Muốn tự nguyện hiến tạng, 17 triệu đồng xùy ra

Anh Đào |

Muốn hiến tạng mà không tốn tiền, bạn phải là người đã chết. Sự thật này có thể gây sốc, nhưng thực tế là vậy. Ví như số tiền để tầm soát, để làm các xét nghiệm hiến thận khoảng 20 triệu đồng và người hiến phải tự chi trả.

“Tăng kỷ lục”, “tăng đột biến”, “tăng 1.200%” - đây là những từ ngữ như thể là reo vui về số người hiến tạng tới các cơ sở y tế tự nguyện đăng ký hiến tạng sau câu chuyện cảm động của bé Hải An.

Rất rất nhiều các bác sĩ nội trú, sinh viên y khoa, rất nhiều MC, người mẫu, diễn viên, và cả những nhà sư từ Thái Lan, những ni cô từ Quảng Trị... đã tham gia đăng ký hiến tạng, một việc làm khẳng định là nhân đạo này.

Nói kỷ lục là không sai. Bởi với 16.000 người bị suy tim, gan, thận, phổi... đang chờ ghép tạng và khoảng 6.000 người chờ ghép giác mạc, nhưng trước trường hợp bé Hải An, chỉ có đúng 25 trường hợp đồng ý hiến tạng khi chết não.

Nhưng chuyện muốn tự nguyện hiến tạng lại hoàn toàn không đơn giản, không phải cứ muốn hiến là được.

Sáng nay, tờ Pháp luật TPHCM vừa công khai trường hợp hiến tạng của bà L.T.T.H ở Thanh Oai, Hà Nội. Năm 2010, khi đến bệnh viện thực hiện các thủ tục xét nghiệm để hiến thận cho cháu gái, bà được trân trọng, nhiệt liệt đón chào. Tuy nhiên, bệnh viện cũng giải thích rõ là với quy định hiện tại, bà H phải chi trả phí làm thủ tục xét nghiệm.

Và dù có BHYT chi trả một phần, tổng cộng trước sau bà H đã phải trả 17 triệu đồng cho ca hiến thận này.

Tại sao 17 triệu đồng ư?

Tờ báo dẫn lời một bác sĩ trong ngành hiến thận gãi đầu gãi tai: Luật quy định người sống hiến tạng được mua BHYT miễn phí nhưng cơ quan nào mua cho những người đó thì ông cũng không biết.

Ngay cả người có chức trách trong ngành, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế cũng nhìn nhận đây là “một lỗ hổng trong chính sách khuyến khích người hiến tặng mô, tạng khi còn sống.

BS Phúc xác nhận rất nhiều người đã đến Trung tâm xin hiến tặng nhưng đã bỏ cuộc do phải tự trả chi phí.

Tự trả tối thiếu 20 triệu, cho việc tự nguyện hiến một quả thận! Nghe ra thật tréo ngoe, vô lý. Sự thật phũ phàng là hoặc phải có tiền, hoặc phải “đã chết” thì người hiến tạng mới có thể tự nguyện hiến tạng.

Có lẽ, việc này lại phải kêu tới Bộ trưởng Tiến. Dân không quên đâu, năm xưa, chính Bộ trưởng là người đi tiên phong trong việc đăng ký hiến tạng, nhưng những rắc rối hôm nay có lẽ Bộ trưởng còn chưa kịp biết. Và có lẽ, khai thông chính sách, đang bế tắc suốt 10 năm qua mới là việc Bộ trưởng cần làm ngay, để ít nhất không dội nước lạnh vào nhiệt huyết của những tình nguyện viên đang xếp hàng ngoài kia.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Gia đình "bán nhà chữa bệnh" đăng ký hiến tạng

Nhiệt Băng |

Hàng triệu con tim sẽ lay động, thán phục khi biết hai mẹ con nghèo khó Võ Thị Sương (tạm trú khu phố Ninh Tịnh, phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đang làm thủ tục xin hiến tạng cho y học. Ít ai biết, quyết định dũng cảm trên được nhen nhóm lên từ người con bại liệt, nằm chỗ hơn 10 năm nay, em Nguyễn Võ Anh Tuấn (SN 1998). 

Ngọn lửa của Hải An tiếp tục lan toả hành động hiến tạng

L.Hà |

Những ngày qua, câu chuyện hiến giác mạc của bé gái 7 tuổi Hải An giúp 2 người sống trong bóng tối nhìn thấy cuộc đời tiếp tục làm lay động trái tim bao người. Một làn sóng đăng ký hiến tạng đã lan toả trong cộng đồng.

Từ câu chuyện cô bé 7 tuổi hiến giác mạc: Mở đường sống cho bệnh nhân suy tạng

hà lê |

Câu chuyện xúc động về cô bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội vừa hiến tặng giác mạc khiến hàng triệu trái tim xúc động, là tấm gương để nhiều người hiểu hơn ý nghĩa của việc ghép tạng.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Gia đình "bán nhà chữa bệnh" đăng ký hiến tạng

Nhiệt Băng |

Hàng triệu con tim sẽ lay động, thán phục khi biết hai mẹ con nghèo khó Võ Thị Sương (tạm trú khu phố Ninh Tịnh, phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đang làm thủ tục xin hiến tạng cho y học. Ít ai biết, quyết định dũng cảm trên được nhen nhóm lên từ người con bại liệt, nằm chỗ hơn 10 năm nay, em Nguyễn Võ Anh Tuấn (SN 1998). 

Ngọn lửa của Hải An tiếp tục lan toả hành động hiến tạng

L.Hà |

Những ngày qua, câu chuyện hiến giác mạc của bé gái 7 tuổi Hải An giúp 2 người sống trong bóng tối nhìn thấy cuộc đời tiếp tục làm lay động trái tim bao người. Một làn sóng đăng ký hiến tạng đã lan toả trong cộng đồng.

Từ câu chuyện cô bé 7 tuổi hiến giác mạc: Mở đường sống cho bệnh nhân suy tạng

hà lê |

Câu chuyện xúc động về cô bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội vừa hiến tặng giác mạc khiến hàng triệu trái tim xúc động, là tấm gương để nhiều người hiểu hơn ý nghĩa của việc ghép tạng.