BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

997. Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?

Posted by adminbasam trên 17/05/2012

The Diplomat

Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?

Tác giả: James R. Holmes

Người dịch: Dương Lệ Chi

14-05-2012

Philippines chẳng có hy vọng gì khi so sánh với Trung Quốc chỉ đơn thuần về mặt quân sự. Nhưng có những lý do lịch sử để giải thích vì sao họ sẽ không lùi bước trước Trung Quốc ở biển Đông.

Tháng trước, tôi đã viết một bài trên báo Global Times, trong bài đó tôi lưu ý rằng, Hải quân Trung Quốc để cho giới lãnh đạo nước này triển khai các tàu giám sát phi quân sự và các tàu chấp pháp, khi thực thi chính sách đối đầu đang diễn ra ở bãi cạn Scarborough. Họ có thể phát triển chính sách cây gậy nhỏ, dường như không khiêu khích, trong khi đang nắm giữ cây gậy lớn, đó là năng lực hải quân áp đảo, do đó họ để dành sự lựa chọn leo thang.

Tôi đã viết, có thể diễn giải thành “cưỡng bức và ngăn chặn ảo” đối với các nước châu Á yếu kém hơn. Nếu các nước yếu thách thức Bắc Kinh, họ biết điều gì có thể xảy ra sau đó. Các độc giả của báo Global Times rõ ràng đã diễn giải điều này như là lời tiên đoán của tôi, rằng các nước Đông Nam Á sẽ tuyệt vọng do không cân sức về quân sự ở biển Đông, và tự động chịu thua ngay trong khi tranh chấp giống như ở bãi cạn Scarborough.

Không phải thế. Ngoại giao và chiến tranh là các hoạt động ảnh hưởng qua lại. Cả hai phía, không chỉ có mỗi phía mạnh hơn có quyền lựa chọn. Manila từ chối lựa chọn theo cách của Bắc Kinh.

Có ưu thế về quân sự vẫn không thể bảo đảm giành chiến thắng trong chiến tranh, nói chi đến các cuộc tranh cãi trong thời bình. Lợi thế của kẻ khoác lác mạnh mẽ có thể kéo cuộc tranh chấp về phía có lợi cho họ, tuy nhiên, kẻ yếu vẫn có các lựa chọn. Manila có thể hy vọng cân bằng với lợi thế của Bắc Kinh và họ có đủ lý do để cố gắng làm như vậy. Nghe quen quá, phải không? Trung Quốc là nước yếu khi tham chiến trong mọi cuộc đụng độ vũ trang kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến hồi thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, cuối cùng thì Trung Quốc vẫn đứng đầu trong các cuộc tranh đấu quan trọng nhất.  

Nước yếu có thể đánh bại nước mạnh là một ý tưởng có từ lâu. Nhà độc tài La Mã Quintus Fabius đã chiến đấu chống lại Hannibal – một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh – trong hoàn cảnh bế tắc hoàn toàn khi từ chối đánh trong một trận quyết định. Do dự đã giúp cho Fabius – được tôn vinh là “Người trì hoãn” – sắp xếp nguồn tài nguyên phong phú và nhân lực chống lại quân xâm lược Carthage tiến hành chiến tranh trên đất La Mã.

Fabius đã chờ thời cơ thuận lợi. Rồi ông ấy đánh.

Tương tự như vậy, nhà lý luận về sức mạnh trên biển, ngài Julian Corbett khuyên các chỉ huy hải quân tiến hành “phòng thủ chủ động” trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Chỉ huy của một hạm đội áp đảo có thể chơi trò chơi Fa-biên (trò chơi trì hoãn để kéo dài thời gian), ẩn trốn gần hạm đội của kẻ thù mạnh hơn, dù trận đánh đang suy giảm. Trong khi đó, họ có thể đưa thêm quân tiếp viện, tìm kiếm các đồng minh thân thiện là các cường quốc hải quân, hoặc triển khai nhiều mưu kế khác để làm cho kẻ thù kiệt sức. Cuối cùng thì họ có thể đảo ngược sự cân bằng hải quân, cho phép họ tránh sự rủi ro từ một cuộc chiến trên biển và giành chiến thắng.

Chiến thắng bằng cách trì hoãn chính là tập quán được ưa chuộng lâu đời của Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã xây dựng khái niệm cuộc chiến kéo dài về chiến thuật trì hoãn, và cũng như Corbett, ông gán cho tầm nhìn chiến lược của mình bằng cái tên “phòng thủ chủ động”. Đối với hai lý thuyết gia này, chủ động phòng thủ là kéo dài cuộc chiến, để tồn tại lâu hơn các đối thủ vượt trội.

Mao chỉ ra rằng, Trung Quốc tự hào về những lợi thế bản địa đối với Quân đội Nhật Bản, đã chiếm đóng Mãn Châu và phần lớn lãnh thổ Trung Quốc trong thập niên 1930. Họ chỉ cần thời gian để chuyển đổi sức mạnh tiềm ẩn – đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực đặc biệt – vào sức mạnh quân sự có thể sử dụng được. Hồng quân của Mao Trạch Đông sau đó đã vượt qua các Lực lượng Quốc dân mạnh hơn, bằng cách thu phục được sự ủng hộ của dân chúng, và với cơ hội khai thác các nguồn lực, thiết lập các khu vực cơ sở ở nông thôn, và những điều tương tự.

Những điều tốt đẹp chỉ đến với những người biết chờ đợi.

Vì vậy, có một số tiền lệ cho các lãnh đạo Philippines hy vọng về sự thành công ngoại giao, liên quan tới bãi cạn Scarborough. Quân đội Philippines là một lực lượng tầm thường, có rất ít cơ hội chiến thắng trong một cuộc chiến khốc liệt. Nhưng cũng giống như những nước yếu hơn trong quá khứ, Manila có thể cầu viện tới luật pháp, công lý, và các nước hùng mạnh bên ngoài, có khả năng điều chỉnh cái thế đang nghiêng [về phía Trung Quốc] để cân bằng về phía Philippines. Chắc chắn, các quan chức Philippines chủ trương đệ trình việc tranh chấp này lên Toà án về Luật Biển và cầu viện đến hiệp ước có từ lâu, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines.

Cho dù có sử dụng tất cả những điều nói trên đi nữa, vẫn còn nhiều bất lợi đang đè nặng lên Manila. Vì sao kiên trì thách thức Trung Quốc, bất chấp sức mạnh áp đảo của họ? Thucydides (sử gia Hy Lạp) sẽ chào đón sự can trường của người Philippines. Nhà sử học Hy Lạp này đã ghi chép lại cuộc chiến Peloponnesus, một cuộc chiến kéo dài giữa Athens và Sparta hồi thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng nhất của Thucydides là “sợ hãi, danh dự và lợi ích” là “ba trong số các động cơ mạnh nhất” thúc đẩy các hành động.

Trong một đoạn nổi tiếng [trong sách “chiến tranh Peloponnesus” của Thucydides], các sứ thần Athens thông báo cho các nhà lãnh đạo của Melos, một đảo quốc nhỏ, rằng khi lợi ích bị xung đột thì “kẻ mạnh làm những gì họ muốn và kẻ yếu phải chịu thua thiệt”. Các sứ thần muốn người Melian khuất phục. Người Melian phản đối, nhưng chẳng hy vọng nhận được sự giúp đỡ nào từ Sparta hoặc từ bất kỳ người nào đến cứu giúp. Khi họ vẫn có vẻ thách thức, người Athens đã giết tất cả những người đàn ông và bắt những người phụ nữ và trẻ em làm nô lệ.

Sợ hãi, danh dự và lợi ích là động cơ thúc đẩy các nước nhỏ như Melos và Philippines nhiều như là nó cổ vũ các siêu cường như Athens và Trung Quốc. Đòi chủ quyền trên biển là một vấn đề lợi ích riêng đối với người Philippines, nhưng đó cũng là vấn đề danh dự. Bắc Kinh không thể trông đợi Manila chỉ cân nhắc đến cán cân lực lượng, thừa nhận là họ đang vô vọng khi đối chọi với một lực lượng không cân sức, và rút lui. Các nhà lãnh đạo Philippines có thể cầu viện sự hỗ trợ nước ngoài, và họ biết Bắc Kinh không có lựa chọn kiểu Melian.

Vậy thì, việc gì [Philippines] phải chấp nhận thất bại sớm, hơn cả Fabius hay Mao?

Tác giả: Ông James Holmes là giáo sư về chiến lược của trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ. Bài viết thể hiện quan điểm của ông.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

22 bình luận to “997. Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?”

  1. Hoàng Lê said

    Philipin cứng rắn lên, sẵn sàng giao chiến với giặc Tàu. Đằng sau có Mỹ và đặc biệt là các nước Asian. Tôi rất đồng tình với ý kiến xác đáng của ThinhSalon & Tiến sỹ giấy: “Dân Philipin hạnh phúc hơn dân VN” và Thằng Giặc Tàu muốn các nước Asian ngồi ban cách chống Giặc Tàu nhưng sẽ “mỗi người 1 phách” và sẽ chẳng “đi đến đâu cả” Các nước chán … tự lo cho mình … thế là đạt âm mưu thằng Giặc Tàu, xé lẻ các nước ra dể thôn tính. Thằng Giặc Tàu thâm nho là thế. Philipin hãy tiên phong đi trước. Dân tộc VN đã từng đánh đuổi Giặc Tàu nhiều rồi. Nó chỉ “Thịt đè người thôi” Ngu lắm. Dân VN sẵn sàng tiên phong nhưng không được “hạnh phúc như dân tộc Phi” vì chế đọ hiện tại ở VN thân Giặc Tàu đang đàn áp, bắt bớ những người con anh dũng chống Giặc Tàu. Vì vậy ưu tiên cho anh em Philipin xung phong trước

  2. tiến sĩ giấy said

    Người biểu tình Philippines sẽ tới đảo tranh chấp với Trung Quốc
    http://dantri.com.vn/c728/s728-596975/nguoi-bieu-tinh-philippines-se-toi-dao-tranh-chap-voi-trung-quoc.htm

    Mịa bọn Phi này! Sao nó “Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc” thế cơ chứ. Trong khi dân ta chỉ biểu tình cách xa nơi đã bị TQ chiếm đóng cả ngàn dặm cũng bị chính quyền đàn áp, đánh đập, bỏ tù.

  3. thinhsalon said

    Tàu khựa sẽ khoái trá nếu ASEAN ngồi chung bàn mà mỗi anh một phách, chuyện đã rõ, điều ưu tiên là củng cố quốc phòng cho thật tốt , vì tình huống hiện nay nếu muốn tự chủ khó tránh khỏi đối đầu và vũ khí đối đầu chủ lực sẽ là tên lửa .Cầu mong đất nước ta vượt lên giai đoạn này

  4. Em Sợ Lắm Anh ơi said

    Bởi chẳng có ai rên nên nó phải rên không nó sẽ mất nước bởi sự bành trướng giặc tàu. Câu trả lời họ đã nói rõ to: Không có ai lên tiếng….Tất cả đều lặng im và sợ sệt.

  5. ntk said

    Bạn Con nít lý sự hãy vào blog của bác sĩ Phạm Hồng Sơn mà đọc bài phỏng vấn hai anh em chú Huỳnh Nhật Hải “là cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng” và Huỳnh Nhật Tấn “là cựu phó hiệu trưởng trường đảng Tây Nguyên” để hiểu thêm chứ đừng nói theo kiểu tức giận mà làm gì. Hai chú ấy cũng đã từng đổ máu vì lý tưởng cộng sản đấy, là cộng sản ba đời đấy . Muốn nói lên một sự kiện lịch sử nào đấy thì phải tìm kiếm thông tin từ nhiều chiều để hiểu cho chính xác ,còn tôi đây từ ngày có internet thì đã quá tởm cái loại thông tin một chiều rồi

    • Chà. Đang chưa biết bắt đầu ntn lại có người mớn cho hay quá…
      Thứ nhất:Tôi thấy thương cho bố mẹ 2 cái ông này quá (nếu đúng thật như lời 2 ông ta nói)
      Thứ 2: Không biết ý kiến trên có thật là ý kiến của 2 ông kia hay không hay là “nói láo, nói láp” theo kiểu nhà báo của ông Sơn. Nhưng của ai đi nữa thì hình như đó cũng chỉ là ý kiến của những kẻ mang tư tưởng hằn học với cách mạng và đặc biệt là CT Hồ Chí Minh. Dẫn chứng ngay trong luận điệu của bài viết “mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ”. Có ai vì mục tiêu quyền lực và buôn ba khắp thế giới, nến trải biết bao đau khổ và tủi nhục, chụi đựng sự mất mát về tình cảm, về gia đình, chụi cảnh tù đày, đàn áp, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trong hơn 30 năm trời không (1911 đến tháng 9/1943).
      Nếu vì mục đích quyền lực thì tại sao khi chủ trì hội nghị thành lập Đảng năm 30 Nguyễn Ái Quốc lại đề ra một cương lĩnh mà bị hầu hết các đảng viên và quốc tế CS phản đối để sau đó bị cho là “chỉ coi trọng tính dân tộc” và bị QT CS mất tin tưởng?
      Và có rất nhiều bài báo, bài viết khi mà đang buôn ba thế giới Nguyễn Ái Quốc đòi quyền tự do, dân chủ cho dân tộc mình, đất nước mình trong khi không đại diện cho một nhà nước, chính phủ nào? và cũng chính những yêu sách, bài viết của Nguyễn Ái Quốc đã đưa chính bản thân Nguyễn vào con đường chết.
      Thứ 3: Khi nói về phần độc lập dân tộc ông Sơn viết “Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản”. Ở đâu có cái này vậy. Tư tưởng của Hồ Chí Minh với TQ chỉ dưới quan hệ “láng giềng”. Lập trường của người thể hiện rõ trong di chúc của người. Và nếu đúng vậy thì đã không có chiến tranh biên giới năm 79.
      ……….

  6. hoainamtran said

    Bon TAU PHU nay trong tuong lai se bi cac nuoc danh te tua nhu no da tung bi BAT QUOC danh mot lan roi ,

  7. TQ dap vao cuoc chien voi ai tren bien cung se gap rac roi va tu lam suy yeu minh.Chien tranh khong lam giau cho nuoc nao ma chi co loi cho cac nuoc buon ban vo khi. Lieu TQ mot minh co dam gay chien voi cac nuoc trong khu vuc khong?

  8. Nhan said

    Nhật bại trận 1945 sau 20 năm trở thành cường quốc. “Việt nam từ đại thắng 1975 đến nay đã 38 năm với đất nước rừng vàng biển bạc, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CS với chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh vô địch bách chiến, bách thắng” hiện như thế nào, không cần nói thì ai cũng đã rõ …! Việt nam đã trở thành cường quốc “tham nhũng, lãng phí với những quan lại quan liêu, hách dịch, ngu dốt đầy uy lực” phải chăng đó là thành tích của 82 năm xây dựng con người mới Việt nam xã hội chủ nghĩa!

    • Dân SG said

      nhận xét rất đúng . Một XH xây dựng trên nền tảng duy vật vô thần (vô đạo) , không trí thức ,đạo đức con người là đạo đức CM luôn , XH, đấu tranh vi quyền lợi vật chất , phải tiêu diệt đối thủ để giành sự sống cho mình theo cách thuận ta thì sống nghịch ta thì chết ( đấu tranh GC , chuyên chính VS), XH như vậy không nghèo , không loạn là chuyện lạ.

  9. Nguyễn Đông Phương said

    Bài này nếu tác giả có thêm dẫn chứng Việt Nam là một nước nhỏ mà biết “trường kỳ kháng chiến” thắng được 2 nước hùng mạnh là Pháp và Mỹ thì hay quá!

    • hồ thơm said

      Hay để làm gì hả bạn? Để cho 1 kẻ lừa đảo sống mãi và 1 thiểu số vinh thân phì gia vì biết giữ gìn sự lừa đảo à?

      • Kẻ lừa đảo nào vậy? Ai đây “khai sáng” cái lỗ tai của bọn annammit chúng tôi cái. Nhưng khai cho sáng đấy, đừng có như kiểu bọn thực dân Pháp và đế quốc Huê Kỳ là được. Khai không sáng được thì mang boom đạn sang dọa nạt kiểu “biến bọn bay về thời đồ đá” như nichxon đã làm thì đừng.
        Mọi chuyện không phải là đơn giản như nhiều quý ông đây đang nghĩ đâu. Tôi tin các ông cũng hiểu điều đó. Và nếu như giả sử có chiến tranh và VN một nước nhỏ đương đầu với TQ hùng mạnh thì các ông sẽ nghĩ như thế nào? Sẽ dỡ nhà xung công để chiến tranh trường kỳ không?(Như trước kia ông bà đã làm). Có đưa con cái mình ra chiến trường không?(hay đẩy con cái nhà người khác ra làm cái bình phong đỡ đạn). Có chống gậy ra cùng nhân dân tải đạn, tiếp đạn, làm đường . . . không? (hay chỉ ngồi vậy và chửi và chửi).
        Tất nhiên trong đối sách của nhà nước với trung quốc còn thiếu nhiều cứng rắn. Cần phải cứng rắn hơn nữa. Nhưng chiến tranh thì theo tôi đó không phải là cách tốt nhất.

        • doi la the said

          ong ban len lanh dao dat nuoc duoc day, ruou ngon gai dep ong co quay mat di kg, khi ma nguoi ta dang hien no????????

    • hoainamtran said

      Nguyen Dong Phuong ngu ngoc moi nghi rang VN truong ky khang chien thang 2 nuoc My va Phap , den bay gio may ten da tung tham gia 2 cuoc chien tren moi thay dau la su that , bon ngoc nay den bay gio da sang mat ra roi , sao lai co ke dau oc ” dat set ” van con nghi VN danh cho 2 cuong quoc My va Phap chay

      • không vậy hả bạn hoainamtran? Vậy thì bạn viết lại lịch sử dùm tôi cái. Để tôi đọc, tôi hiểu cái.
        À à chắc Điện Biên Phủ 54 là do thần thánh hay dêxu làm nhỉ và cái và cái hiệp định Giờ ne vờ không có thằng pháp nào ngồi trong đấy thì phải? rồi bầu trời Hà Nội cuối 72 cũng do bọn đó làm luôn hè, hay bạn Huê Kỳ làm đấy và tương tự cái hiệp định Pari 73 cũng đéo có thwangf đếch nào huê kỳ thì phải? À có thể là do thế này: Bọn mỹ vì tức nhau nên một bọn mang Bom đạn bỏ xuống còn nửa còn lại lại mang pháo bắn cho rụng máy bay. Để cho thua cho oanh liệt. Thế là VNDCCH ngồi rung đùi mà được lợi vẻ vang. Chà đúng quá rồi.
        Please rewrite history . . . please!please!

    • Dantien said

      Trần Duy Tiên

      Theo quan điểm của cá nhân tôi. Tại sao chúng ta luôn bị ngoại bang xâm lược? vì chúng ta chưa bao giờ mạnh cả, nếu chúng ta mạnh thì liệu có bị ngoại bang xâm lăng không?

      Chúng ta có nên tự hào là chiến thắng kẻ thù này nọ không? trong chiến tranh, không có người thắng, mà cả hai bên đều thua. Sự khác biệt là sự mất mát của hai bên. Trong hai cuộc chiến với Mỹ và Pháp, bao nhiêu triệu người Việt đã bị chết, bao nhiêu gia đình tang thương, mất mát? bao nhiêu người tàn phế? Hậu quả chiến tranh đến bây giờ như thế nào? gần 40 năm kết thúc cuộc chiến, chúng ta đang ở đâu? chúng ta đã đạt được gì? học được gì? hay chúng ta vẫn sống trên những ảo mộng về chiến thắng.

      Tôi nghĩ chúng ta có nên tiếp tục tự hào là một nước “đánh nhau giỏi” không?

  10. người yêu nước said

    Thực ra thì cách mà Philippines phản ứng với TQ có vẻ mạnh mẽ, ồn ào nhưng không biết có hiệu quả được bao lâu. Chẳng hạn như Ngoại trưởng Phi mà lại trực tiếp đàm phán với Đại sứ TQ là hơi hạ sách vì không có chỗ lùi sau này ( ngành ngoại giao luôn có những chiêu mềm dẻo và để dành các cơ hội tiến, thoái trong đàm phán xưa nay). Tất nhiên Phi có Mỹ sau lưng nên tự tin để làm việc đó nhưng nội bộ Phi cũng bắt đầu xuất hiện lực lượng thân TQ đòi phá ngang tiến trình hiện nay bằng đề nghị ” cùng khai thác bãi đá Scarobough”.Hơn lúc nào hết Phi cần dựa vào dư luận quốc tế và ASEAN.

    BS: Hay! Nhưng về ý kiến dựa vào ASEAN thì … coi 990. Philippines đơn độc giữa ASEAN trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

  11. […] 997. Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc? […]

  12. Nameforwhat said

    Mr. James Holmes,
    Here is some reasons:

    1.It’s brave and right when Philipines chose this reaction. Like Tran Binh Trong of Vietnam “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. They can lose some benefit when against China, they can live everyday with fear and hope for future but they chose to be independent and free from Communist system.

    2. Philipines relies on US (happily and desparately), they believe that only US can protect them from China’s invasion, and to get support from US they have to show their true belief.

    3. They wish US can help ASEAN living in peace by soft power and leadership that US can DEAL with China. ASEAN countries long for peace, development and cooperation the way Mayamar’s doing. China should stop invading our East Sea. The World War III will be Pacific!!

    Thanks

    • Việt Quốc Huy said

      Thế chiến thứ 3 không phải chỉ Thái Bình Dương mà là the World Vs China, that`s for sure!

Bình luận về bài viết này