Úc trục xuất phụ nữ Việt đem theo thịt heo sống

A selection of foods seized in Sydney

Nguồn hình ảnh, Australian Department of Agriculture

Chụp lại hình ảnh, Giới chức nói người phụ nữ bị phát hiện đẹm theo thịt heo sống, trứng cút, pate và mực

Giới chức Úc đã trục xuất một phụ nữ Việt Nam sau khi các quan chức tìm thấy 10kg thực phẩm không được khai báo trong hành lý của bà này.

Người phụ nữ 45 tuổi đã đến sân bay Sydney vào thứ Bảy mang theo thịt lợn sống, chim cút, pate, mực và các mặt hàng thực phẩm khác, các quan chức cho biết.

Đây là lần đầu tiên Úc hủy bỏ thị thực vì vi phạm liên quan đến thực phẩm theo luật an ninh sinh học nghiêm ngặt mới nhằm mục đích ngăn chặn bệnh cúm lợn châu Phi đến đất nước này.

Căn bệnh truyền nhiễm đang lây lan khắp châu Á và châu Âu.

"Ở ngay trong bối cảnh dịch bệnh động vật lớn nhất thế giới đang diễn ra, không ai có thể tin được một người lại đương nhiên đưa thịt heo qua biên giới nước chúng tôi," Bộ trưởng Nông nghiệp Bridget McKenzie nói trong một tuyên bố.

Theo sửa đổi Đạo luật Di cư của Úc được thông qua vào tháng Tư, thị thực của du khách có thể bị rút ngắn hoặc hủy bỏ vì những vi phạm về an ninh sinh học.

Những người vi phạm có thể bị phạt ngay tại chỗ, - nhưng với mức độ nghiêm trọng này - người phụ nữ Việt giấu tên đã bị trục xuất về Việt Nam và bị cấm đến Úc trong ba năm.

Vets weighing a dead pig in Vietnam before burying it in a quarantined pit

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Hơn 5 triệu con lợn đã bị giết bỏ để ngăn chặn cúm lợn châu Phi lây lan.

Thịt lợn rất được ưa chuộng ở Úc - số liệu chính thức ước tính rằng ngành công nghiệp thịt lợn của đất nước này trị giá hơn 5 tỷ đô la Úc (3,4 tỷ đô la Mỹ).

Các cơ quan an ninh sinh học Úc đã tăng cường các nỗ lực sàng lọc tại các sân bay và tại các nhà phân phối để ngăn chặn bệnh cúm lợn châu Phi (ASF). Mối lo ngại đã dâng lên khi căn bệnh này được phát hiện vào tháng trước ở Đông Timor, một trong những nước láng giềng gần nhất của Úc.

Bà McKenzie nói rằng 27 tấn sản phẩm thịt lợn đã bị thu giữ tại biên giới của Úc kể từ tháng Hai.

Bộ trưởng lưu ý sự gia tăng "đáng lo ngại" về số lượng các sản phẩm thịt heo bị nhiễm ASF, cho biết tỷ lệ bị nhiễm đã tăng từ 15% trong tháng 2 lên 48% trong tháng 9.

"Đó là lý do tại sao, nếu bạn đến từ một quốc gia bị ảnh hưởng bởi cúm lợn châu Phi, chúng tôi sẽ theo dõi bạn," bà McKenzie nói.

Các quốc gia trên khắp châu Á đã phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của ASF, một căn bệnh hiện không thể chữa được, không gây nguy hiểm cho con người nhưng gây tử vong cho lợn. Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 100%, theo Liên Hợp Quốc.

Nó xuất hiện ở Đông Phi vào đầu những năm 1990, và lan qua vùng châu Phi cận Sahara và cũng được phát hiện ở châu Âu.

Trung Quốc - nơi có một nửa số lợn trên thế giới và thịt lợn thường là thực phẩm chính - đã xác nhận có một đợt dịch bùng phát vào tháng 8 năm ngoái.

Kể từ đó, hơn một triệu con lợn đã bị tiêu hủy ở Trung Quốc và hơn năm triệu con ở Việt Nam.

Ở Hàn Quốc, hàng trăm binh sĩ và thợ săn dân sự đã được triển khai dọc biên giới của nước này với Triều Tiên để giết lợn rừng và lợn hoang để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.