Bạn đang ở: Trang chủ / Biên khảo / Anh Bình Định, con chim én, và những đám khói

Anh Bình Định, con chim én, và những đám khói

- Nam Chi — published 01/10/2015 04:55, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:19

Anh Bình Định
con chim én
và những đám khói


Nam Chi



den tho
Đền thờ Nguyễn Huệ tại huyện Tây Sơn,
nay thuộc Nghĩa Bình, ảnh Võ An Ninh


Miệt Khánh Hòa có câu hát hay :

Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em

hay ở chỗ đơn giản, tình tứ, dịu dàng. Ngoài chữ thăm láy lại, hai câu thơ gồm mười hai chữ, đóng khung trong tình cảm gia đình : cha, mẹ, anh, em. Sáu chữ là tên tỉnh, những tỉnh giáp ranh dọc theo đất nuớc, với những âm vang “ hòa bình ", bình yên, những khát vọng muôn đời của người dân Việt. Còn lại hai động từ về thăm, mỗi lúc một thắm thiết. Thăm cha thành kính, thăm mẹ, hai phụ âm môi “ ” âu yếm quyện vào nhau, rồi thăm em, những nguyên âm “ăm ” “em ” lân cận quấn quít với nhau, như không rứt ra được. Nguời con trai – hay con gái – tôn trọng lễ nghi : thăm cha, thăm mẹ trước, rồi còn ngày giờ mới thăm em ; nhưng cả tình cắm dồn vào việc thăm em ở cuối câu, như là đối tượng chính của chuyến về thăm, thăm cha mẹ chỉ là bổn phận : phần hiếu nghĩa nhiều hơn, nhưng tình yêu như nặng hơn.

Còn một lối giải thích thứ hai, bằng lịch số và địa lý của đất nuớc, qua những giai đoạn Nam tiến khác nhau, lấy năm 1558 làm gốc, nghĩa là năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, rạch đôi sơn hà. Trước đó, lớp di dân vào lập nghiệp ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là người Bắc hay Thanh Nghệ : ra đi như thế là đi luôn, không hẹn ngày về. Sau đó, mãi đến năm 1611, Nguyễn Hoàng mới đánh Chiêm Thành mở ra tỉnh Phú Yên, người di dân chủ yếu là người Bình Định, vào làm ăn rồi cưới vợ Phú Yên, nhưng vẫn đi đi về về quê cũ giáp ranh để thăm cha mẹ, bà con. Đến đời sau, khi Nguyễn Phúc Tần mở ra tỉnh Khảnh Hòa, thì người dân Bình Định, Phú Yên lại tiếp tục Nam tiến, lẩy vợ Khánh Hòa nhưng vẫn đi đi về về:

Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em.

Lối giải thích thứ hai này là của ông Võ Phiến, người Bình Định, hiện sống ở Mỹ, trong tác phẩm “ Tùy bút ” mới xuất bản tại Mỹ1. Giải thích như vậy rất thú, vì người đọc vừa yêu câu ca dao, vừa yêu đất nước, quê hương ; khác với lối bình thơ đầu tiên, chỉ dừng lại ở kỹ thuật. (Nhưng nó có đúng không thì không chắc, hai chữ Khánh Hòa chỉ có từ năm Minh Mạng thứ 13 (1833), câu ca dao nọ chỉ thành hình vào giữa hay cuối thế kỷ XIX, lúc đó người Bình Định, Phú Yên có di dân thì đã đi xa hơn Khánh Hòa. Nhưng điều này không quan trọng lắm.).

"Tùy bút ” của Võ Phiến gồm hai phần : " Quê hương " gôm những bài viết về đát nước, đã được xuẩt bản tại Sài Gòn 1973, tái bản tại Hoa Kỳ 19762, và một số bài đã đăng báo (phần này chiếm hết chín phần mười tác phẩm) ; “Ly hương" là những bài viết về đời sống nước ngoài, đã xuất bản 19773.

Những bài tùy bút đã in hoặc đăng báo rời rạc vào những thời điểm khác nhau, nay in lại thành một tác phẩm dày dặn, mang một ý nghĩa và tầm quan trọng đảng lưu ý.

Võ Phiến là một nhà văn nổi tiếng – nay bị giới phê bình trong nước xếp vào loại phản động, nhưng đây lại là chuyện khác. “ Tùy bút ” là sở truờng của ông ; bằng một giọng văn đặc biệt, thân mật và linh hoạt, ông đã vẽ lại nếp sống của miền Nam trước1975. Ông mô tả nền văn hóa đa dạng của miền Nam, từ cách ăn cách mặc đến lời ăn tiếng nói, từ nhà cửa đến văn chương, từ con chim đến các loại cây, từ tỉnh này qua tỉnh nọ. Ông không làm việc này với cải nhìn khách quan của nhà xã hội học hay dân tộc học, ông sống nền văn hóa đó với tất cả rung động của từng mạch tim, từng thớ thịt, bằng những kỷ niệm sâu kín nhất lẫn với những suy tư thâm trầm nhất. Những tùy bút viết năm, bảy năm trước 1975 diễn tả những hoang mang, chua xót trước một xã hội đang đổi thay vì làn sóng văn minh Âu Mỹ ồ ạt xô vào. Nếu vào những năm 1930, có những nhà văn, những văn đoàn hô hào canh tân, bỏ nề nếp cũ, thì vào những năm 1960 tại miền Nam, không cần ai hô hào, đợt sóng Tây phương cũng phá vỡ những con đê bảo vệ văn hóa miền Nam. Võ Phiến thấy điều đó nên chủ tâm để tấm lòng ghi lại những phôi pha mà ông gọi là « chuyện bọt bèo ».

Tuỳ bút chỉ là một thể văn, như hàng chục thể văn thông dụng khác, ai muốn dùng vào việc gì thì dùng. Nhưng trong văn chương Việt nam, kể từ " Vũ trung tuỳ bút " của Phạm Đình Hổ, các tác giả vẫn dùng tuỳ bút để diễn tả nỗi u hoài trước một xã hội đang đổi thay. Phạm Đình Hổ viết " Vũ trung tuỳ bút " là để tiếc nuối " thời Long Đức, Vĩnh Hưu [đầu thế kỷ XVIII], phong tục còn hồn hậu hơn nhiều, còn từ chúa Trinh Sâm về sau, [...] tất cả lễ độ về giao tiếp, thù tạc, cư xử, đều bị bóp méo mỗi ngày một khác, đua nhau chuộng lạ [...] ; tập tục càng ngày càng kiêu bạc "4

Và nhân Võ Phiến, đọc lại Phạm Đình Hổ, ta thấy hai ông không xa nhau bao nhiêu, từ niềm băn khoăn, đến cách chọn đề tài. Trong dòng tùy bút “ Vang bóng một thời ” của Nguyễn Tuân, tự cái tên của nó, cũng đã nói lên tâm tư của tác giả – tuy lúc đó ông gọi tác phẩm này là tập truyện chứ không dùng chữ tùy bút. “ Hà Nội ba mươi sáu phố phường ” của Thạch Lam, “ Miếng ngon Hà Nội ” “ Thương nhớ mười hai ” của Vũ Bằng là niềm lưu luyến không nguôi trước cảnh vật đổi sao dời. Trong chừng mực nào đó, trong Võ Phiến, nỗi ray rứt còn sâu xa hơn. Tôi liều đưa ra một nhận xét riêng : vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970, ngoài sụ tấn công ồ ạt của văn minh Âu Mỹ đang lay quật gốc rễ của văn hóa miền Nam, Võ Phiến đã manh nha cảm thấy một cuộc đổi đời khác lớn lao hơn đang ló dạng, những thay đổi triệt để mà ông sẽ không được trực diện chứng kiến.

Võ Phiến mang tâm trạng cô gái trước khi về nhà chồng, còn ngoái lại nhìn những hình ảnh thân yêu, một lần cuối :

Ra đi ngó trước ngó sau
Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng.

Nhà mấy cột thì thiếu nữ đã biết rồi, cần gì phải ngó. Nhưng cô muốn thu lại trong tâm tư cả không gian thân thiết, rồi đây sẽ nhoè đi với thời gian. Giọng văn dí dỏm của Võ Phiến che giấu một tâm trạng xót xa, buồn bã và ngớ ngẳn.

Trong “ Tùy bút ”, cũng như trong tác phẩm khác của ông, Võ Phiến gợi lên đời sống tầm thường, của những con người tầm thường. A.Q. của Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao còn có nhiều nét đặc biệt ; anh Pha của Nguyễn Công Hoan, chị Dậu của Ngô Tất Tố đã sống trong cảnh éo le đặc biệt. Bản thân các nhân vật này, hay nghịch cảnh họ, là một thông điệp cho độc giả. Nhân vật Võ Phiến, những Bốn Thôi trong “ Thư nhà ”, Ba Thê Đồng Thờỉ trong “ Giã từ ”, Bốn Tản trong “ Đêm xuân trăng sáng ” là những con người không có gì đặc sắc đáng ta chú ý, đáng nhà văn mô tả. Trong cuộc sống hằng ngày, ta gặp hằng ngàn, vạn con người như thế, mà không thắc mắc rồi đây thân phận họ sẽ ra sao, khác với chị Dậu hay Chí Phèo, là những vấn đề đòi hỏi được giải quyết.

Trong “ Tùy bút ”, ta gặp lại cuộc đời bằng phẳng ấy, chỉ thiếu nhân vật. Hay nhân vật là Võ Phiến đang trương đôi mắt ngơ ngáo ghi nhận những đổi thay của xã hội, ở mức sống tầm thường nhất.

Ví dụ. về chuyện uống trà, không biết từ Phạm Đình Hổ, Nguyễn Tuân đến nay đã bao nhiêu người viết. Võ Phiến cũng lấy lại đề tài ấy, ông tả cách uống trà bình dân ở míền Trung (và miền Nam nữa) và ông tỉ mỉ hơn Thạch Lam trong " Hàng nước cô Dần ” giữa “ Hà Nội ba mươi sáu phố phường ” :

Trong chỗ dân dã thôn quê miền Trung, người ta gọi nó là lá chè, mà không gọi là trà. Uống trà Tàu là cái thú của hạng giàu sang ; người bình dân thì uống chè Huế.

Trà Tàu, pha theo lối Tàu. Trả Huế nấu lối Huể. Lối Huế không giống lối nấu chè tươi hay chè khô ngoài Bắc. Từ Huế lần vào các tỉnh nam phần Trung Việt, lối nấu chắc cũng có thay đổi ít nhiều.

Và đây là cách rót nước (tr. 162-163) :

A ! Cái công việc rót nước ấy là cả một nghệ thuật đấy. Hạ om thấp quá thì bát chè ít bọt ; đưa lên cao quá thì sẽ làm nổi lên nhũng quả bong bóng to tướng Bát nước kém bọt là hỏng, đã đành. Mà bọt nổi bong bóng lớn cũng là chuyện vụng về mà người nội trợ tự trọng phải cố tránh. Kể pha nước thông thạo biết chọn đúng cao độ cho om nưóc, biết rót xuống một dòng nước vừa phảỉ, không nghiêng trút mạnh quá khiến bọt không tụ được, lại còn biết di động miệng om để phân phối bọt cho đều khắp, biết ngắt dòng nước để rồi rót thêm chỗ này một chút chỗ kia một tí, bổ di kịp thời vào những khoảng trống không đẹp mắt, v.v. Đến khi mọi sự đã viên thành, kẻ ấy gặc miệng om một cái trước khi ngừng tay, biểu diễn sự hài lòng trong cử chỉ chấm dứt. Bát nước ngon lành phải thật nhiều bọt, đầy bọt, bọt hầu như phủ kín mặt nước, thứ bọt dẻo quánh lại, và nhỏ hạt.

Ông khách đón nhận bát nước, bưng trên tay, nhìn vào đám bọt tràn trề sung mãn mà không cầm lòng được. Bọt nước long lanh rạng rỡ phản chiếu khuôn mặt khách, lặp lại một vạn lần cái rạng rỡ ánh lên trong mắt khách. Nghịch ngợm, khiêu khích nhau đến thể thì không chịu được. Khách cúi đầu, chọn lựa một điểm thích nghi, chúm miệng thổi nhẹ để xua đuổi lũ bọt nước tránh giạt ra, dọn một khoảng trống vừa đủ chỗ đặt môi. (Dĩ nhiên, không một ai tính chuyện đớp mở bọt nọ vào bụng !).

Bị đuổi, lũ bọt vội vàng vẹt tránh ngay. Nhưng hễ khách vừa nhúng môi xuống thì tất cả bọn chúng liền ập tới, bám riết quanh mép. Mực nước càng xuống thấp chúng càng rủ nhau kéo đến dồn dập, chen nhau lấn nhau, vỡ nổ lèo xèo trên môi trên mép của khách.

Có thể khách không hay biết về những gì xẩy đến cho lũ bọt : khách đang ngon trớn mà. Và tất cả sự khoái thích của việc uống chè Huế là ở trong cái trớn ấy.

Rồi cái lối uống chè Huế, giản dị, khoẻ mạnh đó dần dà cũng mai một trước sự tiến bộ của khoa học : muốn pha chè Huế thì phẳi có cái om đất.

Om đất bây giờ biến mất trên thị trường. Om đất đã chết không kèn không trống, không một lời báo trước, vì vậy không ai được biết để mà phòng bị, tích trữ. Và một người đã uống chè Huế trong hơn nửa thế kỷ chẳng lẽ nay lại đi nấu chè trong cái niêu đồng ?

Tại sao không thể pha trà (hay chè) bằng cái niêu đồng, Võ Phiến không nói. Vì Phạm Đình Hổ, trong " Vũ trung tuỳ bút ", đã có giải thích cặn kẽ : « Gần đây lại có chế ra thứ siêu đồng cũng khéo, nhưng kim khí bị hỏa khí hấp hơi, thường có mùi tanh đồng, không bằng dùng siêu đất nung tốt hơn? Song các nhà quyền môn phú hộ lười không muốn pha lấy. Thường thường họ giao cho tiểu đồng pha phách tất cả, dùng siêu đồng cho tiện và lâu vỡ, như thế không phải bàn làm chi nũa. »5

Võ Phiến chua cay hơn Phạm Đình Hổ (tr. 161-168, bài viết tháng 12-72) :

Thời của trà vua chúa đã qua, đến thời chè om của dân dã cũng được chứ sao ? Bây giờ om cặp lại mất tích, rồi lại sắp hóa sinh ra thứ chè gì nữa đây ? cứ sự thể này thì chè om tính đi luôn vào lịch sử, không để lại thừa kế, không lưu vết tích. Thay thế cho nước chè, rồi có những thứ khác thiếu gi. Các người làm văn hóa dân tộc ngậm ống nhựa hút tùn tụt những ly pepsi, cola, v.v. không thấy đó sao ? Thật tốt thật, hợp vệ sinh.

[...] Bởi thế, trước khi bọt chè tan vỡ, tiêu tùng hểt, nên có đôi lời ghi chép về chút chuyện bọt bèo.

Đây là một đoạn văn tiêu biểu cho phong cách và dụng ý Võ Phiến. Viết “ Tùy bút ”, Võ Phiến đã khai triển những sở trường : óc nhận xét tình tường, khẳ nàng lý luận và tổng hợp bén nhạy, tinh vi, vốn kiến thức dồi dào về sách vở cũng như về cuộc sống. “ Tùy bút ” còn linh động ở chỗ tác giả sống bằng kỷ niệm hay rung động của mình, qua một giọng văn lúc nào cũng duyên dáng.

Phải có một nhãn quan tinh tường lắm mới thu được hình ảnh một quán hủ tiếu ở Cần Thơ (tr. 222-223) :

Hai tay ông ta thoăn thoắt chặt khúc xương, xắt lát thịt, gắp mớ ớt, múc nước từ trong thùng đổ ra tô, xóc xóc mớ hủ tiếu, rắc một tí tiêu bột, v.v. Tất cả bấy nhiêu cử chỉ đều rập ràng, hơi có vẻ nhún nhẩy. Mỗi cái quơ tay, cái nhấc lên hạ xuống đều như có gì quá mức một chút. Một cử chỉ bao hàm bẩy tám phần cần thiết, lại thêm vài ba phần thừa thãi, chỉ để cho đẹp mắt, để biểu diễn sự thích thú trong công việc. Một điệu vũ ca ngợi lao động. [...] Khi đã đủ một vợ một con bên mình, chủ quán điều động càng hào hứng :

- Bàn trong. Một nhỏ một lớn. Rồi ! Bưng.

- Bàn ngoài số một ; tô lớn, khô. Rồi ! Bưng bàn số một.

– Bàn số ba, tính tiền. Tám chục với ba lăm là trăm mười lăm. Trăm mười lăm với tám đồng là trăm hăm ba. Trăm rưỡi trù trăm hăm ba, còn lại...

Bà vợ nhắc :

- Hăm bảy.

- Hăm bảy. Nẻ.

- Tô nước, tô khô. Bàn số hai. Rồi !

[...] Những người ấy họ có cung cách làm việc giống nhau. Cung cách ấy gọi nó ra sao ? Tôi tìm một chữ để diễn tả ; tôi loay hoay tìm kiếm. A ! Đây rồi. “ Rụp rụp ”. Họ làm việc “ rụp rụp ”. Chữ nghĩa sao mà thần tình.

Với cái nhìn ấy, hành văn và lý luận ấy, Võ Phiến đã khai phá được những giá trị mới cho thể loại tùy bút. Nó không còn là thứ tiêu khiển kiểu cách của một từng lớp trưởng giả hoài cổ. Phải yêu cuộc sống hằng ngày và yêu những người lao động bình thường mới gạn lọc ra được những hình ảnh chắt chiu như thế.

*

Nói đến tình yêu cuộc sống dân dã, chúng ta không thể không nhắc đến địa vị của mắm muối trong “ Tùy bút ” Võ Phiến – từ những hũ mắm cua chua trong “ Thư nhà ” (1962), thuộc những trang đặc sắc của tác phẩm. Từ những con mắm mòi ám ảnh Võ Phiến từ thuở thiếu thời đến mắm tôm xay ở Gò Công : « Mắm cá Nghệ An, mắm sò Lăng Cô, mắm cá rãnh ở Phan Thiết, mắm ruốc Vũng Tàu, mắm trèn ở Châu Đốc, mắm thơm mắm mít ở miền núi, mắm cá đồng ở Hậu Giang mắm cua ở Bình Phú, đến cái thứ mắm cá linh bất đắc đĩ của Việt kiều trên đất Miên năm xưa " (tr. 249). Võ Phiến mong ước có một cuốn « toàn thư về mắm Việt Nam : đó là một công trình lập ngôn có mùi vị dân tộc không thể chối cãi ».

Ấy thế mà mắm dường như không có địa vị gì lớn lao trong văn chương. Nguyễn Tuân, trong một tùy bút nào đó, có kể : ông cùng một người bạn ở ngoại quốc về, ghé thăm một bạn khác làm tri huyện miền Trung. Ông huyện đãi khách bằng một bữa ăn toàn mắm, bảy tám thứ mắm. Nguời bạn mới “ hồi hương ” dùng không được, tên lính lệ phải đi làm một cái omelette. Thạch Lam chỉ mô tả nước mắm như một thứ nước chấm. Vũ Bằng có tả mắm rươi, như một món ngon đặc biệt miền Bắc. Chỉ ở Võ Phiến, mắm mới có địa vị bình thường của nó.

Những trang ông viết về cách thử nước mắm quê ông, mà ông còn nhớ, thật tuyệt vời (tr. 36) :

Ngày ấy, mỗi lẩn có gánh nước mắm bán dạo ghé vào nhà là cả một sự xôn xao. Bởi vì thường thường không một ai trong gia đình mà đủ tự tín vào tài nội trợ của mình để có thể một mình kiêu hãnh quyết định về giá trị một thứ nước mắm.

Người bán nước mắm dùng chiếc gáo nhỏ xíu làm bằng sọ quả dừa xiêm đẹt, chỉ lớn hơn thứ gáo của bạn hàng dầu vốn làm bằng sọ quả mù u, lớn hơn một chút thôi. Người hàng mắm vục gáo vào " thõng ”, múc lên lưng gáo, rót một tí vào cái chén con sạch sẽ, đưa mời. Cô tôi đón lấy chén, đưa lên mũi, ngửi qua, mắt nhìn ngưng lại giữa khoảng không, ngẫm nghĩ, thẩm định... Xong, một cách thận trọng, cô mới le lưỡi nhấm tí nước mắm. Rồi lặng lẽ trầm tư, cô trao cái chén về phía thím tôi...

Nhưng bà tôi sốt sắng, nóng nảy, đã vội vàng đưa tay vẫy gọi. Và thím chuyển ngay chén mắm sang bà. Lại ngửi, lại nếm. Sau đó, đến lượt thím tôi : lại ngửi, lại nếm...

Thím phát hiểu :

- Khá hơn thứ năm cắc kỳ trước.

Cô tôi tán đồng dè dặt :

– Nhấm qua thì nó dịu hơn, nhưng chị chiếp cho lâu lâu thử coi...

Bà tôi nhận định :

- Nè, mấy đứa thấy sao ? Cái màu kỳ này tao không vừa ý, mà mùi vị của nó cũng chưa đằm đâu.

Người bán hàng vội vã cười hề hề :

- Bà nói vậy, con chịu. Bà tài thật, không cãi vào đâu được. Thưa, lứa nước này thiếu nắng. Nó còn hơi “ sống ” đó mà. Thưa, bà mua xong, đem ra “ giang ” ít 1âu, nó bắt nắng, dậy mùi, thơm không thể tả. Màu nó cũng sẽ vàng óng lên chứ không như vầy đâu. Hề hề... Với bà thi cần gì phải bay vẽ, nhưng cái đó bà biết nét mằ. Hề hề...

Trong khi người bán hàng xoắn xuýt quanh bà, thì cô tôi thong thả trao đổi một nhận xét với thím :

- Nước kỳ trước, mới nhấp không thấy ngon lắm, nhưng thâm thẩm nó ngọt hoài trên lưỡi : càng chiếp càng ngọt. Nước kỳ này không có hậu. Chị nhớ không : năm ngoái mình cũng gặp phải...

Thím tôi vừa gục gặc nhè nhẹ, vừa bưng chén mắm lên nhắp lại một tí nữa để chiêm nghiệm. Người bán hàng tai nghe tiếng được tiếng mất những lời bàn tán thấp giọng giữa hai người đàn bà, liền quay lại, ngờ vục, can thiệp liền : « Thưa... thưa... v.v. ».

Nhưng nước mắm, một món ăn cơ bản và tầm thường như thế, cũng không chịu đựng nổi sụ công phá của văn minh tiến bộ. «Bây giờ không còn thứ nước thơm hơn thơm kém, thứ nước có hậu và không có hậu, v.v. chỉ có thứ nước bảy chất, tám chất... Mỗi chất là mộz phần trăm chất đạm. » (tr. 38).

Rồi Võ Phiển « con người quê kệch, sững sờ, nghệch người ra » trước một thay đổi giá trị như thế. Và dĩ nhiên là ông còn phải sững sờ nhiều lần nữa, trước những đổi đời khác, nhất là trong kiếp sống « phơ phất cỏ bồng » trên bước đường lưu lạc.

Võ Phiến là con người nhà quê. Chính ông nhiều lần xác định điều đó, không phải vì từ tốn, mà để giải thích tác phẩm mình. Nổi tiếng tại Sài Gòn trước 1975, ông vẫn lạc lõng trong xã hội “ hiện đại ” ấy. Trước làn sóng văn minh đô thị, hai chữ " nhà quê", ở ngôn ngữ nào, cũng đều mang một dư vang rẻ rúng. Nhất là ở Việt Nam, khi kẻ làm văn ồn ào chế giễu những Lý Toét, xã xệ, Bang Bạnh. Mãi đến sau 1954, dù người nhà quẻ đã tỏ ra khả năng làm nẻn lịch sử của họ, thì họ vẫn tiếp tục bị miệt thị. Trong giới văn nghệ Sài Gòn thời đó, Vũ Khắc Khoan không chịu được « những nhân vật lù tù mù » cđa Võ Phiến. Doãn Quốc Sỹ xếp văn chương ông vào hạng « tiểu thuyết nhà quê ».

Viết về đồng quê không khó. Nhưng nhìn cuộc sống bằng đôi mắt nhà quê mới là việc khó. Võ Phiến còn giữ được đôi mắt đó. Ông sống chung tình với vài ba kỹ niệm con con, nhưng đủ súc mạnh để làm động cơ sáng tác – trong khi ở các tác giả khác, kỷ niệm chỉ làm trang sức cho tác phẩm.

Võ Phiến suốt đời trung thành với hình ảnh con chim én thuở thiếu thời « trên ruộng lúa tháng ba vừa cắt xong » (tr. 75), rồi đi đến đâu ông cũng thiết tha với con chim én : Hà Tiên, Phan Thiết, Gia Nghĩa.

Ông nhớ đến những tàn cây trên những nẻo đường đã đi qua : « Mỗi thành phố có một thứ cây tiêu biểu. [...] Con đường từ Đà Nẵng đi Hội An phủ rợp bóng tre. [...] Sài Gòn với cây dầu. » (tr. 200) «Đà Lạt có cây anh đào. [...] ở Huế cây nhãn đứng dọc lề đường để chứng minh lòng tin cậy ở nết tốt của người dân một thành phố quý phái. [...] Đi Vũng Tàu về người ta nhớ nhũng cây bàng [...] Phượng Đà Nẵng màu đỏ hân hoan làm cho trời xanh, sông xanh như mở rộng thêm ra, như rạng rỡ thêm lên. » (tr. 202-203). Và « Thành phố Bảo Lộc phảng phất mùi hoa ngâu, hoa sói, hoa lài, với những khu vườn nhiều cây. » (tr. 289).

Ông vào tận Vĩnh Bình để tìm những cây lạ, những trái hiếm. «trái dừa sáp, trái giếc, trái quách, trái sa kê » (tr. 235) ; rồi còn theo dõi từ những quận Cầu Kè, Trà Cú số phận của cây sa kê ra tới Huế, do Gia Long đúa về trồng. Người đọc sẽ còn gặp trái măng cụt, sầu riêng ở miền Nam, trái vải miền Bắc, trái bòn bon, cau tươi của Quảng Nam, trái xoài tượng của Bình Định, Phú Yên, trái dưa hấu của Quảng Bình.

Đến đây chúng ta không thể không nhớ đến Nguyễn Tuân, người yêu thảo mộc và rất sành về cây, người thuộc cây Hà Nội đến con số lẻ. Hà NỘi đẹp nhất về cây, tiếc rằng Võ Phiến không có cơ hội nhắc đến. Chúng ta lại nhớ đến “Nhà đồi ” của Quang Dũng, tập truyện ký mang dáng dấp tùy bút, một không gian mát rượi bóng cây tình người. Trong " Vũ trung tùy bút " Phạm Đình Hổ có nói đến hoa lan, trong những trang hàm súc.

Khi mô tả đời sống hay phong cảnh,Võ Phiến thường đưa ra nhiều nhận xẻt lý thú : đó cũng là một đặc điểm của thể văn tùy bút. Ông đã so sánh lối sống giữa thôn quê và đô thị, giữa phuơng Đông và phương Tây, giữa người Việt và người Tàu, người Nhật ; ông có những nhận xét nhạy bén về ngôn ngữ, về văn học. Ví dụ, tiếng Việt có ít chữ về tật bệnh. phải mượn chữ Hán, nhưng rất giàu từ vựng về bệnh... ghẻ : « ghẻ nước, ghẻ ngứa, ghẻ tàu, ghẻ bọc, ghẻ phỏng, ghẻ hờm, ghẻ ruồi, ghẻ cóc, ghẻ cái, ghẻ đen, ghẻ khoét, v.v. » (tr. 66). Về nội tạng, chúng ta nhiều chữ chỉ phần dưới, « lá mía, lá lách, ruột non, ruột già », còn phần trên cơ thể lại dùng chữ Hán. «phổi, tim, gan ».

So sánh lối sống giữa người Kinh và người Thượng, ông có nhận xét lý thú : người đàn bà Thượng địu con trên lưng còn người Việt bồng hay bế con trên tay, nghĩa không còn tay nào để làm việc khác : «Ngay từ thời cổ ( từ thời chưa tách biệt với người Mường), chúng ta đã miễn công tác cho người chăm sóc trẻ con. Người ấy là bà mẹ, cũng có thể là ông nội, bà nội, là ông bác, bà cô già, v.v. Chúng ta sắp xếp lối sống trong gia đình thế nào mà luôn luôn có hạng được nghỉ ngơi, ở nhà trông coi vườn tược, con cái. » (tr. 280).

Ông đưa ra nhiều giả thuyết như vậy, điều ta ít thấy ở các tác giả tùy bút khác.

Quê hương qua tùy bút của Võ Phiến không phải lúc nào cũng êm đềm như một buổi chiều quê, vui vẻ như một phiên chợ. Nó cũng mang những vết thương của thời cuộc, như trong mọi thể văn khác.

Võ Phiến đã nhắc đến nhiều món ăn miền Nam, không nhất thiết là những miếng ngon, vật lạ. Khi viết về những món ăn. Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam đều cho ta cái cảm giác họ là những người sành ăn. Võ Phiến thì khác. Ông có thể say sưa viết hàng chục trang dài về cái bánh tráng chay của quê ông. « Cái đặc biệt Bình Định là lối ăn bánh tráng cuốn mà không cuốn gì cả, không có nội dung ! Tức là bánh tráng thuần túy... Thật vậy, cái đặc biệt ở đây chính là chỗ dởnhất ấy. » (tr.154-155). Lối viết như vậy cho người đọc cảm giác được sống thật với tác giả. Thích một món ăn không nhất thiết phải vì nó ngon ; cũng như yêu một người đàn bà không nhất thiết vì họ đẹp. Vũ Bằng viết “ Thương nhớ mười hai ” hay đến độ người đọc hoài nghi không biết những món ngon miền Bắc có đúng như vậy không. Võ Phiến thì nói ngược lại : «Đi tìm một lối ăn bánh tráng cho thật dở thì chỉ cần đến Bình Định » (tr. 154). Người đọc mỉm cười trước lối đùa nghịch âu yếm của Võ Phiến đối với quê hương ông.

Phở có những quy luật tối thiểu của nó. Nhưng quy luật mà thành văn là nhờ có Nguyễn Tuân và Vũ Bằng. Còn không có món ăn nào có thể trông cậy vào Võ Phiến để đi vào văn học, tuy là ông đã nhắc đến không biết bao nhiêu món : từ những món đã mất hẳn như cao lầu Hội An, đến bún bò Huế, mỳ Quảng, hủ tiếu Mỹ Tho, bún nước lèo Sóc Trăng, Bạc Liêu, bún tằm bì Chương Thiện, cháo tẩm giò heo trên bến Ninh Kiều, hủ tiếu bò sa tế ở Cà Mau.

Có lẽ ông dừng lại lâu nhất ở món bún bò Huế. Vào những năm 1960, chỉ có một hiệu bán bún bò Huế ở Sài Gòn, trong một hẻm Lê Văn Duyệt, mãi về sau này mới phổ biến. Võ Phiến tự hỏi : «Phải chăng có một làn sóng người Huế, người Quảng Trị dồn dập tràn vào Nam sau các biến cố Mậu Thân và mùa hè 1972, bún bò Huế mới gặp thời cơ thuận lợi ? Có thể lắm, phở Bắc tràn vào Nam theo làn sóng di cư sau cuộc chia cắt đất đai năm 1954 ; bún bò Huế lan rộng ở Sài Gòn sau một mùa xuân và một mùa hè máu lửa. Mỗi món ăn là một cái tội.» (tr. 87). Rồi một hôm, bên hông chợ Cheo Reo, tác giả ngạc nhiên thấy đĩa giá sống đi kèm tô phở, tại thị trấn Cao nguyên người Kinh ít hơn người sắc tộc, và đa số người Kinh là gốc Bắc, gốc Trung. Tác giả « hỏi ra thì đó là cái điềm chiến tranh. Lính [...] lên xứ Thượng, tạo ra cơ hội làm ăn cho nhiều đàn bà con gái lên theo. Rồi cọng giá cũng được tháp tùng. » (tr. 88).

Một cọng giá, một sự sống chưa thành hình đã mang trong định mệnh bao nhiêu là đau thương của lịch sử. Chung quanh tôi, vẫn còn những người. trong lời nói và cẫ trong văn chương, đùa cợt với cọng giá sống.

Rồi Võ Phiến lại có lời tiên tri độc điạ này : «Rồi mai kia, trong các thế hệ con cháu được sống thời an lành, nếu có kể tằn mằn lần dò theo dõi bước phiêu lưu của từng món ăn từ địa phương nọ sang địa phương kia, kẻ ấy sẽ tha hồ nhận thức về những cái tang thương của đất nước dính tiền với những phiêu lưu ấy. » (tr. 88).

Rồi mai kia... thế hệ con cháu... sống thời an lành... không biết Võ Phiến, đọc lại văn mình, có bao giờ... thổn thức ?

" Tuỳ bút ” của Võ Phiến là một tác phẩm quan trọng được in – dù là in lại, trong phần lớn – ở nước ngoài. Về lâu về dài nó sẽ có giá trị như " Vũ trung tuỳ bút" của Phạm Đình Hổ hay " Vang bóng một thời " của Nguyễn Tuân, vì ngoài giá trị văn chương, nó ghi lại những hình ảnh phôi pha của một đất nước, quê hương đang thay đổi.

Điều đáng quý là ông làm việc ấy không có chủ tâm. Nhờ đó mà ta có những trang sách hồn nhiên, những tư lự vô tư, những chữ nghĩa không mang một “ thông điệp ” nào cả của tác giả. Một thứ văn chương không có ý đồ, không có tham vọng, đã vẽ lên không trung khuôn mặt ngây thơ của một quê hương vô tội. Đối với dăm ba bạn bè thân, tôi có đề nghị nên mua cho được một tập “ Tùy bút ” của Võ Phiến, để trong nhà ; bao giờ mình tự thấy nhớ mình thì đem ra nhẩm nha vài trang, để tìm lại trên chân trời tưởng nhớ vài đám khói, như ở Kiến Tường, Gia Nghĩa, một tiền kiếp mơ hồ nào đó :

« Chao ôi, nhũng đám khói đốt cỏ ở chân trời, trong nắng trưa, sao mà xúc động, cảm hoài. Những đám khói kể lể nỗi niềm bao la cuối một chân trời mênh mông. Đứng him mắt mà trông : khói lặng lờ, không vội vã, khói bát ngát, nhẫn nại, xa vời : hàng giờ hàng giờ khói toả, vừa hiền từ vừa mơ mộng... Và trong giấc mơ, không gian mênh mông càng vắng lặng, khói toả càng chậm, càng bát ngát... » (tr. 256).

« Cũng trong khi thần trí lơ mơ, loáng thoáng qua đầu hình ảnh một lằn khỏi đốt rẫy uể oẳi, như đang mẳi miết trầm ngâm hồi tưởng về trăm nghìn câu chuyện huyễn hoặc của một cuộc sống núi rừng từ muôn vạn năm xưa... Hồi tưởng vu vơ trên những từng sợ khói mỏng rã dần, rã dần, tự xóa trong không. Khói xanh âm thầm tỉ tê với trời xanh về một quá khứ xa vời. »(tr. 292).


Nam Chi

Noel 1986



(1) Tùy bút ; nxb Văn nghệ, California. 1986.

(2) Đất nước quê hương ; nxb Người Việt, Iowa, 1976.

(3) Ly hương ; nxb Người Việt, Iowa, 1977, viết chung với Lê Tất Điều.

(4) Vũ trung tùy bút ; nxb Văn học, Hà Nội, 1972, tr. 74.

(5) Vũ trung tùy bút , như trên, tr. 45.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss