08/03/2023 22:11 GMT+7

Tác giả bộ ảnh thảm sát Sơn Mỹ đồng ý cho khu chứng tích trưng bày ảnh

Ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ, đã đồng ý cho Khu chứng tích Sơn Mỹ trưng bày các bức ảnh của ông liên quan đến vụ thảm sát này.

Tác giả bộ ảnh thảm sát Sơn Mỹ đồng ý cho khu chứng tích trưng bày ảnh - Ảnh 1.

Ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ, đã đồng ý cho khu chứng tích Sơn Mỹ trưng bày các bức ảnh của ông liên quan đến vụ thảm sát - Ảnh: TTTT

Chiều 8-3, tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi diễn ra cuộc gặp mặt giữa ông Ronald Haeberle - nhiếp ảnh gia, tác giả bộ ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ - với tỉnh Quảng Ngãi.

Buổi gặp mặt liên quan đến việc trưng bày những bức ảnh của ông tại khu chứng tích Sơn Mỹ.

Theo đó, phía ông Ronald Haeberle có ông và cộng sự; phía tỉnh Quảng Ngãi có ông Trần Hoàng Tuấn, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; ông Đặng Ngọc Dũng, trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, và đại diện các cơ quan liên quan.

Tại buổi gặp mặt, hai bên đã trao đổi trên tinh thần cởi mở, tin cậy, trách nhiệm, hiểu biết lẫn nhau và thống nhất nội dung chú thích các bức ảnh được trưng bày tại Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Kết thúc buổi làm việc, ông Ronald Haeberle đã đồng ý việc Khu chứng tích Sơn Mỹ trưng bày các bức ảnh của ông.

Lãnh đạo tỉnh đã tặng hoa, quà, thư cảm ơn và ghi nhận những đóng góp cho hòa bình, chống chiến tranh qua các tấm ảnh của ông Ronald Haeberle được trưng bày tại khu chứng tích trong thời gian qua và thời gian kế tiếp.

Tác giả bộ ảnh thảm sát Sơn Mỹ đồng ý cho khu chứng tích trưng bày ảnh - Ảnh 3.

Ông Ronald Haeberle (hàng đầu, giữa), tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ, đã đồng ý cho Khu chứng tích Sơn Mỹ trưng bày các bức ảnh của ông liên quan đến vụ thảm sát - Ảnh: TTTT

Vụ thảm sát Sơn Mỹ

Ngày 16-3-1968 tại thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi), các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt thường dân vô tội, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Vụ thảm sát đã bị che giấu trong báo cáo của quân đội Mỹ. Cho tới cuối năm 1969, vụ việc mới bị phát hiện.

Ông Ronald Haeberle chính là người chụp lại vụ thảm sát và đã sử dụng những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ để tố cáo tội ác này.

Khi vụ thảm sát được đưa ra ánh sáng đã gây rúng động dư luận thế giới.

Người chụp hình thảm sát Sơn Mỹ trở lại mảnh đất tang thươngNgười chụp hình thảm sát Sơn Mỹ trở lại mảnh đất tang thương

TTO - Người chụp những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ đã trở lại mảnh đất tang thương, ông đi cùng những người thân yêu và bạn bè của mình bằng tất cả tình yêu của một người yêu chuộng hòa bình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên