kiên quyết tái cấu trúc, sắp xếp lại các TĐKT, để cho các TĐKT đứng đúng vị trí, làm tròn trách nhiệm của mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

  2. Không có dân chủ thì không có mô hình tập đoàn kinh tế nào là tốt cả. Dân chủ tạo ra cạnh tranh và môi trường kinh tế lành mạnh cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế. Đề nghị của TS Nguyễn Quang A cần có một công ty quản lý tài sản quốc gia , thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân theo luật riêng của Quốc Hội cần sửa đổi thành: thành lập các hội đồng kinh tế các cấp – TW và tỉnh thành – do dân bầu có chọn lựa để thay mặt nhân dân làm chủ và quản lý các DNNN các cấp.
    Đây là một điểm quan trong trong Chương Trình Hiện Đại Hóa và Dân Chủ Hóa CNXH dựa trên nguyên tắc Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn .

  3. […] TS Nguyễn Quang A – Giải pháp cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là chúng phải thuộc quyền quản lý của một Công ty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân, Công ty này hoạt động theo một luật riêng do QH đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước CP, trước QH và quan trọng nhất là trước công chúng. TS Nguyễn Quang A trao đổi với Lao động xung quanh việc 2 Tập đoàn VNIC và HUD kết thúc mô hình tập đoàn. […]

  4. Loc Nguyen said

    tat ca he thong theo ly thuyet xa hoi chu nghia tren the gioi da sup do ! Cac ong co tai thanh dau ma tao dung mot xa hoi dan giau nuoc manh, dan chung song trong hanh phuc, gio nay khong nen nguy bien de phe hay tu phe cong viec cua cac dang vien ,ma la cac ong co mot tuong lai tot dep cho doi minh va cho con chau mai sau thi hay dep ngay che do hien hanh de xay dung mot trat tu moi ,mo hinh to chuc xa hoi nhu cac nuoc Thai Lan Nam Han,Nhat Ban ma truoc mat se dep duoc hoa xam lang cua Trung Hoa,vi cu phai bam duoi theo dan anh luu manh gian ac nen ca he thong tu chinh phu den quoc hoi va 14 ong trong trung uong dang luc nao cung hanh xu lung tung nhu tho vung mat kim!Van de doi noi va doi ngoai khong viec gi giai quyet duoc.

  5. cắt xén said

    Bài phỏng vấn công khai mà bị cắt xén thông tin nhiều như thế thì việc độc giả phải tìm thông tin thêm ngoài luồng như dqlambao là điều dễ hiểu và khó cấm đoán!

  6. Gốc Sậy said

    NGUYÊN GỐC BÀI PHỎNG VẤN TS NGUYỄN QUANG A CỦA ĐÀO TUẤN:

    HUD và “những đứa con hư của nhà trọc phú”


    TẤT CẢ GỒM CÓ 06 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI, TỔNG CỘNG 3.494 CHỮ.

    BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO LAO ĐỘNG (http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Can-mot-co-che-de-doanh-nghiep-nha-nuoc-phai-canh-tranh/86554.bld) ĐƯỢC/BỊ BIÊN TẬP CÒN 03 CÂU HỎI, TỔNG CỘNG 740 CHỮ.

    BẢN MÀ BBS BẢO: “Xin đưa dưới đây cả bản gốc ban đầu” CŨNG CHỈ CÓ TỔNG CỘNG 2.754 CHỮ THÔI Ạ

  7. Nguyễn Đại Nghiệp said

    Tất cả mọi con người sinh ra, từ lúc lọt lòng cho đến khi chết đi không bao giờ rời khỏi chủ nghĩa cá nhân. Suốt ngày mỗi mọi con người luôn nghỉ tới những gì mình muốn. Đã sinh ra là con người thì luôn luôn ích kỷ, tham lam, dối trá đó là bản chất. Cho nên, xã hội mà không có luật pháp thì chắc chắn sẽ loạn. Cho nên, xã hội loài người cần phải xây dựng luật lệ để cùng chung sống với nhau hòa thuận, Tuy nhiên, khi đã tạo ra luật lệ thì phải tôn trọng nó và không một ai có thể đứng ngoài luật như thế xã hội mới công bằng. Nếu tồn tại một con người nào đó không tôn trọng cá nhân chủ nghĩa thì kẻ đó là tội phạm “Chống lại loài người”

  8. NôngDân said

    + Với tập đoàn kinh tế đây chỉ là bước thử nghiệm. Ngay như Edison làm mỗi cái bóng điện, thử nghiệm và đã thất bại hàng nghìn lần, mới có thành công. Nếu ông ta đang làm thử nghiệm mà luôn có người chọc ngoáy, quậy phá thì còn lâu ông ta mới thành công.
    + Nếu không thích thử nghiệm thì giao tất cả cho các bộ, các tỉnh, thành tự quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Những việc khác Đảng cần cũng giao lại, nhưng nhớ Đảng lãnh đạo chứ không phải làm thay..

    • khách said

      Thưa bác, ông Edison “thử nghiệm” nhiều lần có thất bại thì chỉ cá nhân ông ấy ảnh hưởng. Nhưng mấy cái TDKT mà chế độ ta “thử nghiệm” mà thất bại chừng 1 lần thì hơn 80 triệu dân này chắc phải ăn cám thay cơm
      Nói đâu xa, mới mỗi ông Vinashin “thử nghiệm” thất bại mà chia đầu người ra (từ em bé mới sinh đến cụ già hấp hối), mỗi người đã phải gánh 1,000,000 đ nợ rồi

  9. khách said

    Nội dung bài này có gì là nhạy cảm quá đâu mà TBT báo Lao Động cắt xén dữ vậy, những việc thế này các báo chí khác phản ánh từ lâu lắm rồi chỉ có điều đều phản ánh các khía cạnh đơn lẻ. Chỉ có lần này qua bài PV TS Nguyễn Quang A mới cho thấy bức tranh toàn cảnh
    Đáng tiếc cho báo Lao Động, đáng lẽ nhờ bài PV tổng quan này báo LĐ sẽ thêm chút giá trị trước độc giả trong thời buổi báo chí ngày càng non tay/lá cải/bịa đặt (như VOV), đơn điệu (như TTXVN), thế mà lão Trần Duy Phương hèn nhát làm mất đi cơ hội cho báo nhà

  10. Gốc Sậy said

    BẢN GỐC XỊN ĐÂY CƠ Ạ:

    HUD và “những đứa con hư của nhà trọc phú”

  11. Tre GAO said

    Hãy nhìn sang các nước quanh ta mà xem như singapo, Thái Lan, Nam Hàn , mấy mươi năm trước không bẳng ta,nay vượt qua ta mấy mươi năm.biết không những cái đầu lớn mà óc hạt tiêu. Co biết hổ thẹn không?than ôi…. Than ôi.

  12. Tre GAO said

    Những cái đầu lú,có bộ óc tàu hủ thối,làm sao có tầm nhìn chiến lược vì tổ quốc vì nhân dân.chỉ biết lợi ích cục bộ,phe nhóm,cá nhân. Chỉ là biến thể của chế độ phong kiến,độc tài ích kỉ.nghĩ ta đây là con trời,xem nhân dân như cỏ rác.
    Tồn tại gẩn một thế kỉ,thống nhất gần bốn mươi năm . Nghèo vẫn nghèo,Tài nguyên đất nước cạn kiệt

  13. thằng đểu said

    thế này thì còn gọi gì là phỏng vấn nữa…tự do là như thế hay báo chí là như thế xin các bác hiểu về báo nói rõ hơn giùm

    • V. Đ. said

      Góp vui – :-)!

      Bởi chưng “Báo hại” đủ điều,
      Cho nên thiên hạ (cần) đọc nhiều Anh Ba (Sàm)!
      [thêm “Hehe …” cho … dzui!]

      • Bầy Hầy said

        Anh Ba, dân Việt mà ra.
        Ở trong nước Việt, đảng ta lãnh đào.
        Anh đâu dám nói tào lao.
        Vua, Quan làm báo khó vào ngỏ anh.
        Giờ, anh Ba muốn yên lành.
        Rút vô bí mật, để dành BTV.

Bình luận về bài viết này