Bạn đang ở: Trang chủ / Dịch thuật / Giới thiệu & trích đoạn BÀI HÁT CHÍNH TÔI

Giới thiệu & trích đoạn BÀI HÁT CHÍNH TÔI

- Walt Whitman & Hoàng Hưng — published 21/03/2016 00:00, cập nhật lần cuối 16/03/2016 00:23

Giới Thiệu Sách (*)


“SONG OF MYSELF – BÀI HÁT CHÍNH TÔI”


 Tác giả: WALT WHITMAN
Chuyển tiếng Việt: HOÀNG HƯNG
(NXB Hội Nhà Văn 2015)


bia-1
Bìa trước


HH
bìa gập sau

WW
bìa gập trước



"Song of Myself" is an epic not only of the author's self but also what is called "the American democratic self". This translation is in tribute of the 20 year Vietnamese-American relationship.

"Bài hát chính tôi" là bản hùng ca không chỉ về bản thể cá nhân tác giả mà còn về "bản thể dân chủ Mỹ". Bản dịch này là tặng phẩm kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.


I celebrate myself, and sing myself
and what I assume you shall assume
For every atome belonging to me as good belongs to you.

Tôi ca tụnh chính mình, và hát chính mình,
Điều tôi tin tôi nhận lãnh thì anh cũng tin và nhận lãnh
Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi cũng thuộc về anh.


Trích một số đoạn thơ trong 

“SONG OF MYSELF – BÀI HÁT CHÍNH TÔI”



5


I believe in you my soul, the other I am must not abase itself to you,

And you must not be abased to the other.

Loafe with me on the grass, loose the stop from your throat,

Not words, not music or rhyme I want, not custom or lecture, not even the best,

Only the lull I like, the hum of your valved voice.

I mind how once we lay such a transparent summer morning,

How you settled your head athwart my hips and gently turn’d over upon me,

And parted the shirt from my bosom-bone, and plunged your tongue to my bare-stript heart,

And reach’d till you felt my beard, and reach’d till you held my feet.

Swiftly arose and spread around me the peace and knowledge that pass all the argument of the earth,

And I know that the hand of God is the promise of my own,

And I know that the spirit of God is the brother of my own,

And that all the men ever born are also my brothers, and the women my sisters and lovers,

And that a kelson of the creation is love,

And limitless are leaves stiff or drooping in the fields,

And brown ants in the little wells beneath them,

And mossy scabs of the worm fence, heap’d stones, elder, mullein and poke-weed.



5


Tâm hồn ta ơi, ta tin ở ngươi, nhưng cái Tôi khác của ta không được hạ mình trước ngươi,

Và ngươi không được hạ mình trước cái Tôi khác ấy.

Hãy nhởn nhơ cùng ta trên cỏ, lỏng then cổ họng,

Không lời, không nhạc hay nhịp, tất cả ta đều không muốn, không tập tục hay bài giảng, không cả đến cái hay ho nhất,

Ta chỉ thích sự yên nghỉ, tiếng hừm hà giọng ngươi đã kìm bớt âm thanh.

Ta nhớ có lần chúng ta nằm trong buổi sáng mùa hè trong vắt,

Ngươi đặt mái đầu ngang hông ta và dịu dàng lật mình nằm úp lên ta,

Và cởi bỏ chiếc áo trên ngực ta, và rúc lưỡi vào con tim trần trụi,

Và vươn tay tới khi chạm vào bộ râu ta, và vươn tay tới khi nắm lấy

bàn chân ta.

Lập tức dâng lên và toả quanh ta sự yên bình và hiểu biết vượt qua mọi đôi co của Trái đất,

Và ta biết rằng bàn tay Thượng đế là lời hứa của chính ta,

Và ta biết rằng tinh thần Thượng đế là anh em của chính ta,

Và rằng mọi người nam từng sinh ra cũng là anh em ta, và mọi người nữ là chị em và người tình của ta,

Và một thanh sống của con tàu sáng tạo là tình yêu,

Và vô hạn là những chiếc lá cứng đơ hay héo rũ trên đồng nội,

Và những chú kiến nâu trong những hố nhỏ bên dưới đám lá ấy kìa,

Và những vảy rêu phong của hàng rào bé mọn, những đống đá,

cây cơm cháy và cây thương lục.


Sau khi tách khỏi những kẻ nhạo báng, cãi cọ và huyên thuyên, những kẻ đi đường và hay hạch hỏi, giờ đây nhà thơ nói với tâm hồn mình. Trong một hành động táo bạo bậc nhất ở TK 19, ông hình dung xác và hồn mình làm tình với nhau. Tiếp tục nhấn mạnh sự bình đẳng, ông khẳng định cả hồn lẫn xác không thể bị coi cái nào thấp kém hơn cái nào. Trong văn chương truyền thống, cuộc trò chuyện giữa thể xác và tâm hồn bao giờ cũng kết thúc bằng sự chiến thắng của tâm hồn, nhưng ở đây, xác và hồn gặp gỡ nhau trong cái ôm hôn ngây ngất và cho lẫn nhau căn tính. Những nhà thơ trước Whitman hình dung linh hồn là phần lâu bền của cái tôi, nó siêu việt thân xác khi thân xác chết đi, còn Whitman lại hình dung một sự hạ xuống (descendence) thay vì siêu thăng (transcendence). Chỉ khi nào hồn hạ xuống nhập vào xác, nó mới có được quyền lực vận hành trên thế giới; cũng như xác chỉ có được lý do để vận hành trên thế giới khi nó được hồn cấp cho năng lượng. Khó nói kiểu làm tình mà Whitman vẽ ra là kiểu gì khi ông gợi tả sự gặp gỡ giữa “cái Tôi” (I) của ông và “ngươi” (you). Phần huê tình nhất là phần hình ảnh kỳ lạ người tình cởi áo của diễn giả và “rúc lưỡi vào con tim trần trụi”. Bram Stoker, tác giả cuốn Dracula, cho rằng “… sự rúc lưỡi vào con tim có lẽ gợi ý sự gặp gỡ giữa tiếng nói và thân xác và tinh thần… và theo một nghĩa khác, nhà thơ và người đọc cũng gặp nhau trong một cái ôm hôn tình tứ, khi người đọc giờ đây nhận lấy những lời của nhà thơ đã ra đi”.

Và thế rồi, trong một đoạn thơ có âm hưởng Kinh Thánh, “sự yên bình và hiểu biết” tới với diễn giả, mọi cuộc tranh cãi của Trái đất tan biến trong thời khắc “như nhất” với cả Thượng đế với cỏ cây, với tất cả đàn ông, đàn bà và con kiến… Giờ đây diễn giả biết rằng thân xác và tinh thần của mình là một phần của Thượng đế, và mọi sự sáng tạo đều rung lên với “tình yêu”, tình yêu là “thanh sống” (kelson) của mọi sáng tạo, [kelson: thanh sống phụ của khung gỗ tàu thuyền - ND]

(Bình chú trên trang mạng của UIOWA)



6


A child said What is the grass? fetching it to me with full hands;

How could I answer the child? I do not know what it is any more than he.

I guess it must be the flag of my disposition, out of hopeful green stuff woven.

Or I guess it is the handkerchief of the Lord,

A scented gift and remembrancer designedly dropt,

Bearing the owner’s name someway in the corners, that we may see and remark, and say Whose?

Or I guess the grass is itself a child, the produced babe of the vegetation.

Or I guess it is a uniform hieroglyphic,

And it means, Sprouting alike in broad zones and narrow zones,

Growing among black folks as among white,

Kanuck, Tuckahoe, Congressman, Cuff, I give them the same, I receive them the same.

And now it seems to me the beautiful uncut hair of graves.

Tenderly will I use you curling grass,

It may be you transpire from the breasts of young men,

It may be if I had known them I would have loved them,

It may be you are from old people, or from offspring taken soon out of their mothers’ laps,

And here you are the mothers’ laps.

This grass is very dark to be from the white heads of old mothers,

Darker than the colorless beards of old men,

Dark to come from under the faint red roofs of mouths.

O I perceive after all so many uttering tongues,

And I perceive they do not come from the roofs of mouths for nothing.

I wish I could translate the hints about the dead young men and women,

And the hints about old men and mothers, and the offspring taken soon out of their laps.

What do you think has become of the young and old men?

And what do you think has become of the women and children?

They are alive and well somewhere,

The smallest sprout shows there is really no death,

And if ever there was it led forward life, and does not wait at the end to arrest it,

And ceas’d the moment life appear’d.

All goes onward and outward, nothing collapses,

And to die is different from what any one supposed, and luckier.



6


Một đứa trẻ hỏi Cỏ là gì? Bé đưa cho tôi hai tay hai nắm cỏ đầy,

Tôi biết trả lời bé thế nào? Tôi không biết cỏ là gì hơn bé.

Tôi đoán cỏ phải là lá cờ hiệu của tính khí tôi dệt từ chất liệu màu xanh đầy hy vọng,

Hay tôi đoán nó là chiếc khăn tay của Thượng đế,

Một món quà thơm và vật nhắc nhớ được cố tình buông xuống trần gian,

Bằng cách nào đó có tên chủ nhân trên góc chiếc khăn, ta có thể nhìn thấy và chú tâm, và hỏi Của ai thế nhỉ?

Hay tôi đoán bản thân cỏ là một đứa trẻ, đứa con của cây cối xanh tươi.

Hay tôi đoán nó là một chữ tượng hình đồng dạng,

Và nó có nghĩa là Đâm Chồi cả ở những vùng chật chội và những vùng rộng rinh,

Mọc giữa dân da đen cũng như da trắng,

Người Canada, người Virginia, người quyền quý, người tôi mọi, tôi cho tặng họ như nhau, tôi tiếp nhận họ như nhau.

Và giờ đây tôi như thấy nó là mái tóc đẹp của các nấm mồ không cắt tỉa.

Ơi lá cỏ xoăn, với em ta sẽ dịu dàng,

Có thể em là hơi thở ra từ những lồng ngực trai tráng,

Nếu biết họ có thể ta đã yêu họ,

Có thể em mọc từ những người già, hay từ những đứa con sớm bị dứt ra lòng mẹ,

Và ở đây lòng mẹ là em.

Cỏ thắm quá chừng đâu thể mọc từ đầu bạc mẹ già,

Thắm hơn râu phơ phơ lão trượng,

Thắm để mọc lên dưới những vòm miệng đỏ phai.

Ôi sau cùng thì tôi cảm nhận được quá nhiều cái lưỡi đang lên tiếng,

Và tôi cảm nhận được chúng không vô cớ mọc lên từ những vòm miệng.

Tôi ước sao mình có thể dịch những lời ám gợi về các chàng trai và cô gái đã qua đời,

Và những lời ám gợi về các lão ông và lão mẫu, và những cháu con sớm bị dứt khỏi lòng các cụ.

Bạn nghĩ những người nam già và trẻ đã ra sao?

Và bạn nghĩ những người nữ và trẻ em đã ra sao?

Ở đâu đó họ đang sống vui và khoẻ mạnh bình thường,

Chồi non nhỏ nhất cho thấy thực ra không có cái chết,

Và nếu như có cái chết thì nó đưa sự sống tiến lên chứ không đợi ở cuối đường để chặn sự sống,

Và cái chết ngưng khi sự sống hiện ra.

Và tất cả đi tới, lan ra, không có gì sụp đổ,

Và chết là khác với những gì ta tưởng, và may mắn hơn ta tưởng đấy mà.


Cỏ là gì?” “What is the grass?” Theo cách nào đó, tác giả bận tâm trả lời câu hỏi này trong suốt các đoạn thơ sau, và cuối cùng khiến ông đặt tên cho cả tập thơ là Leaves of Grass (Lá cỏ). Trong đoạn thơ này, tác giả hình dung cỏ có thể là rất nhiều thứ, nhưng trước tiên nó là ký hiệu của sự sống sinh ra từ cái chết. Cỏ cũng là những chiếc lưỡi của người đã khuất, là “chữ tượng hình đồng dạng”, một ngôn ngữ mã hóa, luôn luôn nói lên sự sống, khẳng định sự sống được tái tạo vĩnh hằng.


10


Alone far in the wilds and mountains I hunt,

Wandering amazed at my own lightness and glee,

In the late afternoon choosing a safe spot to pass the night,

Kindling a fire and broiling the fresh-kill’d game,

Falling asleep on the gather’d leaves with my dog and gun by my side.

The Yankee clipper is under her sky-sails, she cuts the sparkle and scud,

My eyes settle the land, I bend at her prow or shout joyously from the deck.

The boatmen and clam-diggers arose early and stopt for me,

I tuck’d my trowser-ends in my boots and went and had a good time;

You should have been with us that day round the chowder-kettle.

I saw the marriage of the trapper in the open air in the far west, the bride was a red girl,

Her father and his friends sat near cross-legged and dumbly smoking, they had moccasins to their feet and large thick blankets hanging from their shoulders,

On a bank lounged the trapper, he was drest mostly in skins, his luxuriant beard and curls protected his neck, he held his bride by the hand,

She had long eyelashes, her head was bare, her coarse straight locks descended upon her voluptuous limbs and reach’d to her feet.

The runaway slave came to my house and stopt outside,

I heard his motions crackling the twigs of the woodpile,

Through the swung half-door of the kitchen I saw him limpsy and weak,

And went where he sat on a log and led him in and assured him,

And brought water and fill’d a tub for his sweated body and bruis’d feet,

And gave him a room that enter’d from my own, and gave him some coarse clean clothes,

And remember perfectly well his revolving eyes and his awkwardness,

And remember putting plasters on the galls of his neck and ankles;

He staid with me a week before he was recuperated and pass’d north,

I had him sit next me at table, my fire-lock lean’d in the corner.



10


Một mình đi xa vào rừng núi hoang vu tôi săn bắn,

Thơ thẩn diệu kỳ thấy mình nhẹ nhõm hân hoan,

Trong chiều muộn chọn một điểm an toàn để ngủ qua đêm,

Nhen lửa nướng con thú săn vừa giết,

Ngủ thiếp đi trên đống lá gom cùng với chú chó yêu, và cây súng để bên người.

Con thuyền cao tốc1 giương buồm xé ánh lân tinh và bụi nước,

Mắt tôi định rõ đất liền, tôi cúi mình ở mũi thuyền hay sướng vui la hét trên boong.

Các thuyền viên và người đào trai dậy sớm dừng chân chờ đợi,

Tôi giắt ống quần vào giầy ống và đi hưởng một ngày vui;

Lẽ ra hôm ấy bạn phải ở cùng chúng tôi, quanh nồi hải sản.

Tôi thấy đám cưới người bẫy thú giữa trời vùng đất viễn tây, cô dâu là gái thổ dân da đỏ,

Cha nàng và bè bạn ngồi bên bắt chéo chân và lặng im hút tẩu, chân giận giày da đanh và tấm chăn dày rộng vắt vai,

Trên bờ sông người bẫy thú nằm ườn, vận đồ bằng da, chòm râu rậm và những cuộn tóc che kín cổ, chàng cầm tay cô dâu âu yếm,

Nàng có hàng mi dài, đầu để trần, những lọn tóc thô thẳng đuột buông xuống đôi tay gợi cảm và dài đến tận chân.

Người nô lệ bỏ trốn đến nhà tôi và dừng chân ngoài cửa,

Tôi nghe răng rắc cành cây ở đống củi khô,

Qua cánh cửa bếp đung đưa tôi thấy anh mỏng manh và yếu ớt,

Và tôi đi đến chỗ anh ngồi trên khúc gỗ và để anh vào nhà và trấn tĩnh anh,

Và mang nước đến đổ đầy bồn tắm cho thân thể mồ hôi và đôi chân thâm tím của anh,

Và cho anh một phòng nối liền với phòng mình, và cho anh quần áo thô sạch sẽ,

Và tôi rất nhớ đôi mắt đảo quanh và vẻ vụng về lúng túng của anh,

Và nhớ mình đã đắp cao lên những vết trầy trên cổ và mắt cá chân anh;

Anh ở với tôi một tuần trước khi hồi phục và đi lên phía bắc,

Tôi mời anh đến bên bàn ngồi cạnh, khẩu súng của tôi trong góc ngả dài.


Đoạn 10 cho chúng ta một loạt chuyến đi tưởng tượng tới miền Tây hoang dã, vùng biển, và cuối cùng là một trạm nghỉ trên con đường sắt ngầm – một lối đi của những nô lệ bỏ trốn. Cái “Tôi” của bài thơ giờ đây vượt ra khỏi những trải nghiệm có thật của tác giả, ông muốn rằng cái “Tôi Thơ” của mình đi khắp lục địa (để làm được điều đó, ông sử dụng những câu chuyện đã nghe kể và những bức tranh đã xem). Vậy là đoạn thơ ghi lại sự vượt qua các biên giới xã hội văn hóa của Hợp Chúng Quốc. Từ những năm 1840 tác giả Pháp Alexis de Tocqueville đã ghi nhận rằng có “ba chủng tộc ở Mỹ” – da trắng, da đỏ, da đen – với những tính cách khác nhau rõ rệt. Nhưng ở đây Whitman cho ta hai cảnh hợp chủng – người bẫy thú da trắng cưới một cô thổ dân Da Đỏ, và nhân vật “Tôi” tiếp đón một nô lệ da đen bỏ trốn [Tác giả viết bài này vài năm trước nội chiến, hồi ấy phía Nam nước Mỹ là vùng duy trì chế độ nô lệ nặng nề còn ở phía Bắc tinh thần bài nô là chính thống- ND]


11


Twenty-eight young men bathe by the shore,

Twenty-eight young men and all so friendly;

Twenty-eight years of womanly life and all so lonesome.

She owns the fine house by the rise of the bank,

She hides handsome and richly drest aft the blinds of the window.

Which of the young men does she like the best?

Ah the homeliest of them is beautiful to her.

Where are you off to, lady? for I see you,

You splash in the water there, yet stay stock still in your room.

Dancing and laughing along the beach came the twenty-ninth bather,

The rest did not see her, but she saw them and loved them.

The beards of the young men glisten’d with wet, it ran from their long hair,

Little streams pass’d all over their bodies.

An unseen hand also pass’d over their bodies,

It descended tremblingly from their temples and ribs.

The young men float on their backs, their white bellies bulge to the sun, they do not ask who seizes fast to them,

They do not know who puffs and declines with pendant and bending arch,

They do not think whom they souse with spray.



11


Hai mươi tám chàng trai tắm bên bờ sông,

Hai mươi tám chàng trai tất cả quá chừng thân ái;

Hai mươi tám năm sống đời đàn bà hai mươi tám năm sao quá cô đơn.

Nàng có ngôi nhà đẹp bên dốc bờ sông,

Nàng ăn vận giàu sang giấu mình sau mành cửa sổ.

Nàng thích nhất chàng trai nào trong số họ?

A, chàng trai thô kệch nhất cũng đẹp với nàng.

Nàng rời nhà đi đâu đấy? vì tôi trông thấy nàng rồi,

Nàng bì bõm dưới sông kia mà vẫn trong phòng đứng lặng.

Người tắm thứ hai mươi chín xuống cười đùa nhảy nhót dọc bãi sông,

Những người kia không thấy nàng, nhưng nàng nhìn thấy và yêu họ.

Những chòm râu trẻ trai nhánh nước, nước chảy theo mớ tóc dài,

Những dòng suối nhỏ chảy tràn thân thể.

Một bàn tay vô hình cũng lướt trên thân thể họ,

Run rảy đưa từ trán xuống cạnh sườn.

Những chàng trai nằm ngửa bập bềnh, bụng trắng phồng lên phơi nắng, họ không hỏi ai ôm siết thân mình,

Họ không biết ai phì phào và nghiêng mình cong ưỡn,

Họ không nghĩ mình bắn tung bọt nước sũng người ai.


Đoạn thơ gây nhiều tranh cãi cho đến tận bây giờ, ngay từ ý nghĩa bí hiểm của con số 28 (28 bang của Hoa Kỳ lúc ban đầu? 28 ngày là chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ? một con số thiêng của Ai Cập cổ?...). Có điều chắc chắn là ở đây tác giả tiếp tục tạo nên những sự vượt biên giới, lần này là biên giới giai cấp và giới tính. Người đàn bà giàu có, và chính vì giàu có mà bị ngăn cách khỏi cộng đồng; nàng không hề thoải mái trong tiện nghi vật chất của mình, và thèm khát một cách đau đớn được thoát ra để hòa đồng với đám trai tráng đang tắm truồng dưới sông. (Hình ảnh này đối nghịch với truyền thống phương Tây ghi nhận tật “voyeurism” – nhìn trộm – của nam giới và lên án tật xấu ấy, ở đây người chủ động là phụ nữ, và nàng hưởng thụ cảm xúc huê tình một cách vui sướng từ hành động nhìn trộm của mình). Hơn thế nữa, nàng trở thành người tắm thứ 29, và nhà thơ đàn ông quan sát nàng trở thành người tắm thứ 30, và người đọc – nam hay nữ - trở thành người tắm thứ 31 gia nhập trong tưởng tượng cuộc vui đùa phóng túng này. Đó là bài học của Whitman về việc trí tưởng tượng là một sức mạnh dân chủ đưa ta vượt qua các hàng rào tôn giáo, luân lý, quy phạm, giai cấp, kể cả định hướng tình dục, và buông mình theo dòng chảy của tư tưởng không phân biệt.



(*)    Nhà xuất bản Hội Nhà Văn; Nhà phát hành Phương Nam; khổ 20x20 cm, 256 tr. ;120.000 đ

1    “Yankee skipper”: Đúng nghĩa là “con thuyền cao tốc miền Bắc Mỹ”


Các thao tác trên Tài liệu

được sắp xếp dưới: Xuân Bính Thân
Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss