Zoomers: Họ là ai và tại sao họ đang làm ông Trump đau đầu?

Gen-z youngster with the pride flag

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Nhiều khảo sát cho thấy các em Zoomer có tư tưởng cấp tiến trong vấn đề về giới tính và LGBTQ nhưng bảo thủ hơn về vấn đề nhập cư

Sinh ra giữa thập niên 1990 và đầu thập niên 2010, zoomers, còn gọi là thế hệ Z, là những người am hiểu kỹ thuật số và tích cực tham gia vào xã hội. Họ được cho là đã dùng nền tảng xã hội TikTok để làm xáo trộn vận động tranh cử của ông Trump ở Tulsa.

Vậy chúng ta biết gì về họ?

Cuộc vận động tranh cử của Donald Trump tại Tulsa đã không hoàn toàn đi theo kế hoạch. Và các nhà hoạt động trẻ được cho là chịu trách nhiệm cho việc phá hỏng kế hoạch này của Tổng thống Mỹ.

Nhóm chiến dịch ''Trump 2020'' dự đoán số lượng người tham dự kỷ lục sẽ đến Tulsa, Oklahoma, để hỗ trợ ứng cử viên Donald Trump hôm 20/6.

Nhưng cuộc vận động đã gây chú ý của giới truyền thông khi không thể lấp đầy hơn một phần ba của vận động trường có 19.000 chỗ ngồi, nơi sự kiện được tổ chức.

Được biết số người tham dự ít đã bị ảnh hưởng bởi các em tuổi teen dùng mạng xã hội Tik Tok, và giới hâm mộ K-Pop, rủ đồng nghiệp và bạn bè đăng ký xin vé mà không có ý định tham dự sự kiện, như một phần của kế hoạch ''chơi khăm'' tổng thống.

Trump speaking in Tulsa with rows of empty seats in the background

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Zoomers được cho là đã làm xáo trộn cuộc vận động tranh cử gây tranh cãi của Trump ở Tulsa

Chiến dịch ''Trump 2020'' đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông và người biểu tình bên ngoài khiến số người tham dự bị ít, và nói rằng những người trẻ tuổi xin vé trực tuyến không ảnh hưởng đến số người tham dự.

Trong khi nhiều người chú ý đến việc người hâm mộ K-pop đã tham gia vào "trò trêu chọc" Trump, sự kiện này cũng được xem như một động thái phô diễn sức mạnh của zoomers - một nhóm nhân khẩu học mới được thiết lập có thể khiến Trump và các chính trị gia khác đau đầu.

Zoomers là ai?

Zoomers là một trong những biệt danh được đặt cho Thế hệ Z, những người được sinh ra từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010 - mặc dù chính xác năm nào vẫn là vấn đề tranh luận giữa các học giả và nhà bình luận xã hội.

Composite image of K-Pop's Hope and BTS, and Black Lives Matter protesters

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Sự ủng hộ phong trào Black Lives Matter của các nghệ sĩ K-pop và người hâm mộ gần đây đã thu hút sự chú ý

Thuật ngữ zoomers là một cách chơi chữ của từ boomers, biệt danh được đặt cho thế hệ "baby boom" sinh từ năm 1944 đến 1964.

Tại sao họ quan trọng?

Trước hết, giới zoomers chiếm lĩnh thế giới về mặt số lượng. Theo một số tài liệu, họ là thế hệ đông nhất, chiếm tới 32% dân số toàn cầu.

Trong khi giới thiên niên kỷ, millennials, (sinh từ năm 1981 đến 1996) vẫn là nhóm người trưởng thành đông dân nhất thế giới - tuổi trung bình khoảng 30 tuổi-, giới zoomers chiếm 41% lực lượng lao động toàn cầu, theo Ngân hàng Thế giới.

Họ có thực sự khác biệt?

Zoomers nổi bật vì một số lý do, các nhà xã hội học giải thích.

Young black girl holidng a mobile phone

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Zoomers được coi là thế hệ "kỹ thuật số"

Một điều cốt yếu phải nói: họ là thế hệ đầu tiên "biết kỹ thuật số từ trong bụng mẹ" - nghĩa là mới sinh ra họ đã bước vào một thế giới thay đổi lớn bởi những tiến bộ và đổi mới công nghệ, như internet.

Thật thế, zoomers là nhân khẩu học dùng rất nhiều các phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu, đánh bại hẳn thế hệ millennials về số giờ mỗi ngày dùng các nền tảng đó. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nguồn tin tức đầu tiên của gần 60% giới zoomer đến từ mạng xã hội.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở một số quốc gia, zoomers cũng thường có trình độ học vấn cao hơn thế hệ millennials tiền nhiệm.

Giống như giới millennials, zoomers không ngại tham gia hoạt động, nhưng họ có thể bắt đầu ở tuổi sớm hơn. Một cuộc thăm dò năm 2018 ở Anh cho thấy trẻ em thế hệ zoomer có khuynh hướng ''tiêu dùng có đạo đức'' gấp hai lần so với thế hệ millennials khi ở cùng tuổi.

A group of youngsters

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Zoomers cũng có xu hướng là một nhân khẩu học đa dạng hơn ở một số quốc gia

Hai trong số những nhà hoạt động nổi tiếng nhất của zoomers trong những năm gần đây là Malala Yousafzai, 22 tuổi, và người của tạp chí Time năm 2019, Greta Thunberg, cô bé được mệnh danh là "chiến binh khí hậu" 16 tuổi, người Thụy Điển.

Họ có đa dạng hơn?

Điều này đúng ở một số quốc gia. Ở Mỹ, zoomer là thế hệ đa sắc tộc nhất trong lịch sử.

Năm 2019, Trung tâm nghiên cứu Pew ước tính rằng 52% zoomers trên toàn quốc là da trắng, so với tỷ số 60% là người da trắng trong dân số nói chung.

Zoomers cũng đang trở nên đa dạng hơn ở các quốc gia đã nhận được dòng người di cư lớn trong hai thập kỷ qua.

Photo collage showing Malala Yousafzai and Greta Thunberg

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Giới zoomers rất thích tham gia hoạt động, như một số tên nổi tiếng nhất -Malala Yousafzai (trái) và Greta Thunberg, trong hình

Có phải zoomer khoan dung hơn các thế hệ khác?

Một trong những cuộc khảo sát nổi tiếng nhất về thế hệ zoomer được Tổ chức giáo dục từ thiện Varkey Foundation thực hiện năm 2016, qua đó, họ phỏng vấn 20.000 ở độ tuổi 15-21 tại 20 quốc gia ở tất cả các châu lục.

Kết quả khảo sát này cho thấy các em có quan điểm khác biệt về các vấn đề khác nhau.

Trong khi những người trẻ này mạnh mẽ ủng hộ bình đẳng giới tính (89%), quyền phá thai (63%) và hôn nhân đồng tính (63%) - mặc dù tỷ lệ ủng hộ rất khác nhau tùy khu vực - chỉ 31% tin rằng chính phủ "nên giúp người nhập cư dễ dàng có việc làm và sống hợp pháp" tại quốc gia của họ.

Zoomers có quan tâm đến chính trị?

Câu hỏi được đặt ra là những người để ý đến vấn đề xã hội và am hiểu công nghệ có xu hướng tham gia vào chính trị không?

Woman preparing to hope

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Liệu zoomers có sẽ đi bầu?

Chưa thể có câu trả lời nếu chúng ta nhìn vào nước Mỹ.

Tỷ lệ cử tri đi bầu cho người trong độ tuổi 18-29 trong cuộc bầu cử tổng thống thấp nhất, so với các nhóm tuổi khác, và trong cuộc thăm dò tổng thống gần đây nhất (năm 2016, khi ông Trump đắc cử), chỉ 50% cử tri đã đăng ký đi bầu thực sự bỏ phiếu.

Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri của cuộc bầu cử giữa kỳ tăng từ 20% năm 2014 lên 36% vào năm 2018.

Các nhà phân tích cho rằng sự khác biệt này đã được thúc đẩy bởi các một số zoomers đến tuổi đi bầu.

Các cử tri trẻ tuổi đứng sau một số thay đổi khác trong chính trị gần đây, chẳng hạn như việc Alexandria Ocasio-Cortez, thuộc giới thiên niên kỷ, hiện 30 tuổi, là người phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.

Không có gì ngạc nhiên khi Alexandria Ocasio-Cortez, tên tắt AOC, đã ca ngợi những em zoomers trong việc làm ''quê mặt'' tổng thống Trump trong vận động tranh cử ở Tulsa.

AOC tweet: ''Chúng ta đã rúng động trước việc các thanh thiếu niên trên TikTok đổ xô đi đặt vé giả để xin vào buổi vận động tranh cử của Trump, khiến ban tổ chức tưởng rằng một triệu người muốn nghe phát biểu của giới da trắng thượng đẳng, đến nỗi sẽ kéo đến đông kín một vận động trường trong thời buổi COVID. Nói lớn với các zoomers. Các em làm tôi rất tự hào.''

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, chỉ 37% cử tri trẻ tuổi ủng hộ Trump, trong khi 55% ủng hộ đối thủ của ông, Hillary Clinton của đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng thật sai lầm khi nghĩ rằng giới zoomers thường khuynh tả: Chiến thắng của Jair Bolsonaro trong cuộc đua tổng thống Brazil 2018, chẳng hạn, đã giành được gần 60% số phiếu của người từ 18 đến 24 tuổi.

Trong khi đó, mặc dù chính trị và giới hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc dường như là một cuộc hôn nhân khó xảy ra, đám đông trực tuyến này đã được biết đến với sự tham gia chính trị và xã hội, cũng như đóng góp của họ cho những công việc từ thiện, trong một thời gian khá lâu.

Mới gần đây, trước những cuộc biểu tình chống lại sự phân biệt chủng tộc và tàn bạo của cảnh sát, một nhóm người hâm mộ K-pop toàn cầu đã nổi lên như một đồng minh quan trọng của phong trào Black Lives Matter (BLM) - gây quỹ và huy động sự tham gia của mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới.

Với lượng người hâm mộ toàn cầu ngày càng tăng, sự hiện diện chính trị của zoomers có thể sẽ được chú ý nhiều hơn - và gây ra một vài cơn nhức đầu cho Donald Trump và các chính trị gia khác.