Việt Nam được bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng LHQ đại diện châu Á - Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong một cuộc họp tại trụ sở UN ở New York năm 2020

Nguồn hình ảnh, EuropaNewswire/Gado

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong một cuộc họp tại trụ sở UN ở New York năm 2020

Việt Nam vừa trở thành một trong những Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 77, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau cuộc họp diễn ra tại New York, Mỹ hôm 7/6, theo thông tấn xã Việt Nam.

Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong một năm kể từ ngày 13/9.

Các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng trúng cử làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 77 gồm Malaysia, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan, đại diện khu vực châu Phi gồm Benin, Burundi, Kenya, Mauritania, Niger, Zimbabwe, khu vực Mỹ Latinh gồm Chile, El Salvador, Jamaica, đại diện Đông Âu là Estonia, khu vực Tây Âu và các nước khác là Israel và Úc.

Sáng 7/6 (giờ Mỹ), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã họp để bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khoá 77.

Đại sứ Csaba Korosi, người Hungary trở thành tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Khóa 77, nhiệm kỳ 2022-2023; thay ông Abdulla Shahid, người Maldives, Chủ tịch khóa 76.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc và là cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có đại diện của tất cả 193 nước thành viên.

Đai hội đồng Liên Hiệp Quốc có thẩm quyền rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu, theo Tuổi Trẻ.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10/5 đã bầu Cộng hòa Séc vào Hội đồng Nhân quyền thay thế Nga, sau khi tư cách thành viên của Moscow tại cơ quan này bị đình chỉ hồi tháng Tư do "các hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền tổng thể và có hệ thống" của quân Nga trong cuộc xâm lược Ukraine.

Trong cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nga hồi tháng Tư, 93 nước bỏ phiếu ủng hộ, 58 bỏ phiếu trắng và 24 quốc gia bỏ phiếu chống trong đó có Việt Nam.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp đặc biệt về Ukraine tháng 4/2022

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp đặc biệt về Ukraine tháng 4/2022

VN từng tranh cử ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh từng cho biết Việt Nam sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) quốc nhiệm kỳ 2023-25 tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của UNHRC tháng 2/2021.

Đầu tháng 12/2021, các báo VN đăng lời phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm về nhân quyền như sau:

"Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất, phát huy tối đa yếu tố con người.

Đồng thời giữ vững ổn định chính trị. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần."

Trước đó, cuối tháng 10/2021, khi nói chuyện với cộng đồng Việt tại Anh trong chuyến thăm đến Scotland dự hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói:

"Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Để bảo vệ nhân quyền thì phải có pháp quyền, và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN."

Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan liên chính phủ trong hệ thống Liên Hiệp Quốc gồm 47 Quốc gia chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên toàn cầu.

Phản ứng trước thông tin nói trên từ ông Phạm Bình Minh, ông Claudio Francavilla, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Liên minh châu Âu (EU) bình luận trên Twitter hôm 22/2/2021:

"Việt Nam là một trong những quốc gia đàn áp [nhân quyền] nhất trên thế giới, với hàng trăm người chỉ trích ôn hòa bị bỏ tù, đàn áp có hệ thống những người bất đồng chính kiến, người dân không được thực hiện các quyền tự do cơ bản.Làm sao những điều này lại phù hợp để [Việt Nam] trở thành thành viên của UNHRC?''

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Các tổ chức nhân quyền quốc tế nhận định rằng 2020 là năm tình hình nhân quyền của VN 'tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn', khi chính phủ Việt Nam bắt và xét xử những nhà hoạt động dân chủ 'cuối cùng'.

Đọc thêm: