Điểm sách 06-2009
Điểm sách
Đại
tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên
Giáp,
Đại tướng của Nhân dân
và của Hòa bình
&
Ký
ức Hà Nội
Bùi Trọng Liễu
Vừa nhận đựợc 2 cuốn sách do người từ trong nước gửi cho, tôi có đọc và xin có vài lời giới thiệu qua cách nhìn của tôi.
1/ Cuốn thứ nhất là cuốn « Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Đại tướng của Nhân dân và của Hòa bình », nxb Lao động 2009, in ra đầu năm 2009 (nhưng biên soạn từ cuối năm 2008), vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho ông Giáp (20-1-1948), đồng thời để kỷ niệm ngày sinh thứ 97 của Đại tướng, người « Anh cả của quân đội ». Cuốn sách ngắn, 239 trang, khổ 13x19, gồm 4 phần :
Phần 1 : Giới thiệu tuổi trẻ và những năm tháng cuộc đời của Đại tướng, gồm những tư liệu gốc, tư liệu chuẩn xác như các bản Sắc lệnh, vv.
Phần 2 : Gồm những bài của các tướng lĩnh, các nhà cầm quyền, các nhà nghiên cứu, cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân viết về Đại tướng.
Phần 3 : Gồm những bài viết của các nhà nghiên cứu, bạn bè thế giới đối với Đại tướng.
Một số bài đã được đăng trên báo trước đây.
Phần 4 : Là phần phụ lục, giới thiệu một số trong hơn 200 câu đối, bài thơ mừng thọ Đại tướng của các cơ quan, đoàn thể, các địa phương, các cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ …
Cuối cuốn sách còn có 6 tấm hình, gồm bức chụp buổi lễ « Tặng Đại tướng, Kiếm và Trống đồng, vào tháng 8-2008), bức chụp Đại tướng tiếp Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ (cũng tháng 8-2008), 1 ảnh chụp bức đại tự chữ « Thọ », 1 ảnh chụp bức Trướng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình mừng nhân dịp 90 năm ngày sinh của Đại tướng, 1 ảnh chụp bức Trướng mừng thọ Đại tướng của Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân Thái Nguyên.
Và bức ảnh thứ sáu là …– (điều ngạc nhiên và hân hạnh cho tôi, Liễu) – bức chụp tấm bia chữ quốc ngữ và chữ nôm khắc bài thơ 8 câu lục-bát tôi tặng Đại tướng năm 1996.
Nội dung bài thơ thuở ấy như sau :
1.
Trời Nam đâu được mấy ai,
2. Thư sinh mà
lại sẵn tài lược thao.
3.
Ra quân dưới ngọn cờ đào.
4. Điện
Biên sấm sét thuở nào còn
vang.
5. Sao vàng
chói lọi hào quang .
6.
Mùa Xuân Toàn thắng sử vàng
ghi công.
7.
Từ xa nâng chén rượu hồng
8.
Mừng rằng : hậu thế sẽ trông
gương lành.
Bài thơ làm cách đây đã 13 năm. Giả thử như có thể viết lại cho ngày nay, sau khi Đại tướng có 3 bức thư ngỏ gửi Quốc hội và các nhà cầm quyền, thì tôi xin « cài » sau câu 6, bốn câu sau đây :
Tuổi
trăm vẫn tạc chữ « đồng »,
Để còn
ngân mãi tiếng cồng Tây nguyên,
Quốc phòng
cùng với tài nguyên,
Ba
thư nhủ giữ vững bền non sông.
Cuốn sách in có 1000 bản, nghe nói trong nước không còn để bán. Không biết có bán ở nước ngoài không.
Phụ chú : Bức hình ghi chú là « Thư » của Bùi Trọng Liễu … Nhân vui, xin hỏi ai biết rõ tiếng Việt ngày nay, hình như tiếng Việt còn phân biệt rõ ràng « thư » và « thơ » ? Thuở nhỏ về quê, tôi có nghe mấy ông đồ đọc đùa : « Tam hoàng ngũ đế chi thư ; có anh nhớ vợ ngồi thừ mặt ra », thì chữ « thư » thuở đó mang nghĩa là « sách ». Hay là mấy câu ghép chữ thành vần của tôi không đáng gọi là « thơ » ?
*
2/ Cuốn thứ nhì là cuốn song ngữ Việt và Pháp, đầu đề là Ký ức Hà Nội (Nouvelles de Hanoi), nxb Thế giới, 2008, do sáng kiến của Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace-Centre Culturel Français) tại Hà Nội và của hội « Giúp đỡ Việt Nam » (association « Coup de pouce Vietnam »), xuất bản với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn sách 125 trang phần tiếng Việt và 129 trang phần tiếng Pháp, dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, hay ngược lại.
Cuốn sách tập hợp 15 bài đoạt giải cuộc thi viết truyện ngắn về Hà Nội, 15 tác giả già, trẻ, nam, nữ, Việt, Pháp, Thụy sĩ, có người đang sống ở Việt Nam, có người đang sống ở nước khác. Đó là :
Truyền
thuyết về các hồ Hà Nội
(Nguyên thị Thu Hiền, quốc tịch Việt
Nam).
Chuyến
đi cuối cùng
(Soazig Bouju, quốc tịch Pháp).
Hà
Nội trở về từ hồi ức
(Olivier Renard, quốc tịch Pháp).
Gánh
nặng
(Margarita Van der Borght, quốc tịch Pháp).
Một
ngày, đất nước quê hương
(Daniel Fattore, quốc tịch Thụy sĩ).
Chiếc
áo bông
(Nguyễn Hạc Đạm Thư, quốc tịch
Việt Nam).
Đom
đóm
(Ngô Bắc Tuấn, quốc tịch Việt
Nam).
Xa
lạ
(Catherine Ban, quốc tịch Pháp).
Thư
gửi hương hồn Cha tôi người Hà
Nội
(Nguyễn Thị Kiều Tiên, quốc tịch
Pháp).
Nhà
địa chất học
(Arno Baude, quốc tịch Pháp).
Giọt
nước
(Justine Valdenaire, quốc tịch Pháp).
Hà
Nội trong tim tôi
(Nguyễn Giáng Hương, quốc tịch
Việt Nam).
Bói
đêm trong thành phố
(Salêm Marrav, quốc tịch Pháp).
Cá
hương Hà Nội
(Bruno Huckel, quốc tịch Pháp).
Đã
bao giờ ?
(Nguyễn Đặng Tuấn Minh, quốc tịch
Việt Nam).
Sách in 1000 bản, khổ 12x20, dễ đọc, văn giản dị, có bài viết khá cảm động về những cuộc chia li, đợi chờ, từ thuở nào… Tôi không biết có bán ở nước ngoài không.
21-6-2009
Các thao tác trên Tài liệu