Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Tăng lương - tăng giá

Tăng lương - tăng giá

- Diễn Đàn — published 09/09/2006 15:09, cập nhật lần cuối 13/03/2007 23:25
Sắp tăng lương, giá đã bắt đầu tăng

   

Hơn 10 triệu người dự kiến được tăng lương


   

Theo VnExpress ngày 3.9, nếu không có gì thay đổi, từ 1/10, mức lương tối thiểu chung sẽ tăng từ 350.000 lên 450.000 đồng một tháng (tăng 28,6%). Lương người mới tốt nghiệp ĐH sẽ tăng thêm 234.000 đồng. Trong lần điều chỉnh này, mức nâng cao nhất lên tới 1.300.000 đồng.

Với lần tăng dự kiến này, đây sẽ là lần điều chỉnh lương tối thiểu thứ 3 trong vòng 5 năm qua. Tại cuộc họp Chính phủ cuối tháng 8, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ dự thảo nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và được đa số thành viên nhất trí.

Ông Nguyễn Hòa Bình, thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, người tham dự cuộc họp, cho biết mức 450.000 đồng phù hợp với cả 3 căn cứ để điều chỉnh lương. Đó là mức tăng trưởng kinh tế dự kiến năm 2006 là 8%, chỉ số giá tiêu dùng đến tháng 10 là 7,5% và mức tiền công trên thị trường tăng 10%.

Theo dự thảo nghị định lương tối thiểu chung thì tất cả lao động trong khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong nước đều được tăng lương từ 1/10. Trước đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị ban hành 2 nghị định về lương tối thiểu áp dụng cho 2 khối, hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước. Khối doanh nghiệp tăng tối đa 550.000 đồng và dự kiến áp dụng từ 1/1/2007.

Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng nằm trong diện được tăng lương bởi mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở điều chỉnh. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kiến nghị tăng 28,6% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được điều chỉnh theo dự thảo nghị định; tăng 28,6% trên mức trợ của tháng 9/2006 đối với người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng tính theo mức lương tối thiểu chung.

Theo kết quả điều tra lao động việc làm do Bộ Lao động Thương binh và xã hội công bố cuối năm 2005, cả nước có 11,1 triệu lao động làm công ăn lương. Nếu trừ đi hơn nửa triệu người làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn hơn 10 triệu người thuộc đối tượng được điều chỉnh lương. Ngoài ra, còn khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Một nguồn tin cho biết, theo tính toán của Bộ Tài chính, so với năm 2005, kinh phí nhà nước dành trả lương tăng thêm trong 3 tháng cuối năm 2006 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2007 là 26.000 tỷ đồng. Năm ngoái, để tăng từ 290.000 đến 350.000 đồng, khoản kinh phí của nhà nước dành cho trả lương phải tăng thêm 20.000 tỷ đồng.

Theo báo Tiền Phong 13.9, thông tin về việc Nhà nước sắp tăng lương đã lan truyền khá nhanh trong giới tiểu thương các chợ. Phản ứng tức thì với việc các đối tượng hưởng lương từ ngân sách là việc giá cả một số mặt hàng đã tăng nhẹ.

Cụ thể, khảo sát tại một số chợ đầu mối, chợ xanh cho thấy, giá các loại thịt lợn, bò và gia cầm như ngan, gà vịt đều dao động ở mức tăng nhẹ khoảng 1000- 2000 đồng/kg. Một số loại rau xanh tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) cũng tăng tối đa khoảng 500đ/kg.

Chợ Đại Từ (khu đô thị mới Linh Đàm - Hà Nội), chị bán cua cũng đột ngột đòi thêm 2000đ/kg cua đồng (từ 25 ngàn lên 27 ngàn đồng/kg) với cách suy luận chắc nịch: “Nhà nước tăng lương cho cán bộ thì cũng phải cho người dân chúng tôi tăng chút ít giá bán chứ”.

Thậm chí giá cắt tóc nam tại một hàng tóc vỉa hè (Hà Nội) từ ngày 11/9 cũng được “nhấc” thêm 1.000 đồng/lần cắt với lý do rất chân chính của anh thợ: “Tăng lương mà”.

Tại các siêu thị, quan điểm chung là sự kiện “tăng lương” từ 1/10 không lập tức gây tác động. “Giá bán các mặt hàng luôn được tính theo giá mà nhà sản xuất hay cung ứng ký kết trong mỗi lần giao hàng. Nếu lần giao hàng sau  nhà sản xuất đòi tăng chúng tôi sẽ xem xét có nâng giá bán hay không – Phụ trách một siêu thị cho hay.

Hiệu ứng tâm lý không chỉ tác động đến người dân mà còn đang ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp. Mặc dù không ăn vào quỹ lương nhà nước nhưng theo bà Trần Thị Hằng, giám đốc một doanh nghiệp tư nhân (chuyên về sản xuất sơn, bột màu quét tường), lương cơ bản vẫn là cơ sở để bà tính toán mức chi trả cho gần 100 lao động đang làm việc tại Cty.

Bà Hằng nhấn mạnh: “Nghĩa là từ bây giờ trở đi, mỗi lần đóng phí bảo hiểm cho người lao động, Cty của tôi phải mất thêm khoảng 17%”.

Với doanh nghiệp Nhà nước hay đơn vị không sản xuất trực tiếp điều đó không đáng kể nhưng với doanh nghiệp có ít lợi nhuận, đông người lao động đó là một thiệt thòi.

Cũng như vậy các DNNN đang có sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da đang tỏ ra khá lo lắng. Dù lương cơ bản chỉ là cơ sở để tính lương tại DN sản xuất nhưng việc tăng chi phí bảo hiểm y tế và xã hội sẽ trở thành “gánh lo” đáng kể trong quỹ chi tiêu của họ.

Dẹp hiệu ứng tâm lý - Bằng cách nào?

“Tăng lương cơ bản sẽ ảnh hưởng đến các khoản thu nhập khác” - Ông Ngô Trí Long - Viện phó Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) khẳng định.

Theo ông Long, ngay từ những ngày đầu tháng 9/2006, mặc dù sức mua không tăng, nguồn cung tương đối dồi dào, nhưng một số mặt hàng đã có biểu hiện tăng giá. Việc tăng lương gây ra yếu tố tâm lý đối với những người bán hàng, họ sẽ vin vào đó để tăng giá theo.

Một quan chức Bộ Tài chính cho Tiền phong hay: hiện Bộ này đang chuẩn bị để sớm trình Chính phủ các giải pháp điều hành giá từ nay đến hết năm.

Theo kinh nghiệm, muốn hạn chế tối đa tác động “ăn theo”, cần đáp ứng thật đủ “cung- cầu” các mặt hàng tiêu dùng, tránh để xảy ra tình trạng khan hàng.

Đi kèm, là kiểm soát chặt chẽ giá các loại hình dịch vụ công cộng. Quyết định hạ giá mỗi lít xăng 1000 đồng ngày 12.9 của Chính phủ cũng  được xem là yếu tố tích cực sẽ tác động tâm lý ngược lại làm “nguội” phản ứng tăng giá tức thì khi nghe sẽ tăng lương của thị trường.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss