Xả súng trường tiểu học tại Texas: Nhìn lại nền văn hóa súng đạn Mỹ

Một em bé mang khẩu súng trường tại bang Texas

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".

Vào lúc đó, khoảng 90 triệu khẩu súng đang được lưu hành tại Mỹ.

Ngày nay thì có nhiều súng hơn và nhiều cái chết hơn.

Những cái chết từ súng đạn tại Mỹ đã trở thành hơn một vấn đề luôn hiện hữu trong cuộc sống người dân Mỹ, với số người chết do súng nhiều hơn số lượng binh sĩ bị thiệt mạng trong tất cả các cuộc xung đột tại Mỹ kể từ cuộc nội chiến Mỹ năm 1775.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, đã có hơn 45.000 người Mỹ chết dưới nòng súng, bị giết hay tự sát, hơn bất kỳ năm nào khác được ghi nhận. Con số cho thấy mức tăng 25% so với 5 năm trước đó, và tăng 43% kể từ năm 2010.

Thế nhưng đây là một vấn đề mang tính chính trị rất cao, khiến những người ủng hộ kiểm soát súng đạn mâu thuẫn với bộ phận dân chúng được bảo vệ mạnh mẽ bằng quyền sở hữu súng định rõ trong Hiến pháp Mỹ.

Đây là điều chúng ta biết về văn hóa súng đạn tại Mỹ và tác động của nó.

Gia đình các nạn nhân có con bị thiệt mạng tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, Texas vào ngày 24/05/2022

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Gia đình các nạn nhân có con bị thiệt mạng tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, Texas vào ngày 24/05/2022

Mỹ có bao nhiêu súng?

Không dễ tính toán số lượng súng được sở hữu tư nhân trên thế giới, con số từ Small Arms Survey - một dự án nghiên cứu hàng đầu có trụ sở tại Thụy Sĩ ước tính rằng có 390 triệu khẩu súng được lưu hành vào năm 2018.

10 quốc gia có tỷ lệ sở hữu súng trên đầu người cao nhất

Tỷ lệ sở hữu súng tại Mỹ là 120,5 khẩu súng trên 100 người dân, tăng hơn mức 88 vào năm 2011, và vượt xa các quốc gia khác trên thế giới.

Các dữ liệu thêm gần đây cũng cho thấy việc sở hữu súng đã tăng đáng kể trong vòng vài năm trở lại đây. Một nghiên cứu do Annals of Internal Medicine đăng tải vào tháng 02, cho thấy 7,5 triệu người Mỹ trưởng thành - chưa đến 3% dân số - đã trở thành những người mới sở hữu súng đầu tiên khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 04/2021.

Điều này đã khiến 11 triệu người dân phải tiếp cận với súng đạn ở nhà, trong đó có 5 triệu trẻ em. Khoảng 50% người sở hữu súng mới trong khoảng thời gian đó là phụ nữ, trong khi 40% là người da đen hoặc gốc Tây Ban Nha.

Một nghiên cứu riêng từ American Academy of Pediatrics đăng tải vào năm 2021 cho thấy sự liên hệ giữa việc tăng sở hữu súng đạn trong đại dịch với tỷ lệ thương tật do súng gia tăng trong trẻ em và do trẻ em gây ra.

Tỷ lệ các vụ tử vong do súng đạn tại Mỹ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tổng cộng 45.222 người tử vong do thương tật liên quan đến súng đạn từ tất cả các nguyên nhân trong suốt những năm 2020, năm cuối cùng có đầy đủ dữ liệu.

Thống kê ca tử vong liên quan đến súng

Và trong khi xả súng hàng loạt và những tên giết người bằng súng thu hút sự chú ý của truyền thông, thì trong số đó, tổng cộng 54%, khoảng 24.300 ca tử vong là do tự tử.

Một nghiên cứu năm 2016 được đăng tải trên American Journal of Public Health phát hiện rằng có một mối liên quan mạnh mẽ giữa sở hữu súng ở một quốc gia và tỷ lệ tử vong do súng đạn ở cả đàn ông và phụ nữ.

Những người ủng hộ các luật sở hữu súng nghiêm ngặt hơn tại Mỹ thường trích dẫn con số thống kê này khi kêu gọi các nhà làm luật phải gia tăng nguồn lực cho vấn đề sức khỏe tinh thần và ít nới lỏng quy định sở hữu súng hơn.

So sánh số vụ giết người bằng súng ở Mỹ và các quốc gia khác

Năm 2020, 43% số vụ tử vong - tương đương với 19.384 người chết - là các vụ giết người, theo số liệu của CDC. Con số này cho thấy mức tăng 34% tính từ năm 2019, và tăng thêm 75% trong vòng 10 năm trước đó.

Gần 53 người tử vong mỗi ngày từ súng đạn tại Mỹ, theo số liệu này. Số liệu cũng cho thấy một tỷ lệ đa số áp đảo các vụ giết người, 79% là dùng súng để gây án.

Tỷ lệ các vụ giết người bằng súng tăng hơn đáng kể so với ở Canada, Úc, Anh Quốc và nhiều nước khác.

So sánh tỷ lệ % các vụ tử vong liên quan đến súng trong các vụ giết người giữa các nước
Chụp lại hình ảnh,

So sánh tỷ lệ % các vụ tử vong liên quan đến súng trong các vụ giết người giữa các nước

Các vụ xả súng hàng loạt trở nên chết chóc hơn?

Các vụ tử vong từ "xả súng hàng loạt" đã thu hút sự quan tâm công chúng, tuy nhiên việc truy vết trở nên khó khăn hơn.

Trong khi Mỹ không có một định nghĩa duy nhất về "các vụ xả súng hàng loạt", FBI trong vòng 10 năm qua đã theo dõi "các vụ xả súng hàng loạt" mà trong đó "một cá nhân tham gia tích cực vào vụ giết người hoặc cố giết người khác tại một khu vực đông dân cư".

Theo FBI, thì có 345 vụ "xả súng hàng loạt" tại Mỹ trong khoảng từ năm 200-2020, khiến 1.024 người chết và 1.828 người bị thương.

Vụ tấn công chết chóc nhất, tại Las Vegas hồi năm 2017, đã khiến hơn 50 người thiệt mạng và 500 người bị thương. Số lượng lớn các vụ xả xúng hàng loạt, tuy nhiên, chỉ khiến chưa đến 30 người thiệt mạng.

Các vụ xả súng nghiêm trọng nhất tại Mỹ từ năm 1991 đến nay

Ai ủng hộ kiểm soát súng?

Mặc dù công chúng bày tỏ sự giận dữ và lên tiếng rộng khắp - thường sau vụ bạo lực súng đạn - sự ủng hộ của người Mỹ đối với các luật kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt hơn vào năm 2020 đã sụt giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 2014, theo một cuộc thăm dò từ Gallup.

Chỉ 52% người Mỹ được khảo sát nói rằng họ muốn có các luật sở hữu súng nghiêm ngặt hơn trong khi 35% nói rằng họ muốn được giữ nguyên.

11% người được khảo sát nói các điều luật nên "bớt nghiêm ngặt hơn".

Đây cũng là một vấn đề mang tính đảng phái và cực kỳ chia rẽ, từ chính sách và mục tiêu giữa các đảng.

"Người thuộc Đảng Dân chủ thì gần như đồng thuận về các điều luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn," một nghiên cứu từ Gallup cho thấy, với gần 91% ủng hộ kiểm soát súng chặt chẽ hơn.

Và chỉ có 24% theo phe Cộng hòa, mặc khác, đồng ý với một tuyên bố tương tự, cùng với 45% cử trị Độc lập.

Thái độ của người dân Mỹ đối với luật kiểm soát súng

Một sốt nước đã tiến hành các bước để cấm hoặc quy định nghiêm ngặt việc sở hữu vũ khí sát thương. Các điều luật thay đổi giữa các bang, nhưng ví dụ như bang California đã cấm sở hữu vũ khí sát thương với các ngoại lệ giới hạn.

Các bang ở Mỹ có luật hạn chế vũ khí gây sát thương
Presentational white space

Một số lệnh kiểm soát cũng được những người vốn bị chia rẽ về mặt chính trị ủng hộ rộng rãi - như các quy định kiểm soát việc buôn bán súng cho những người bị bệnh tâm thần hoặc trong "danh sách theo dõi".

Ai phản đối kiểm soát súng?

Mặc dù trải qua những năm khó khăn tài chính và các bất đồng gay gắt, Hiệp hội Súng trường Quốc gia mỹ (NRA) vẫn là một cơ quan vận động hành lang sở hữu súng mạnh mẽ tại Mỹ, với nguồn ngân sách đáng kể nhằm gây sức ảnh hưởng đối với các thành viên quốc hội trong chính sách kiểm soát súng.

Vào tháng 01, NRA đã nộp đơn xin phá sản, một phần trong vụ án hối lộ nhằm vào các thành viên cấp cao của mình. Thậm chí sau bước đi này, NRA đã cam kết tiếp tục "đối phó với các hoạt động chống Tu Chính án thứ hai, đẩy mạnh an toàn và huấn luyện súng đạn, và đẩy mạnh các chương trình công chúng trên khắp nước Mỹ".

Trong vài chu kỳ bầu cử mới đây, NRA và các tổ chức khác đã luôn chi thêm tiền trong việc truyền đi thông điệp ủng hộ súng đạn hơn các đối thủ của họ trong vấn đề vận động hành lang kiểm soát súng.

Chi tiền để vận động hành lang sở hữu và kiểm soát súng

Một số bang cũng đã tiến xa đến mức loại bỏ phần lớn các quy định ai có thể mang theo súng. Vào tháng 06/2021, ví dụ, Thống đốc bang Texas Greg Abbott đã ký duyệt "dự luật mang theo không cần xin phép" cho phép cư dân của bang mang theo súng mà không cần có giấy phép hoặc không cần được huấn luyện.

Tương tự vào ngày 12/04, bang Georgia đã trở thành bang thứ 25 tại Mỹ loại bỏ yêu cầu cần có giấy phép để bí mật hoặc công khai mang súng. Luật này cho phép bất kỳ công dân nào của bang có quyền mang súng trường mà không cần bằng cấp hoặc giấy phép.

Luật này được NRA ủng hộ và các nhà lãnh đạo của tổ chức này gọi động thái là "một thời khắc trọng đại trong Tu Chính án thứ hai".