Thượng Toạ Thích Trí Quang và Cuộc Đấu tranh của Phật giáo năm 1963

Đỗ Kim Thêm

14-11-2019

Một tu sĩ che dù cho sư Thích Trí Quang. Ảnh chụp năm 1967. Nguồn Getty Images

Bài viết dưới đây là một trích đoạn trong bài “John F. Kennedy và Cuộc Chính Biến 1 Tháng 11 Năm 1963”, chỉ nêu lên phần có liên hệ đến Thượng Toạ Thích Trí Quang trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo. Bài đang được tu chỉnh và phần tài liệu tham khảo sẽ bổ sung khi đuợc in thành sách.

***

Phật tử thành phố Huế hân hoan đón mừng Phật đản Phật lịch 2527 năm 1963 và hy vọng cờ Phật giáo cũng được kéo lên để làm lễ một cách trang trọng tương xứng. Trước đó, trong các lễ của Thiên Chúa giáo trên toàn quốc, cờ tôn giáo và quốc kỳ được chính phủ khuyến khích sử dụng. Gần nhất là để kỷ niệm Lễ Ngân Khánh, 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục thụ phong linh mục và nhậm chức Tổng Giám Mục Huế, cờ Toà thánh Vatican được kéo lên để chào mừng.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, theo chỉ thị của Tổng thống Diệm, Quách Tòng Đức, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống, đã gửi công điện số 5159 ngày 6 tháng 5 năm 1963 yêu cầu các địa phương không được treo cờ tôn giáo ngoài cơ sở. Căn bản pháp lý của việc cấm đoán là Dụ số 10 thời Bảo Đại, một Nghị định do Thủ tướng Trần Văn Hữu ký ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950, mà hầu như rất ít được chính quyền sử dụng.

Vì cho là chính quyền dành quá nhiều ưu đãi cho Công giáo, nên 3000 Phật tử Huế xuống đường chống đối. Ngày 8 tháng 5 năm 1963, trong bài thuyết pháp tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thượng tọa Thích Trí Quang chỉ trích chủ trương kỳ thị Phật giáo của chính quyền khi so sánh việc cờ Công giáo Vatican treo khắp đường phố vào các dịp lễ. Nhiều Phật tử yêu cầu chính quyền cho phát thanh lại bài thuyết pháp này, nhưng ông Ngô Ganh, Giám đốc Đài phát thanh Huế, không đồng ý vì nội dung còn được kiểm duyệt. Đang khi còn tranh cãi trong cuộc biểu tình này, có 8 người chết và 15 người bị thương. Tổng thống Diệm giải thích cho việc tử thương là do Cộng quân chịu trách nhiệm vì trà trộn khích động, nhưng dân chúng tin chánh quyền là thủ phạm.

Theo điều tra sau này thì có ba vấn đề đuợc làm sáng tỏ. Một là, các nhân chứng cho biết, chính quyền không hề sử dụng xe thiết giáp để đàn áp như tường thuật, mà chỉ có xe tuần cảnh thường trực của cảnh sát địa phưong. Hai là, lúc đầu binh sĩ chính quy được lệnh đàn áp nhưng họ từ chối. Do đó, chính lực lượng Địa Phương Quân của Thiếu tá Đặng Sỹ đã nổ súng. Là Phó tỉnh trưởng Nội an, nhưng ông Sỹ nhận khẩu lệnh trực tiếp từ Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục. Bài thuyết pháp của Thượng toạ Thích Trí Quang không thể hiện tinh thần bất bạo động của Phật giáo, ngôn ngữ sử dụng là đấu tranh tuyên truyền của Cộng sản để đòi lật đổ chế độ, nên không được phép phát thanh.

Để phản ứng, giới lãnh đạo Phật giáo đã ra yêu sách có năm nội dung: Chính phủ thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ của Phật giáo, cho Phật giáo hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội Truyền Giáo Thiên Chúa, chấm dứt t́ình trạng bắt bớ và khủng bố Phật tử, Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo, bồi thưòng cho nạn nhân và áp dụng hình phạt cho phạm nhân.

Tổng thống Diệm đã nhận ra nguy cơ của vấn đề khi tầm vóc chống đối sẽ còn lan rộng và lâu dài, nhưng ông cố dùng biện pháp mạnh để dập tắt bằng cách bắt giam nhiều vị lãnh đạo Phật giáo và kiểm soát nhiều chùa tại Huế và các thành phố khác.

Ngày 10 tháng 5 năm 1963, cuộc biểu tình chống chính phủ đã có trên 10.000 người tham gia. Ngày 30 tháng 5 năm 1963, cảnh sát và mật vụ vây chùa Xá Lợi tại Sài Gòn và các chùa Từ Đàm, Báo Quốc, Linh Quang tại Huế. Ngày 31 tháng 5 năm 1963 một số sinh viên Viện Đại Học Huế họp tại chùa Từ Đàm và kiến nghị chính phủ giải quyết năm nguyện vọng của Phật giáo. Ngày 31 tháng 5 năm 1963, tại Huế, một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn được tổ chức. Tại Chùa Ấn Quang và Chùa Xá Lợi, Sài Gòn, 800 người tuyệt thực. Ngày 3 tháng 6 năm 1963, cảnh sát và quân đội vũ trang chặn đường không cho đoàn biểu tình đến chùa Từ Đàm, đoàn đồng loạt ngồi xuống đường cầu nguyện thì bị cảnh sát dùng lựu đạn cay giải tán. Khi đoàn về tới Bến Ngự thì bị cảnh sát khác tấn công. Ngày 4 tháng 6 năm 1963 cảnh sát phong tỏa các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang. Quần chúng kéo lên chùa nhưng bị ngăn lại. Đám đông đồng loạt ngồi xuống đường cầu nguyện. Cảnh sát dùng lựu đạn cay tấn công làm 142 người bị thương. Các chùa hoàn toàn bị cô lập và bị cắt điện nước. Chính quyền đưa tài liệu Cộng Sản vào các chùa rồi lục soát để vu cáo các Tăng Ni và Phật tử theo Cộng Sản. Tại các tỉnh, các chùa đều bị phong tỏa.

Tình hình ngày càng nghiêm trọng, nên Tổng thống Diệm đồng ý lập Ủy ban Liên Bộ để nghiên cứu nguyện vọng của Phật giáo. Nỗ lực đối thoại hai phía không có kết quả. Trong khi chính quyền vẫn duy trì quan điểm xiết chặt, vì thế Ủy Ban Liên Phái Phật giáo quyết định tiếp tục đấu tranh.

Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực hòa giải giữa Phật giáo và chính quyền, Tổng thống Diệm và Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ký kết Thông Cáo Chung ngày 16 tháng 6 năm 1963, nội dung quy định về treo cờ tôn giáo, sẽ tách các tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 để chờ đạo luật về tôn giáo sẽ do Quốc hội thông qua, chính phủ hứa thả các Phật tử bị bắt, bỏ luật khắt khe về xây chùa Phật giáo và cứu xét việc trừng phạt các viên chức có lỗi.

Nhưng thực tế trái ngược. Ngày 18 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Diệm gửi mật lệnh cho chính quyền tạm thời nhượng bộ cho Phật giáo, chuẩn bị dư luận để phản công và thanh trừng những nhân viên ủng hộ Phật giáo.

Làn sóng chống đối lan rộng khi Thượng Toạ Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại ngả tư Lê văn Duyệt và Phan Đình Phùng Sài Gòn trước ống kính truyền hình của các ký giả ngoại quốc. Việc tự thiêu lan ra toàn quốc: Ngày 4 tháng 8 năm 1963, Đại đức Thích Nguyên Hương tại Phan Thiết, ngày 13 tháng 8, Đại đức Thích Thanh Tuệ tại Huế, ngày 15 tháng 8 năm 1963, Ni sư Thích Nữ Diệu Quang tại Ninh Hòa, ngày 16 tháng 8 năm 1963, Thượng tọa Thích Tiêu Diêu tại Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1963, nữ sinh Quách Thị Trang tử thương trong cuộc biểu tình trước chợ Bến Thành, ngày 7 tháng 9 năm 1963, học sinh các trường Trung học Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản bãi khóa, ngày 10 tháng 9 năm 1963, Thiền sư Thiện Mỹ tự thiêu trước Nhà thờ Đức Bà, ngày 5 tháng 10 năm 1963, Đại đức Thích Quảng Hương trước chợ Bến Thành. Cái chết của chư Tăng Ni là ngọn lửa châm ngòi cho Phật giáo đấu tranh mạnh mẽ hơn.

Tình hình sôi động khi Bà Ngô Đinh Nhu tuyên bố khích động chống lại cuộc đấu tranh. Ngày 1 tháng 8 năm 1963, khi trả lời phỏng vấn của đài CBS, bà tố cáo các lãnh tụ Phật giáo đang mưu toan lật đổ chính phủ và tự thiêu chỉ là việc “nướng thịt sư”. Ngày 3 tháng 8 năm 1963, bà lên án Phật giáo vời lời lẽ thiếu lễ độ làm cho mối quan hệ giữa chính phủ với Phật tử và người dân xấu đi.

Cao điểm của tình hình là việc chính phủ ra lệnh thiết quân luật và tổng tấn công vào các chùa trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 8 năm 1963, bắt giam 1.426 Tăng ni và Phật tử. Hai vị lãnh đạo là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt. Thượng tọa Thích Trí Quang cũng bị bắt, nhưng sau đó trốn được vào Tòa Đại sứ Mỹ.

Do đâu mà có lệnh thiết quân luật? Trước tin đồn sinh viên sẽ tổ chức tổng biểu tình, ngày 18 tháng 8 mười tướng lãnh cao cấp đã họp để đối phó và quyết định đầu tiên là quân đội sẽ yêu cầu ông Diệm tuyên bố thiết quân luật. Luật sẽ cho phép quân đội đưa các chư Tăng Ni từ ngoại ô đang cư trú trong các chùa nội thành Sài Gòn về chùa địa phương của họ, trước khi có biện pháp khác kế tiếp; ông Diệm không tham khảo ý kiến nội các và chấp thuận.

Ngoài mọi dự liệu của quân đội, ngay trước khi chiến dịch bắt đầu, ông Nhu ra lệnh cho cắt đường dây điện thoại ở Ṭoà Đại sứ Mỹ cũng như nhà của các viên chức Mỹ. Mấy ngày sau, họ mới có thể liên lạc được với nhau và biết mọi diễn biến.

Cuối cùng, Toà Bạch Ốc phổ biến một bản tuyên bố lên án việc tấn công các chùa là vi phạm những cam kết theo đuổi chính sách ḥòa giải của chính phủ theo Thông Cáo Chung ngày 16 tháng 6 năm 1963. Không những biến động Phật giáo mà bất mãn của Quân đội cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc đảo chính làm sụp đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà…

Việc Thích Trí Quang được phép ở trong Toà Đại sứ Mỹ Sài gòn là điều ngạc nhiên, chứng tỏ là Kennedy và Henry Cabot Lodge đứng về phía Phật giáo chống lại chế độ ông Diệm. Trong thư gửi cho Đại Sứ Henry Cabot Lodge để xin tị nạn, Thích Trí Quang bày tỏ sự biết ơn với hậu thuẫn của Mỹ và hy vọng “đất nước của tự do” sẽ không giao nộp ông cho chính phủ Diệm, “nhất là khi Hoa Kỳ đang giúp nhân dân chúng tôi gìn giữ tự do”.

Trong ngôn ngữ của Thích Trí Quang có sự tương phản rõ rệt. Khi còn ở Huế, ông lo đấu tranh bạo động để bảo vệ đạo pháp. Khi ở trong Toà Đại sứ, tránh đàn áp của cảnh sát, ông tỏ ra thân thiện với Mỹ và hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục can thiệp vào nội tình Miền Nam. Mỹ “phải tiếp tục gia tăng ảnh hưởng để ngăn ngừa đảo chánh hay chế độ Diệm hồi sinh và để bảo vệ nhân dân Việt Nam khỏi những lạm quyền của chính phủ”. Mỹ không nên lo sợ những luận điệu chủ nghĩa thực dân Mỹ bởi vì “nhân dân sẽ thực sự cảm thấy an ninh hơn khi biết Mỹ hành động như một người bảo hộ“…

Sau ngày “cách mạng thành công“, Thích Trí Quang rời khỏi Tòa Đại Sứ Mỹ. Ông và các lãnh tụ trong phong trào tranh đấu năm 1963 không nắm một chức vụ nào trong chính quyền mới, nhưng tiếp xúc với các toà Đại Sứ và các cơ quan thông thấn ngoại quốc dễ dàng hơn…

Vai trò của Thượng toạ trong phong trào Phật giáo đấu tranh có nhiều sách vở đã bàn đến: Muốn lật đổ chế độ để bảo vệ đạo pháp? Làm việc cho Cộng Sản hay CIA? Tại sao thành công trong năm 1963 mà thất bại trong năm 1966 và thất sủng sau năm 1975? Trong sách Trí Quang tự truyện (2011), Thượng toạ lên tiếng cho hành động của mình, né tránh soi sáng các vấn đề mà độc giả quan tâm, gây thất vọng cho độc giả. “Tôi không biết gì, không có ý gì nên cuộc đời tôi không vẫn hoàn không“. Nay Thượng toạ đã ra đi, không ai có thể thay thế để lý giải vấn đề, một bí ẩn còn lại cho những người thiết tha với sự thật của lịch sử.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Bia miệng thế gian ở Huế nói rằng Bà Thái Kim Lan từng là Đoàn phó Đoàn Sinh viên Phật tử Quyết tử (trưởng là tên Hoàng Văn Giàu đã chết ở Úc). Nếu là Phật tử Quyết tử thì không thể nào Bà Lan có tinh thần tranh đấu trong sáng như đã nêu ra. Đức Phật cấm sát sanh là giới luật đầu tiển. Là Phật tử mà Bà quyết tử thì là một thái dộ nghịch lý. Hy vọng Bà Lan sẽ lảm sáng tỏ tinh thần tranh đấu trong sáng như Bà đề cập.
    Bia miệng của Người Việt ty nạn Cộng Sản tại München, Đức nói rằng từ trước năm 1975 Bà Lan là thành phần sinh viên thân Cộng và sau năm 1980 không bao giờ tham gia bất cứ một sinh hoạt xã hội hay chống cộng nào của người Việt ty nạn. Dù theo Cộng Sản nhưng Bà Lan cũng không đuợc hậu đãi vì Bà cũng bị chính quyền tại Huế chiếm dụng đất đai của gia đình và có nhiều tranh tụng.
    Trong bối cảnh chính trị sôi sụt tại Huế vào năm 1963, Bà Lan khó lòng mà mang một tâm trạng trong sáng, ngây thơ để tranh đấu cho bất công xã hội và bình đẳng tôn giáo nếu việc mô tả của nhà văn Bảo Cự là đúng. Khi cả hai gặp gở để thảo luận sẽ đem lại thông tin bổ ích cho người ngoại cuộc. Vấn đề không phải là cần hai người thống nhất ý chí hay quan điểm chính trị trong quá khứ mà hy vọng là cả hai có một nhận định trưởng thành hơn. Nhờ thế, người ngoại cuộc và hậu sinh sẽ học hồi kinh nghiệm. Hiện nay, không phải lả lúc ca ngợi hay thoá mạ nhau, mà cùng xót xa cho một giai đoạn bất hạnh chung cho dân tộc có nhiều tiềm năng để phát triển tốt đẹp hơn, đã đánh mất và không bao giờ có thể tìm lại.

  2. Một giàn “hợp xướng” mở máy ca tụng TTQ lên 9 tầng mây,gồm những kẻ
    từng tham gia vào Biến loạn Miền Trung năm 1966 mà cầm đầu điển hình
    là Cao Huy Thuần (quân sự cho TTQ.trong Biến Loạn nói trên)Thái Kim Lan,
    từng là đòan phó Đoàn Sinh viên Phật tử Quyết tử (trưởng là tên Hoàng Văn
    Giàu đã chết ở Úc) v.v.
    Đám này cũng CỰC ĐOAN như bọn VC.nên chúng ngoan cố đến cùng,không
    một chút phục thiện dù thực tế và lịch sử đã chứng minh chúng tiếp tay cho
    VC.khiến đất nước VN.ta rơi vào thảm cảnh hiện nay !
    Cuồng CS.đến thế là cùng !

  3. Thích Trí Quang chắc biết rằng Trời tạo ra người để người được sống, không được chết. Để người được sống Trời đã cho người một phương cách bảo vệ rất hiệu nghiệm là sự đau đớn. Ai muốn tự sát, không phải muốn là được. Cảm giác lo âu run sợ, cảm giác đớn đau khôn cùng làm người sợ chết, phải không các bạn ?
    Sư Trí Quang biết điều này nhưng vẫn xúi dục thiên hạ tự thiêu, một kiểu tự sát đau đớn tận xương tủy là một hành động giết người gián tiếp, phản lại Trời. Trí Quang sống trong một thể chế dân chủ tự do thật sự, ăn cơm của quốc gia mà bội ơn bằng cách xúi dục biểu tình gây rối trật tự trị an, có lợi cho CS là một hành vi phản trắc, đáng khinh. Nói chung Trí Quang là một kẻ tu hành đội lốt, một sư hổ mang có hạng.

  4. Những người Phật giáo đấu tranh muốn gì? Trước khi lật đổ Tổng thống Diệm Thích Trí Quang nói thật với Marguerite Higgins: “Chúng tôi không thể nào điều đình với miền Bắc cho tới khi chúng tôi loại trừ được Diệm và Nhu.”

    Thật là nhục nhã cho tất cả những kẻ đang ra sức bênh vực Thích Trí Quang
    Bằng chứng rõ ràng là Thích Trí Quang và một số kẻ tranh đấu khác của ông vẫn đang nhất định thỏa thuận với miền Bắc. Thật vậy, chỉ mới thứ Sáu vừa qua, Quang kêu gọi Mỹ thương lượng với Hồ Chí Minh.

  5. Xạo ke.
    Mỹ không có gì phải vào Việt Nam bằng được, bằng cách giết ông Diệm để đem máu lính Mỹ đổ xuống Việt Nam. Mỹ chả có lợi lộc gì ở VN. VN đâu phải là cái mỏ vàng mà phải giết TT để vào rồi sa lầy ở đó.

    Chỉ có vi xi bị cái “ấp chiến lược” của ông Diệm khóa họng hết ngọ nguẩy nên mới giết ông Diệm.

    Nói Mỹ giết ông Diệm là trò hề.

  6. Sự thực về Vụ nổ ở Đài Phát Thanh Huế thì lúc đầu phe TTQ.nhất định đổ tội
    là do bị xe tăng cán chết vì đám lính này do thiếu tá Đặng Sĩ (Công giáo) chỉ
    huy.Về sau mới sửa lại là do lính của ĐS.bắn súng gây tử vong như trên.
    Thế nhưng,gián điệp Mỹ tên George Carver cho là “vụ nổ Đài Phất thanh Huế
    mãi mãi là vấn đề gây tranh cãi’.Chính tên này đã NHÉT ls.Hoàng Cơ Thụy vốn
    là mưu sĩ cuộc đảo chính năm 1960 vào cái vali ngoại giao lên phi cơ ra nước
    ngoài một cách an toàn !
    (Ở đây,phải nói là chính phủ NĐD.chỉ quan tâm đến tình báo – gián điệp VC.
    nên gián điệp Mỹ đã…mở tay trong cuộc đảo chính 1960)
    Ban đầu,Mỹ muốn dùng lá bài Phật giáo tranh đấu của TTQ.để “tương kể
    tựu kế” lật đổ TT.NĐD.cho có “chính nghĩa” trước mắt thế giới.
    Mỹ vẫn còn ủng hộ TTQ.qua Biến loạn miền Trung năm 1966 khi ra lệnh
    Không Quân Mỹ ở Đà Nẵng được phép ngăn chận quân đội của chính phủ
    Trung Ương Thiệu Kỳ ra miền Trung dẹp loạn.Cuối cùng,nhận ra sự cương
    quyết dẹp loạn của chính phủ Trung Ương nên Mỹ mới thôi ủng hộ.

  7. Nên cám ơn những phong trào đấu tranh của phật giáo và những phong trào đòi tự do dân chủ ở miền nam trước đây, mặc dù trong đó có việt cọng có tham dự. Nhưng chính nó đã nói lên VNCH là một chế độ dân chủ, tự do và đang hoàn thiện nền dân chủ thật sự hơn hẳn chế độ cọng sản sau đó hơn 40 năm!

    • Bạn nói đúng. Tớ chỉ thêm 1 ý
      Cộng sản Bắc vn, lợi dụng DÂN CHỦ CỦA VNCH để Hạ Thủ VNCH. Chính vì vậy csvn không bao giờ muốn DÂN CHỦ để gạy ông đập lưng ông

  8. Cầu mong sư Thích Trí Quang được gặp “bác Hồ” ở nơi không thể Siêu Thoát trong miền Cực…..Khổ triền miên.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây