26/01/2024 16:06 GMT+7

Trưng bày 87 tác phẩm của danh họa Lê Bá Đảng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa tiếp nhận 236 tác phẩm, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng từ Paris và Les Issambres do ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê hiến tặng. Trong đó 87 tranh, tượng, phác thảo được chọn để trưng bày trước công chúng.

Ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê (giữa) nhận giấy chứng nhận hiến tặng tác phẩm, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng từ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: HỒ LAM

Ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê (giữa) nhận giấy chứng nhận hiến tặng tác phẩm, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng từ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 26-1, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng và giới thiệu sách Lê Bá Đảng - Cuộc đời và tác phẩm.

Có 87 tranh, tượng, phác thảo được trưng bày, trích từ 236 tác phẩm, tư liệu của danh họa Lê Bá Đảng

Sự kiện trưng bày chuyên đề Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng sẽ đón công chúng từ ngày 26-1 đến 28-2 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Nỗ lực đem tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng về Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tiếp nhận 236 tác phẩm, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng gồm: 30 tác phẩm điêu khắc; 2 tranh sơn dầu; 10 tranh chủ đề Không gian; 87 tranh in; 23 tranh màu nước; 30 tranh, phác thảo mực tàu; 3 tranh bút kim; 3 tranh, phác thảo bút chì; 23 tranh, phác thảo bút lông.

5 sách tranh gồm: Lão Tử, Mèo, Mã thư, Vi họa, Vô đề; 2 trang tạp chí, báo in tác phẩm họa sĩ Lê Bá Đảng; 18 bản khắc ngược để làm tranh in từ Paris và Les Issambres (miền nam nước Pháp).

Các tác phẩm của danh họa Lê Bá Đảng đã được vận chuyển an toàn từ Pháp về Việt Nam.

Đây là lần thứ hai Bảo tàng Mỹ thuật nhận được sưu tập tác phẩm, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng từ Pháp do ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê hiến tặng.

Trước đó, năm 2018, bảo tàng đã được ông, bà hiến tặng bộ sưu tập 27 tác phẩm lụa của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu.

Từ trái qua: PGS.TS Lâm Nhân - hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, bà Thụy Khuê, ông Lê Tất Luyện, ông Trần Thanh Bình - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cùng cắt băng khai mạc - Ảnh: HỒ LAM

Từ trái qua: PGS.TS Lâm Nhân - hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, bà Thụy Khuê, ông Lê Tất Luyện, ông Trần Thanh Bình - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cùng cắt băng khai mạc - Ảnh: HỒ LAM

Ông Trần Thế Thuận - giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - cho rằng đây không phải là một hoạt động sưu tập của cá nhân, mà hơn hết còn là một sự cống hiến to lớn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đất nước.

Nhà phê bình Thụy Khuê kể việc được Lê Bá Đảng cho tranh có thể coi là một cái duyên. Ông hay rủ vợ chồng bà đến phòng tranh để thưởng thức. Bà nhớ lại:

"Bức tranh Âm Dương là bức đầu tiên ông tặng chúng tôi. Tác phẩm này có kỷ niệm sâu sắc khi chúng tôi đến thăm phòng tranh của ông. 

Chúng tôi thấy bức tranh này đẹp, ngỏ lời mua. Ngay lập tức, Lê Bá Đảng cười sảng khoái, hài hước bảo: Thụy Khuê không có tiền mua tranh Lê Bá Đảng đâu, đừng có mơ tưởng!".

Vì vậy, việc đem tranh về Việt Nam và hiến tặng cũng như việc bà phải chia tay "những người bạn của mình". Các bức tranh đều gói ghém những ký ức khó quên. 

Nhưng bà Thụy Khuê nghĩ rằng tranh treo trong nhà mình thì chỉ có mình được ngắm nhìn, thưởng thức. Nếu mang về quê hương thì sẽ có nhiều người được xem.

Bức tranh Âm Dương

Bức tranh Âm Dương

Nhìn lại hồi ký sáng tác của một danh họa

Theo nữ sĩ Thụy Khuê, truyền thông Mỹ từng ví Lê Bá Đảng như "danh họa Picasso" của Việt Nam. 

Ông được giới nghệ thuật đánh giá là bậc thầy của hai thế giới Đông - Tây. 

Tuy tên tuổi ông đã lan rộng ở Mỹ, Pháp nhưng người danh họa này vẫn một lòng hướng về quê hương đất nước. 

Lê Bá Đảng đã cống hiến cho quê hương Việt Nam với các dự án nghệ thuật: Dấu chân Giao Chỉ, Tượng đài Thánh Gióng, Cọc chông Bạch Đằng

Trong không gian của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM chia thành 4 khu vực trưng bày các tác phẩm nổi bật nhất của Lê Bá Đảng với các chủ đề: Điêu khắc Sắc không và tranh Không gian; tranh, phác thảo bằng mực tàu chủ đề Mèo và Ngựa; Tranh chất liệu màu nước chủ đề Vũ trụ giao hòa; Tranh in chủ đề Hoa và phong cảnh

Ông Trần Thanh Bình - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - nhận định mỗi không gian trưng bày là một tuyển tập phong phú về cảm xúc và trí tuệ, là dấu ấn sáng tạo và là "hồi ký sáng tác" của họa sĩ Lê Bá Đảng. 

Bên cạnh sự kiện trưng bày, bảo tàng cũng giới thiệu tập sách Lê Bá Đảng - Cuộc đời và tác phẩm của tác giả Thụy Khuê

Theo ông Bình, tập sách không chỉ là một bước tiến mới trong việc khám phá, hiểu rõ hơn về cuộc đời và tác phẩm của danh họa Lê Bá Đảng mà còn là một cống hiến ý nghĩa của tác giả Thụy Khuê với văn hóa Việt Nam. 

Một số tác phẩm, tư liệu của cố danh họa Lê Bá Đảng:

Tác phẩm tạo hình bắt sắt mang tên Ngựa

Tác phẩm tạo hình bắt sắt mang tên Ngựa

Họa sĩ Lê Bá Đảng thực hành nghệ thuật với tranh in

Họa sĩ Lê Bá Đảng thực hành nghệ thuật với tranh in

Tác phẩm mực tàu trên giấy mang tên Mèo 3 của cố danh họa Lê Bá Đảng

Tác phẩm mực tàu trên giấy mang tên Mèo 3 của cố danh họa Lê Bá Đảng

Tác phẩm Ngựa Âu Lạc là khối chạm gỗ

Tác phẩm Ngựa Âu Lạc là khối chạm gỗ

Tác phẩm Dấu chân Giao Chỉ

Tác phẩm Dấu chân Giao Chỉ

Chiêm ngưỡng những tác phẩm của danh họa Lê Bá ĐảngChiêm ngưỡng những tác phẩm của danh họa Lê Bá Đảng

TTO - “Lê Bá Đảng có tác phẩm gần như ở tất cả thể loại của mỹ thuật và với thể loại nào ông cũng ở đỉnh cao”.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên