tuệ sỹ

Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người.”

Viên Linh

Cảm ơn hồn thiêng sông núi nước Nam, đã có Thầy cho quê hương dân tộc trong thời đại nhiễu nhương, chính giáo bất phân, tà chánh khó lường.”

Thích Thái Hòa

Passport_On_Thich_Tue_Sy_s

Là một trong những người sống “ngoài vòng pháp luật”, Ôn Tuệ Sỹ chưa bao giờ có hộ khẩu, chứng minh thư hoặc căn cước công dân, có nghĩa không có bất cứ loại giấy tờ tùy thân của chính quyền nào để chứng minh vị Đại Sư thế danh Phạm Văn Thương tồn tại trong xã hội. Ngay cả “giấy ra trại” năm nào cũng thất lạc, sau những lần phường quận đến chùa kiểm tra nhân khẩu được phép tạm trú tại Quảng Hương Già Lam.

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn

Phật giáo Việt Nam, trong hiện tại đang chứng kiến hiện tượng trăm hoa đua nở, mà bất cứ ai, có trí hay không có trí, có học hay không học, có đạo hay vô đạo, đều có thể phát ngôn tự ý và tự gán cho đó là Phật ngôn mà không thể tìm thấy bất cứ đâu trong kho tàng Thánh điển; được diễn giải tùy tiện nhằm thỏa mãn thị hiếu vật dục thấp hèn. Như một dự ngôn đã báo trước bằng ẩn dụ: đem vàng đi đổi củi; mang giáo nghĩa giải thoát cao thượng đổi lấy những giá trị thế tục được cho là giá trị văn minh thời đại.

Tuệ Sỹ

Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế, luôn luôn có những tiếng nói nghe ra như những cơn gió rì rào giữa cái sa mạc của hư vô: ý nghĩa của một cứu cánh nào đó – cũng suy lý hay đời sống – như một ngôi sao trên bầu trời của sa mạc.

Tuệ Sỹ
Tụê Sỹ. Thiền sư khổ hạnh. Hay một nghệ sĩ phiêu bồng. Hay là chiến sĩ tranh đấu cho dân tộc cho đất nước với sự sắt son kim cương vô hoại.”

Nguyễn Mạnh Trinh

Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại, không trao đổi nhau đến cả một chiếc lá đã qua mùa. Vào năm mưa bão nhiều, đôi khi nước dâng cao, từ xa vọng lại như một bãi tuyết trắng ngập nửa thân hình. Thỉnh thoảng vài cánh bướm ghé xuống, không hương sắc của phấn nhụy để bày tỏ một chút tình nồng nhiệt. Cánh bướm lại bay đi, vẫn không một cử chỉ xao động hứa hẹn nào. Chúng bình thản và trầm mặc, cố lớn lên cho kịp tấm lòng bao dung của trời đất.

Tuệ Sỹ

Toàn thể Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng thống, Chư tôn tịnh đức Tăng-già, Môn đồ pháp quyến cùng thiện tín mười phương, đồng vân tập nơi Giác linh đường tại Tổ đình Phật Ân, Tỉnh Đồng Nai chí thành tưởng niệm bậc Đạo sư của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nhân TUẦN CHUNG THẤT được cử hành vào lúc 8h30 ngày 11 tháng 01 năm 2024 (nhằm ngày 01 tháng chạp năm Quý Mão).

Viện Tăng Thống

Tôi rất đau buồn khi nhận được tin Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm xử lý Thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người mà tôi đã có hân hạnh được gặp gỡ vào tháng 7 vừa qua, nay đã viên tịch. Sự cống hiến của Hòa thượng cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam cũng như học vấn uyên thâm của Ngài đã được đông đảo công chúng công nhận.

Đại sứ Pháp Jean-Christophe Peaucelle

Là một nhà giáo dục lớn mẫu mực và có tầm nhìn xa rộng, Thầy đã và đang là ngọn hải đăng cho nhiều thế hệ, trong đó có người viết. Đầu thập niên 1970, Thầy đã được thỉnh cử làm vị giáo sư chính thức của Đại Học Vạn Hạnh nổi tiếng lúc bấy giờ dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như tại Viện Cao Đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang. Đầu thập niên 1980, Thầy đã làm Giáo thọ sư cho những vị Thầy ở Quảng Hương Già Lam, và bắt đầu Thập niên 1990 và 2000, Thầy tiếp tục nuôi dưỡng và dạy dỗ vô số tăng tài và ủng hộ các cư sĩ tại gia bằng cách gửi học trò của mình xuất ngoại nhằm trau dồi thăng tiến cả hai lãnh vực nội điển và ngoại điển.

Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ

“Truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai” là sứ mệnh thiêng liêng của hàng Tăng sĩ mà Thầy đã một đời tận tụy để giáo dục Tăng, Ni với vai trò Giáo Thọ Sư cho các Viện Cao Đẳng Phật Học từ Hải Đức Nha Trang đến Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Rồi một thuở nọ, trước vận nước đổi thay, lòng dân bi thống vì sống trong cảnh hà chính khổ nhục đau thương, Thầy đã noi gương các bậc tiền nhân: “Bồ Tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than.” Với nội lực sở tri và sở hành Phật Pháp thâm sâu, dù ở trong lao tù Thầy vẫn an nhiên tự tại: “Trách lung do tự tại, tán bộ nhược nhàn du.” Liễu ngộ bản chất các pháp đều vô ngã, như mộng, như huyễn, như quáng nắng, như sương mai nên Thầy đã ví việc bị giam trong tù như nhốt một làn khói mỏng, “dư chỉ khinh yên bán ngục khung.”

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

Cuối năm

Lận đận năm chầy nữa
Sinh nhai ngọn gió rừng
Hàng cà phơi nắng lụa
Ngần ngại tiếng tha phương.

Rừng Vạn Giã 77
xem tiếp đề mục: Phật học