Giới thiệu sách BẢN SẮC ẨM THỰC VIỆT NAM
Giới
thiệu sách
Bản sắc Ẩm thực Việt
Nam
Trần Nam Bình
Nguyễn Nhã chủ biên
Nhà xuất bản Thông tấn,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, 274 trang, giá 250.000 Đ
Theo
gót chân người Việt, các món
ăn Việt Nam đã lan tràn khắp thế
giới. Tại nhiều quốc gia, các thức
ăn thuần tuý Việt Nam như nem (chả
giò), gỏi cuốn, phở... đã trở
thành các món rất quen thuộc trong
công chúng. Tuy nhiên, sự hiểu biết
của người nước ngoài, cũng
như nhiều người gốc Việt, thường
chỉ giới hạn trong vòng một số
nhỏ các món ăn hay cách nấu
những món này. Tuy nhận thức rằng
các món ăn Việt Nam dùng ít
dầu mỡ và nhiều rau thơm (so với
thức ăn Á châu khác, thí dụ
như của người Hoa), nhưng
ít người nhận thức rằng ẩm
thực Việt Nam thể hiện tinh thần lấy
tự nhiên làm gốc. Cách biến
chế và thưởng thức đồ ăn
Việt Nam luôn nhấn mạnh vào sự
cân bằng hài hoà tự nhiên, rau
thơm tươi sống thêm bớt tuỳ
theo khẩu vị và nhu cầu cơ thể
từng người. Vì thế, trong ngôn
ngữ Việt, thức ăn không những cần “ngon”
mà còn phải “lành”
nữa. Một mặt khác, sự sản xuất
và chế biến thức ăn, thức uống
Việt Nam hiện nay thiếu sự chuẩn hoá
của công nghiệp. Do đó, nhà
hàng Việt Nam ngay tại Việt Nam cũng
như trên toàn thế giới chưa được
xếp hạng theo những tiêu chuẩn “ngon”
và “lành” nói trên. Nói
chung, đứng về phương diện kỹ
nghệ và du lịch, thực phẩm và
món ăn Việt Nam chưa phát huy được
hết tiềm năng.
Trong cố gắng nghiên cứu việc định hình và phát huy bản sắc ăn uống Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Ẩm Thực Việt Nam đã chính thức ra mắt sách Bản sắc Ẩm thực Việt Nam tại Nhà hàng Lá Thơm (Sài Gòn) ngày thứ sáu 27/2/2009 vừa qua. Đây là bước đầu của chương trình xây dựng lý luận cho văn hoá ẩm thực Việt Nam cũng như các chuẩn thực đạo Việt Nam, ngon lành sạch. Sách Bản sắc Ẩm thực Việt Nam là tập hợp các công trình nghiên cứu đa dạng của nhiều học giả uy tín. Chủ biên sách là Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một tên tuổi quen thuộc qua các công trình đáng kể như chủ nhiệm/chủ bút Tập san Sử địa, luận án về chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các hoạt động văn hoá truyền thống như ca trù, hát thơ, văn hoá ẩm thực.
Trần Nam Bình
UNSW, Sydney
2/3/2009
Có bán tại :
-
Nhà sách Xưa & Nay, 181 Đề Thám , Q.1 TPHCM
Nhà hàng Lá Thơm, 778/45 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TPHCM
Nhà hàng Phú Xuân, 128 Đinh Tiên Hoàng , Q.1, TPHCM
Địa chỉ liên lạc : 191/1D Trần Kế Xương, P7, Q. Phú Nhuận, TPHCM
Liên lạc : Ông Nguyễn Mạnh Hùng
ĐT: (84)
3 551
2662 / Fax : (84) 3 551
2663
Email : viennghiencuuamthucvietnam@gmail.com
-
Mục lục sách Bản sắc Ẩm thực Việt Nam :
Chương I : VĂN HÓA
ẨM THỰC
VÀ CÁC YẾU TỐ
ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ
Nguyễn
Nhã : Các
yếu tố địa lý, lịch sử ảnh
hưởng đến ẩm thực Việt Nam
Trần Quốc Vượng
: Văn hóa ẩm thực
trên nền
cảnh môi trường sinh thái, nhân
văn Việt Nam ba miền Nam, Trung, Bắc
Nguyễn Tiến Hữu :
Ý thức môi trường
sinh thái
trong văn hóa ẩm thực của
các dân tộc thiểu số
Việt Nam
Nguyễn Văn Dương
: Ăn uống trong ngôn
ngữ
Nguyễn Nhã : Ăn
uống trong thời kỳ đổi
mới, hội nhập vào thế
giới
Nguyễn Nhã : Chiến
lược định hình và phát
huy bản sắc Việt Nam trong ăn uống
Chương II : THỰC ĐẠO VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Nguyễn
Nhã : Thực
đạo Việt Nam
Trần Văn Khê : Nghệ
thuật nấu bếp và ăn
uống của người Việt
Bùi Quốc Châu :
Văn hóa ẩm thực Việt
Nam & thực đạo
Trương Thìn : Sống
để ăn
Chương III : VĂN HÓA
ẨM THỰC VỚI
VĂN HÓA
VÙNG, MIỀN Ở VIỆT NAM
A. Những nét đặc trưng văn hoá ẩm thực miền Bắc
Nguyễn
Hà : Tinh hoa ẩm
thực đất Bắc
Băng Sơn : Quà Hà
Nội và người Hà Nội
ăn quà
B. Những nét đặc trưng văn hoá ẩm thực miền Trung
Hoàng
Phủ Ngọc
Tường : Mấy đặc trưng
của văn hóa ăn vùng Huế
Hoàng Ngọc Thương
: Bánh đào tiên, đặc
sản
mùa xuân Huế
Phan Tôn Tịnh Hải :
Các món ăn đặc trưng Huế
Nguyễn Văn Xuân :
Ẩm thực truyền thống
Quảng Nam
C. Những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam
Hoàng
Xuân Việt :
Tính tổng hoá bản
sắc Việt
Nam trong ẩm thực Nam Bộ
Sơn Nam : Thực chất
và biến dạng của các món ăn
Nam Bộ
Nguyễn Chí Bền :
Bản sắc văn hoá từ
các
món ăn dân dã của người Việt Nam ở Nam Bộ
Chương IV : TỪ
ẨM THỰC CUNG ĐÌNH
ĐẾN
ẨM THỰC DÂN DÃ
Hoàng
Anh Trần Đình
Sơn : Kiểu cách ăn
uống cung
đình và dân dã ở Huế
xưa
Trần Viết Ngạc :
Thử tìm hiểu ăn uống
cung đình nhà Nguyễn qua Đại
Nam Hội Điển Sự Lệ
Phan Thuận An : Tản
mạn
về chuyện ăn uống của
các vua nhà Nguyễn trong hoàng cung
Huế
Nguyễn Xuân Hoa : Thực
phổ Bách Thiên và 100 món ăn
nấu theo lối Huế
Chương V : VĂN HOÁ
ẨM THỰC VỚI
PHONG TỤC Ở
VIỆT NAM
Hồ Thị
Hoàng Anh :
Mâm cỗ truyền thống
của
người Việt
Nguyễn Nhã : Mâm
cỗ ngày Tết
Nguyễn Nhã : Mâm
cỗ giỗ và cúng Đình
Nguyễn Nhã : Tiệc
cưới & tiệc đãi quốc
khách
Toan Ánh : Tục ăn
trầu
Phạm Hi Tùng : Hút
thuốc Lào
Chương VI : NHỮNG
MÓN ĂN
ĐẶC TRƯNG VIỆT NAM
Nguyễn
Lân Đính
: Tính đa dạng của các
món ăn
đến lương thực cơ bản trong ẩm
thực Việt Nam
Dzoãn Thị Cẩm Vân
: Mắm và nước mắm, nước
chấm
trong đời sống của người Việt
Nguyễn Nhã : Tính
thuần Việt trong một số món ăn
độc đáo của Việt nam
Bùi Minh Đức : So
sánh bún bò và phơ
Nguyễn Nhã : Món
ăn bữa cơm gia đình
Chương VII : MÓN ĂN BÀI THUỐC
Nguyễn
Lân Đính
: Cách ăn uống của
người
Việt Nam về mặt văn hóa
và giá trị dinh dưỡng
Bùi Kim Tùng : Món
ăn bài thuốc
Bùi Quốc Châu :
Ẩm thực dưỡng sinh
theo lối
Việt Nam
Lưu Dzuẩn : Thực
phẩm chức năng ở Việt
Nam
Chương VIII : NHỮNG
VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT
NAM
Đào
Hùng : Ẩm
thực học là gì ?
Trần Đình Sơn
: Thưởng trà theo
một truyền
thống Việt Nam
Nguyễn Nhã : Trà
đài và cách uống trà Việt
Nam
Nguyễn Tiến Hữu :
Bếp cà ràng và các dụng
cụ
ẩm thực Việt Nam
Nguyễn Nhã : Từ
gốm sứ truyền thống đến gốm
sứ hiện đại trong ẩm thực Việt
Nam
Nguyễn Lân Đính
: Rượu và sức khoẻ
Nguyễn Nhã : Rượu
Việt
Phạm Ngọc Trác :
Vấn đề an toàn thực
phẩm
Nguyễn Nhã, Hoàng
Ngọc Thương và Đỗ Minh Triết
: Công tác đào tạo đầu
bếp
Việt và Ẩm thực du lịch
Các thao tác trên Tài liệu